Bị vảy nến nên bôi thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe cũng như thể trạng người bệnh mà việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị cũng khác nhau. Để có những thông tin cụ thể hơn về vấn đề này, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây!

Vảy nến là gì?

Vảy nến là bệnh lý liên quan đến những sai lệch về đáp ứng miễn dịch, dẫn đến hệ thống miễn dịch chống lại chính những cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này xuất hiện khi hệ miễn dịch bị rối loạn, mất khả năng nhận diện những tác nhân gây hại.

Bệnh vảy nến thường xuất hiện ở phần khớp, như khuỷu tay và đầu gối, cũng có thể gặp ở bất kì đâu trên cơ thể như: Cổ da dầu, tay, chân, mặt,... Ở mỗi người, các triệu chứng bệnh vảy nến có thể khác nhau và còn phụ thuộc vào từng loại bệnh. Những dấu hiệu phổ biến nhất bao gồm:

- Trên da xuất hiện những mảng vảy trắng bạc, có khi tấy đỏ, sần sùi, viêm loét.

- Có cảm giác ngứa ngáy và đau rát xung quanh vùng da đóng vảy.

- Da bị khô nẻ, dễ nứt và chảy máu.

- Móng tay dày lên do tăng sừng.

- Sưng, đau khớp,… thường gặp vào buổi sáng.

 Biểu hiện của bệnh vảy nến trên tay

Biểu hiện của bệnh vảy nến trên tay

tuvan

>> Xem thêm: Bị vảy nến nhẹ - Làm sao để điều trị dứt điểm?

Đâu là nguyên nhân gây nên bệnh vảy nến?

Cho đến nay, bệnh vảy nến vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, tình trạng này có liên quan mật thiết đến một số lý do sau:

- Sự suy giảm và rối loạn miễn dịch: Bình thường, hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ nhận diện những tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, nếu phát hiện thấy nguy cơ gây hại thì hệ miễn dịch sẽ lập tức “cử” các tế bào bạch cầu đi “tiêu diệt” những yếu tố này. Tuy nhiên, vì nguyên nhân nào đó khiến hệ miễn dịch bị rối loạn chức năng, dẫn đến tấn công nhầm các tế bào biểu bì khỏe mạnh, làm những tế bào này tăng sinh một cách bất thường, chúng sinh ra và chết đi chỉ sau 3 – 4 ngày thay vì chu trình 28 - 30 ngày như bình thường. Các tế bào này xếp chồng lên nhau, tích tụ lại, dẫn đến hình thành những vảy trắng bạc, ngứa ngáy và đôi khi gây chảy máu.

- Di truyền: Đây cũng là yếu tố nguy cơ cao của bệnh vảy nến. Nếu người thân đã từng mắc các bệnh liên quan đến tự miễn thì bạn có khả năng rất cao bị vảy nến. Trường hợp cả bố mẹ đều mắc bệnh thì tỷ lệ con bị vảy nến lên đến 41%.

- Người uống nhiều rượu bia cũng là đối tượng dễ mắc phải bệnh vảy nến. Nguy cơ tăng lên đáng kể khi bạn sử dụng 2 -3 loại đồ uống có cồn trong mỗi tuần.

- Béo phì, thừa cân có thể là yếu tố khởi phát bệnh lý tự miễn, đồng thời cũng là nguyên nhân khiến các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng.

- Căng thẳng, lo âu, trầm cảm với vảy nến thường đi kèm với nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng căng thẳng quá mức có thể kích hoạt vảy nến bùng phát. Còn nếu điều hòa và kiểm soát tốt cảm xúc của bạn thì sẽ giúp ngăn ngừa vảy nến tiến triển.

- Một số loại thuốc có thể làm trầm trọng thêm và kích hoạt tình trạng vảy nến bùng phát nghiêm trọng, chẳng hạn như: Thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc chống sốt rét,...

- Các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hay virus cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh vảy nến tiến triển. Nguyên nhân là do khi mắc phải những bệnh lý trên sẽ làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động quá mức, dẫn đến suy giảm chức năng và bị rối loạn, khiến cho tế bào da bị tấn công nhầm và tổn thương nghiêm trọng.

Mời bạn lắng nghe thêm những phân tích của chuyên gia Nguyễn Thành về nguyên nhân gây bệnh vảy nến trong video sau:


Bị vảy nến nên bôi thuốc gì cho hiệu quả?

Hiện nay, hầu hết các phương pháp điều trị vảy nến đều hướng tới cải thiện triệu chứng nhanh chóng, trong đó thuốc bôi là cách được sử dụng phổ biến nhất.

Do vảy nến gây những tổn thương trực tiếp trên da nên khi sử dụng các loại thuốc dùng ngoài sẽ giúp tác động trực tiếp vào vùng da tổn thương, giúp người bệnh dịu ngay các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển bệnh nặng hơn.

Các dạng thuốc thường được sử dụng như: Kem, thuốc mỡ, gel, dưỡng ẩm. Những loại thuốc này có tác dụng làm bong vảy, tiêu sừng, cấp ẩm, làm lành tổn thương trên da. Trong đó, thường được sử dụng là thuốc mỡ salicylic; gel chứa dẫn xuất vitamin D (có thể kết hợp thêm corticoid),... với tác dụng làm sạch lớp vảy, chống viêm, ức chế miễn dịch;... Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này vì người bệnh cũng có khả năng gặp phải nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, chẳng hạn như: Viêm loét sâu trên da, teo da; Biến chứng trên thận gây suy thận cấp, hội chứng thận hư; Viêm cầu thận; Ảnh hưởng đến gan gây xơ gan, suy giảm chức năng gan,...

Do đó, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến từ chuyên gia khi sử dụng và tới ngay cơ sở y tế nếu gặp phải những biểu hiện bất thường.

 Thuốc bôi trị vảy nến (ảnh minh họa)

Thuốc bôi trị vảy nến (ảnh minh họa)

>> Xem thêm: Bị vảy nến nên ăn gì, kiêng gì?

Bệnh vảy nến có thể gây nên những biến chứng nào?

Khi tiến triển nặng, người bị vảy nến có thể gặp phải những biến chứng sau:

- Cơ thể dễ bị mất protein hoặc mất nước, khiến tình trạng bệnh tiến triển tồi tệ hơn.

- Có thể sưng phù do cơ thể giữ nước.

- Một số nhiễm trùng thứ cấp nặng như: Viêm phổi, nhiễm trùng huyết. Nguy hiểm hơn là người bệnh có khả năng mắc phải suy tim sung huyết.

- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn khác như: Bệnh Celiac, bệnh Crohn, xơ cứng động mạch,…

- Rối loạn cảm xúc: Vảy nến làm tăng nguy cơ rối loạn cảm xúc, trầm cảm, gây căng thẳng, lo lắng.

 Bệnh vảy nến gây biến chứng suy tim sung huyết

Bệnh vảy nến gây biến chứng suy tim sung huyết

>> Xem thêm: Những thông tin bạn cần biết về bệnh vảy nến toàn thân

Giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến nhờ thảo dược thiên nhiên

Cho đến nay, bị vảy nến nên bôi thuốc gì, uống loại nào,... vẫn là thắc mắc của rất nhiều người, tuy nhiên trên thực tế vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Vì vậy, để hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, điều quan trọng là cần cải thiện nhanh chóng các triệu chứng, đồng thời tác động vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp mới chỉ chú trọng hỗ trợ giảm thiểu tổn thương bên ngoài da mà chưa đi sâu vào nguyên nhân rối loạn miễn dịch bên trong, do đó người bị bệnh vảy nến vẫn chưa thể cải thiện triệt để tình trạng này. Nắm bắt thực tế đó, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược vừa hiệu quả, an toàn mà không gây tác dụng phụ. Nổi bật nhất chính là bộ đôi kem bôi da dược liệu Explaq và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang.

Kem bôi Explaq có thành phần chính là chitosan: Được tinh chế từ vỏ tôm, cua và một số loài giáp xác có khả năng tăng cường tái tạo da, giảm tế bào chết, chống viêm, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Khi phối hợp với các thảo dược quý như: Phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,... chitosan đóng vai trò là yếu tố điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định pH, chất dẫn dược chất đến đích có tác dụng tăng cường tính thấm qua da. Nhờ vậy mà kem bôi Explaq giúp làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da khi bị vảy nến nói riêng và các bệnh vảy da khác nói chung.

 Kim Miễn Khang và Explaq giúp hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả

Kim Miễn Khang và Explaq giúp hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả

mua-ngay

Để có hiệu quả tối ưu, chuyên gia khuyên người mắc vảy nến nên tăng cường miễn dịch từ bên trong cơ thể với sản phẩm viên nén Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng giúp kháng viêm, giảm đau, tiêu viêm giải độc và đặc biệt là có tác dụng chống tự miễn. Sản phẩm còn có sự kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá tạo nên một công thức toàn diện giúp điều hòa năng lượng tế bào, ngăn ngừa bệnh tự miễn nói chung và vảy nến nói riêng.

Phần lớn người dùng sau khi sử dụng bộ sản phẩm Explaq và Kim Miễn Khang nhận thấy những tín hiệu rất khả quan:

- Sau 5 – 7 ngày: Các triệu chứng có sự cải thiện, vảy da bong ra, ngứa ngáy giảm, da đỡ khô.

- Sau 2 – 4 tuần: Giảm rõ rệt tình trạng đóng vảy trên da, các tổn thương mờ hẳn, không còn khó chịu vì ngứa ngáy.

- Sau 2 - 4 tháng: Các triệu chứng gần như khỏi hoàn toàn, vảy bong sạch hết, không còn ngứa ngáy, da mịn màng.

Như vậy, nếu bạn là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh vảy nến thì hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, giữ tinh thần lạc quan và đừng quên sử dụng sản phẩm thảo dược giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện triệu chứng để ngăn ngừa vảy nến tái phát, cũng như những biến chứng nguy hiểm của bệnh nhé!

Bộ đôi sản phẩm trên đã được chính người dùng bình chọn và vinh dự nhận được giải thưởng Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em năm 2018; Danh hiệu “Thương hiệu gia đình tin dùng”,...

Sản phẩm Explaq đạt giải thưởng Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em năm 2018

Sản phẩm Explaq đạt giải thưởng Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em năm 2018

>> Xem thêm: Người bị vảy nến có nên lập gia đình? Lời khuyên cho bạn TẠI ĐÂY!

Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua bệnh vảy nến

Rất nhiều người bị vảy nến sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq đã cho thấy hiệu quả tích cực. Tiêu biểu là bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến suốt gần 15 năm. Nhưng kể từ khi sử dụng bộ sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, các triệu chứng của bác đã được khống chế, vảy da sạch hẳn, không còn tái phát và không xuất hiện biến chứng.

Cùng lắng nghe thêm chia sẻ của bác trong video dưới đây:


>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị vảy nến của người dùng khác TẠI ĐÂY.

Ý kiến của chuyên gia

Điều trị vảy nến như thế nào để ngăn ngừa tái phát? Chuyên gia Nguyễn Thị Hiền tư vấn trong video sau:


>> Xem thêm: Phác đồ điều trị vảy nến hiệu quả nhất hiện nay là gì? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng liên hệ hotline 0916.757.545 / 0916.755.060 (Zalo/Viber) hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 1800.6107.

Hà Thu