Biểu hiện của bệnh vẩy nến da đầu là xuất hiện từng mảng vẩy bong tróc, thậm chí có thể lây lan và ảnh hưởng đến toàn bộ da đầu. Vì vậy mà không ít người băn khoăn vẩy nến da đầu có lây không, nhận biết bằng cách nào? Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc như vậy thì hãy cùng tìm hiểu nội dung có trong bài viết sau.

Bệnh vẩy nến da đầu có lây không?

Bệnh vẩy nến da đầu (vảy nến da đầu) là tình trạng vẩy nến xuất hiện ở da đầu. Đây là vị trí yêu thích của vẩy nến thể mảng và vẩy nến thể giọt. Nhiều người bị vẩy nến tại da đầu, sau đó lan ra toàn cơ thể. Dấu hiệu của bệnh ở vùng da đầu là xuất hiện các tổn thương đỏ, sưng viêm và có vẩy trắng bao phủ. Bệnh đôi khi chỉ xuất hiện với một vài tổn thương nhưng cũng có thể trầm trọng với tình trạng tổn thương lan rộng ra trán, gáy hoặc sau tai.

 Triệu chứng bệnh vẩy nến da đầu

Triệu chứng bệnh vẩy nến da đầu

Giống như vẩy nến ở các vị trí khác, vẩy nến da đầu KHÔNG lây nhiễm từ người này sang người khác. Do vậy, bạn có thể tiếp xúc, nói chuyện, bắt tay, dùng chung đồ với người bị vẩy nến mà không cần phải lo lắng quá nhiều.

>> Xem thêm: 9 quan niệm sai lầm về bệnh vẩy nến. Xem ngay để làm sáng tỏ!

Cách chẩn đoán chính xác bệnh vẩy nến da đầu

Bệnh vẩy nến da đầu tương tự như các loại vẩy nến khác, nó chỉ xuất hiện trên da đầu của bạn chứ không phải phần còn lại của cơ thể. Bạn có thể tự chẩn đoán tổng quát tại nhà và học cách phân biệt với gàu, bệnh nấm da đầu, cụ thể như sau:

Chú ý đến các triệu chứng bệnh

- Bạn nên chú ý đến các mảng màu đỏ: Bệnh vẩy nến thường xuất hiện dưới dạng các mảng màu đỏ có vẩy bạc hoặc trắng trên đầu. Hãy tìm kiếm các tổn thương trên da đầu vì đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn có thể bị vẩy nến. Nó có thể bao phủ toàn bộ da đầu hoặc chỉ là một vài tổn thương nhỏ. Bạn cũng có thể tạm thời bị rụng tóc.

- Một triệu chứng khác của bệnh vẩy nến là ngứa, vì vậy, nếu bạn thấy mình gãi những mảng đỏ trên đầu, đó có thể là bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, đừng loại trừ bệnh vẩy nến nếu bạn không bị ngứa, bởi trên thực tế, không phải tất cả mọi người bị bệnh vẩy nến đều thấy ngứa.

 Nếu tổn thương đi kèm với ngứa, rất có thể bạn đã bị vẩy nến da đầu

Nếu tổn thương đi kèm với ngứa, rất có thể bạn đã bị vẩy nến da đầu

Tư vấn

- Kiểm tra đau nhức: Bệnh vẩy nến thường sẽ làm cho da đầu của bạn đau. Da đầu cũng có thể cảm thấy như bị bỏng. Nó có thể đau bất cứ lúc nào nhưng thường tồi tệ hơn khi bạn ấn vào da đầu hoặc dùng tay vuốt tóc.

- Theo dõi bong tróc và chảy máu: Vẩy nến gây ra các tổn thương dày, bong vẩy và những mảnh của nó thường xuất hiện trên tóc. Ngoài ra, những nơi bị tổn thương có thể bị chảy máu nếu bạn chải tóc, gãi,… Chảy máu cũng có thể là do khô da đầu.

- Tìm các tổn thương ở vị trí khác: Nếu bị bệnh vẩy nến trên đầu, có khả năng bạn sẽ thấy tổn thương ở nơi khác trên cơ thể, mặc dù không phải lúc nào cũng vậy.

- Xác định các yếu tố kích hoạt bệnh: Căng thẳng, thời tiết lạnh và không khí khô có thể gây ra sự bùng phát ở những người khác nhau. Do đó, hãy xác định các yếu tố khiến bệnh của bạn bùng phát, từ đó có sự chẩn đoán chính xác nhất.

 Vẩy nến gây ra các tổn thương vượt quá đường chân tóc

Vẩy nến gây ra các tổn thương vượt quá đường chân tóc

Phân biệt vẩy nến với gàu

- Gàu thường có màu trắng hơi vàng. Do đó, hãy kiểm tra các vẩy tổn thương trên đầu của bạn. Nếu nó có màu trắng bạc hơn, nhiều khả năng đó là bệnh vẩy nến. Nếu có màu vàng hơn, nhiều khả năng là gàu.

- Xem da đầu nhờn hay khô: Bệnh vẩy nến thường gây khô da. Nếu da nhờn, nhiều khả năng là gàu hơn bệnh vẩy nến.

- Lưu ý nơi các tổn thương kết thúc: Gàu thường chỉ xuất hiện ở trên da đầu thay vì di chuyển qua đường chân tóc. Do đó, nếu bạn nhận thấy các tổn thương di chuyển qua đường chân tóc, đó có khả năng là bệnh vẩy nến hơn là gàu.

Phân biệt triệu chứng vẩy nến da đầu với các bệnh về da đầu khác như thế nào? Mời bạn lắng nghe TS. Nguyễn Thị Vân Anh giải đáp trong nội dung video sau:

Điều trị vẩy nến da đầu như thế nào cho hiệu quả?

Hiện nay, chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh vẩy nến nói chung và vẩy nến da đầu nói riêng. Mục tiêu của bất kỳ phương pháp điều trị vẩy nến nào cũng là giảm diện tích tổn thương bệnh ≤ 1% diện tích bề mặt cơ thể (tương ứng một bàn tay của bạn) trong vòng ba tháng. Nếu không đạt được mục tiêu trên, bạn cần tiếp tục điều trị thêm ba tháng nữa.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị vẩy nến da đầu giúp giảm triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tái phát. Chúng bao gồm:

- Điều trị tại chỗ: Ngoài việc chăm sóc da đầu hàng ngày bằng kem dưỡng ẩm không mùi, bạn có thể sử dụng thuốc mỡ và kem dưỡng da hoặc dầu gội đầu dành cho người bị vẩy nến. 

- Sử dụng thuốc toàn thân: Một số thuốc sinh học giúp ức chế hệ thống miễn dịch. Chúng có dạng viên hoặc tiêm và được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến từ trung bình đến nặng, đặc biệt là các đợt bùng phát liên quan đến những khu vực rộng lớn của cơ thể.

 Điều trị bệnh vẩy nến da đầu bằng kem bôi

Điều trị bệnh vẩy nến da đầu bằng kem bôi

Hiện nay, việc sử dụng thuốc mới chỉ đáp ứng được 1 trong 2 mục tiêu điều trị vẩy nến là cải thiện triệu chứng, trong đó, mục tiêu sống còn là “ngăn ngừa tái phát” lại chưa thực hiện được. Việc ức chế miễn dịch thường xuyên còn làm cho hệ miễn dịch suy yếu, từ đó càng khiến bệnh vẩy nến bùng phát trầm trọng hơn. Ngoài ra, thuốc tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, cụ thể: Thuốc bôi ngoài da như corticoid có thể làm mỏng da, giãn mạch máu, teo da,...; Thuốc điều trị toàn thân có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như gan, thận, dạ dày,… Do đó, dùng thuốc không phải lựa chọn tối ưu cho người bị vẩy nến nói chung, vẩy nến da đầu nói riêng.

- Quang hóa trị liệu vẩy nến: Bệnh vẩy nến lan rộng có thể được điều trị bằng liệu pháp ánh sáng, còn được gọi là liệu pháp quang. Trong phương pháp này, tia cực tím nhân tạo xâm nhập vào da giúp làm chậm sự phát triển của tế bào da bị ảnh hưởng. Cường độ ánh sáng, thời gian tiếp xúc và số lần điều trị khác nhau đối với mỗi người. Ngoài ra, một số người nhận thấy sự cải thiện của da đầu khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên. Tuy được đánh giá là an toàn, hiệu quả nhưng nó cũng có thể gây bỏng da, nhạy cảm với ánh sáng hoặc ung thư da.

>> Xem thêm: Cách trị vẩy nến da đầu hiệu quả, đơn giản ngay tại nhà. Đừng bỏ qua!

Khắc phục bệnh vẩy nến da đầu nhờ sản phẩm thảo dược

Để hạn chế những nhược điểm của các phương pháp điều trị nêu trên, hiện nay, các chuyên gia khuyên người bị vẩy nến da đầu nên sử dụng kết hợp với sản phẩm thảo dược thiên nhiên để tăng cường hiệu quả hỗ trợ điều trị, giúp ngăn ngừa vẩy nến tái phát mà không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là bộ đôi Explaq Kim Miễn Khang.

Trong đó, Explaq là kem bôi ngoài da với các thành phần thảo dược:

- Chitosan: Được tinh chế từ vỏ tôm, cua và một số loài giáp xác khác. Thành phần này có thể làm tăng khả năng tái tạo da, giảm tế bào chết, chống viêm, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.

- Dịch chiết phá cố chỉ: Có tác dụng rút ngắn chu kỳ tế bào, ngăn chặn sự phát triển của các lớp sừng.

- Dịch chiết lá sòi, MSM: Giúp giữ ẩm cho da, làm vết thương nhanh liền.

- Dịch chiết ba chạc: Chống viêm, chống dị ứng.

Nhờ những thành phần kể trên mà kem bôi Explaq phát huy tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị và đẩy lùi các triệu chứng vẩy nến. Cụ thể: Explaq sẽ làm mềm, dịu da, đồng thời duy trì độ ẩm và tẩy các tế bào chết, từ đó hạn chế bớt tình trạng vẩy sừng cũng như làm chậm quá trình bong tróc.

 Kem bôi da dược liệu Explaq giúp giảm triệu chứng bệnh vẩy nến da đầu

Kem bôi da dược liệu Explaq giúp giảm triệu chứng bệnh vẩy nến da đầu

mua-ngay

Trong thành phần của Kim Miễn Khang hầu hết là các thảo dược. Đặc biệt, cao sói rừng và nhàu là những thảo dược có khả năng cân bằng hệ miễn dịch; Nhũ hương và cao hoàng bá có khả năng chống viêm; Thổ phục linh có tác dụng giải độc. Bên cạnh đó, Kim Miễn Khang còn cung cấp L - carnitine – 1 acid amin có trong cơ thể con người, đóng vai trò thiết yếu trong việc chuyển hoá năng lượng cơ thể. Từ đó, sản phẩm Kim Miễn Khang giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch, ức chế các tế bào miễn dịch bất thường, làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa vẩy nến da đầu tái phát.

 Kim Miễn Khang giúp cải thiện bệnh vẩy nến da đầu từ bên trong

Kim Miễn Khang giúp cải thiện bệnh vẩy nến da đầu từ bên trong

Như vậy, bệnh vẩy nến da đầu không lây nhiễm, ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, ngay khi phát hiện ra những triệu chứng của bệnh, bạn nên có phương pháp điều trị sớm, kết hợp sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq mỗi ngày thì vẩy nến da đầu chắc chắn sẽ được kiểm soát tốt.

>> Xem thêm: Bệnh vẩy nến thường gặp ở những đối tượng nào? Xem ngay để tránh!

Cảm nhận người dùng

Rất nhiều người bị vẩy nến đã sử dụng bộ đôi Kim Miễn Khang - Explaq và cho thấy hiệu quả tích cực. Tiêu biểu là anh Trần Bảo Quốc (trú tại số 24 Đại lộ 3, Phường Phước Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh – SĐT: 093.7957.315) bị vảy nến da đầu hơn 2 năm. Tình trạng ngứa ngáy, bong tróc khiến anh mất ăn, mất ngủ và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Dù đã sử dụng các biện pháp điều trị nhưng tình trạng bệnh không được cải thiện. Chỉ đến khi dùng Kim Miễn Khang và Explaq, anh như “trúng số độc đắc” bởi những triệu chứng vẩy nến da đầu đã cải thiện tích cực.

Mời quý độc giả nghe thêm chia sẻ về hành trình cải thiện vẩy nến da đầu của anh Quốc trong video dưới đây:

>> Xem thêm: Kinh nghiệm vượt qua vẩy nến thành công TẠI ĐÂY

Đánh giá của chuyên gia

Kim Miễn Khang và Explaq còn được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến. Mời bạn cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thị Hiền phân tích về tác dụng của bộ đôi sản phẩm này đối với bệnh vẩy nến trong video sau:

>> Xem thêm: Chuyên gia Phạm Văn Hiển tư vấn cách chữa vẩy nến da đầu hiệu quả

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vẩy nến da đầu cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng liên hệ hotline 0916.757.545 / 0916.755.060 (Zalo/Viber) hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 1800.6107.

Thúy Hạnh