Bệnh vảy phấn hồng là tình trạng tổn thương da khá phổ biến, có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bởi nguyên nhân liên quan đến yếu tố miễn dịch nên bệnh lý này dễ tái phát nếu không loại trừ được các tác nhân dị ứng, trong đó có nguồn thực phẩm hàng ngày. Vậy, người bị vảy phấn hồng nên kiêng gì để tránh tái phát? Mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây để có câu trả lời cụ thể!

Vảy phấn hồng là bệnh gì?

Vảy phấn hồng là bệnh da liễu cấp tính, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, kể  cả người lớn và trẻ nhỏ.

Các triệu chứng thường khởi phát mạnh vào mùa xuân và mùa thu. Đầu tiên, trên cơ thể sẽ xuất hiện một đốm hồng ban tróc vảy ở ngực, bụng hay vùng lưng. Sau một thời gian, tổn thương này sẽ tăng dần kích thước, có khi tới 1 - 2cm, lan rộng khắp người, phân bố song song như hình “cây thông noel”. Kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng, đặc biệt là khi thân nhiệt người mắc tăng lên. Những triệu chứng này thường kéo dài trong vòng 1 - 2 tháng rồi dần lui bệnh.

Nguyên nhân nào gây nên bệnh vảy phấn hồng?

Hiện nay, giới chuyên gia vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây ra bệnh vảy phấn hồng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự rối loạn miễn dịch trong cơ thể chính là yếu tố hàng đầu khiến bệnh bùng phát. Vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch nhận diện nhầm và tấn công chính những tế bào biểu bì, khiến chúng tăng sinh và chết đi nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng không kịp bong ra mà tích tụ lại, hình thành nên những mảng da tổn thương, tấy đỏ.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân sau đây cũng có thể khiến bệnh vảy phấn hồng tiến triển nghiêm trọng hơn: Nhiễm vi khuẩn, nấm bệnh hay virus (đặc biệt là chủng herpes HHV6, HHV7), chấn thương da, thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, ung thư,...

Thực phẩm nên kiêng khi bị vảy phấn hồng để tránh tái phát

Việc hạn chế các loại thực phẩm sau đây sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh vảy phấn hồng hiệu quả và ngăn ngừa triệu chứng bùng phát:

Đồ ăn cay nóng

Trên thực tế, đồ ăn cay nóng luôn nằm trong danh sách những thực phẩm cần tránh với người mắc bệnh về da, trong đó có vảy phấn hồng. Các gia vị như: Tỏi, ớt, cà-ri, sả, mù tạt, tiêu,... hay những món ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ có khả năng gây kích thích phản ứng viêm trong cơ thể, từ đó tăng cường triệu chứng vảy phấn hồng trên da. Song song với quá trình đó, thức ăn cay nóng cũng sẽ khiến cho thân nhiệt tăng lên, làm người mắc cảm thấy ngứa ngáy nhiều hơn và phản xạ cào gãi gia tăng. Điều này càng làm cho các triệu chứng bùng phát mạnh mẽ hơn, đồng thời dễ dẫn đến nhiễm trùng thứ phát trên da.

Do đó, hãy tránh xa những món ăn này nhằm ngăn ngừa bệnh vảy phấn hồng trở nên tồi tệ hơn.

Rượu, bia và các chất kích thích

Những thành phần trên khi được nạp vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch, khiến các tế bào Lympho T bị rối loạn chức năng, dẫn đến tế bào da chết ngày càng nhiều, làm cho việc điều trị thêm khó khăn. Hơn nữa, những chất kích thích này khó bài tiết hết được, chúng sẽ tích tụ trong cơ thể, gây độc, sau đó bùng phát qua da, làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh vảy phấn hồng.

Thực phẩm dễ gây dị ứng

Với cơ địa nhạy cảm như người bị vảy phấn hồng, chỉ vô tình ăn phải một chút thực phẩm này cũng có thể khiến bệnh bùng phát triệu chứng. Bởi vậy, cách tốt nhất để ngăn tình trạng trên đó là bạn hãy chủ động loại bỏ ngay những món ăn có khả năng gây kích ứng cơ thể như: Hải sản (tôm, cua, ốc,...), nhộng tằm, thịt bò, thịt cừu, trứng, sữa,... Đặc biệt, bạn đã từng dị ứng với thực phẩm nào đó thì thì cũng nên loại bỏ chúng ngay khỏi thực đơn hàng ngày của mình.

Cùng với đó, bạn nên áp dụng các biện pháp bảo vệ cơ thể tại nhà hay khi ra ngoài:

- Mặc quần áo dài tay, đeo kính, đội mũ, thoa kem chống nắng, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, ánh nắng mặt trời.

- Dưỡng ẩm thường xuyên, đặc biệt là sau khi tắm hay dùng nước trong thời gian dài.

- Tránh chấn thương ngoài da sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, hạn chế nguy cơ bùng phát vảy phấn hồng.

- Không nên mặc đồ len hay vải có nguồn gốc tổng hợp vì làm tăng nguy cơ gây kích ứng da.

- Kiểm soát căng thẳng, lo âu, thư giãn hợp lý vì đây cũng là yếu tố khiến hệ miễn dịch bị suy giảm chức năng.

- Vận động thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, vừa nâng cao hệ miễn dịch, vừa giúp tăng cường sức khỏe toàn trạng.

Sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy phấn hồng an toàn, hiệu quả

Trên thực tế, mặc dù bệnh vảy phấn hồng không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến người mắc vô cùng tự ti. Do đó, bạn cần lựa chọn phương pháp giúp khắc phục nhanh triệu chứng, đồng thời cần nâng cao miễn dịch từ bên trong, nhờ đó sẽ giúp kiểm soát bệnh vảy phấn hồng hiệu quả, lâu dài. Hiện nay, các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn giải pháp an toàn, lành tính mà đạt được tất cả những yêu cầu trên, đó là bộ sản phẩm kem bôi da và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang.

Explaq là kem bôi dược liệu thành phần thiên nhiên với (thành phần chủ đạo) có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự chết tế bào. Đặc biệt, khi kết hợp với các thảo dược khác như: Phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi, MSM, dầu dừa,... có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da, tái tạo vùng da bị tổn thương, nhanh liền sẹo,... chitosan đóng vai trò như chất dẫn dược chất đến đích, điều chỉnh sự phân bố của dược chất giúp tăng cường tính thấm qua da, làm trơn, mịn, bảo vệ da tránh các tác động của môi trường.

Để hỗ trợ điều trị bệnh vảy phấn hồng hiệu quả hơn, người dùng nên sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang, với thành phần là cây sói rừng, thổ phục linh, nhàu, bạch thược,… có khả năng điều hòa năng lượng tế bào, tăng cường miễn dịch - tác động đến gốc rễ sâu xa gây bệnh, từ đó giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Phần lớn người bị vảy phấn hồng sau khi sử dụng bộ sản phẩm Explaq và Kim Miễn Khang đều cho thấy những tín hiệu khả quan:

- Sau 1 – 3 tuần: Các triệu chứng được cải thiện tốt, giảm rõ rệt tình trạng đóng vảy, da đỡ khô nứt, bớt khó chịu vì ngứa ngáy.

- Sau 2 - 4 tháng: Các tổn thương mờ hẳn, vảy da dần sạch hết, ngứa ngáy hầu như không còn xuất hiện.

- Từ 5 - 6 tháng: Các biểu hiện ngứa ngáy, bong tróc hết hẳn, da mịn màng, không thấy dấu hiệu tái phát.

Sau khi các triệu chứng được khắc phục, bạn vẫn nên duy trì đều đặn hàng ngày để tăng cường miễn dịch cho cơ thể cũng như hạn chế tối đa bệnh vảy phấn hồng quay trở lại. Sản phẩm có tác dụng nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể trạng cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người.

Chia sẻ của người dùng

Bên cạnh vảy phấn hồng, nhiều người bị bệnh vảy da khác, trong đó có vảy nến đã cải thiện triệu chứng hiệu quả sau khi sử dụng sản phẩm Explaq và Kim Miễn Khang. Tiêu biểu là trường hợp của bà Nguyễn Thị Kim Bình (sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội) từng bị vảy nến 20 năm. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang và Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vẩy nến hiệu quả.

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy phấn hồng cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916.757.545 0916.755.060 (Zalo/Viber).