Hiện nay có 3 phương pháp chính để điều trị vẩy nến:
1. Điều trị tại chỗ: sử dụng các thuốc bong vẩy, bạt sừng hoặc chống viêm. Phương pháp này thường áp dụng cho những bệnh nhân vẩy nến mức độ nhẹ, hoặc trung bình và điều trị phối hợp với các phương pháp khác.
Các thuốc thường được sử dụng là acid salicylic có tác dụng bong vẩy, bạt sừng. Thuốc này rẻ, dễ dùng nhưng hiệu quả không cao và phải sử dụng nhiều lần.
Một loại thuốc nữa cũng hay được sử dụng là thuốc mỡ corticoid, có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch rất tốt, thương tổn cải thiện nhanh, tuy nhiên cũng không nên lạm dụng vì sẽ gây ra nhiều biến chứng.
Ngoài ra, các thuốc khử oxy (Goudron, Ichyol, dầu cadơ và anthralin) giúp ức chế tăng sinh tế bào đáy hoặc calcipotriol có tác dụng ức chế tăng sinh biểu bì, điều hoà miễn dịch tại chỗ, chống viêm cũng được sử dụng bôi ngoài da cho bệnh nhân vẩy nến.
2. Điều trị toàn thân: Sử dụng các thuốc cổ điển như Methotrexat, Cyclosporin… Thường dùng cho những trường hợp bệnh trung bình đến nặng. Những thuốc này có tác dụng tốt nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ như quái thai, ảnh hưởng đến huyết áp, gây rối loạn chức năng gan thận. Gần đây, các thuốc sinh học: efalizumab, efanecept, alefacept… có tác dụng điều trị vẩy nến ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được sử dụng nhiều. Một loại thuốc nữa cũng hay được sử dụng đó là corticoid dạng uống hoặc tiêm (prednisolon, methylprednisolon), có tác dụng nhanh nhưng nhiều tác dụng phụ nên chỉ dùng cho một số trường hợp và trong thời gian ngắn (Corticoid toàn thân cấm dùng cho tất cả các thể vẩy nến). Các thuốc điều trị toàn thân chỉ được dùng theo chỉ định của bác sỹ và phải được theo dõi nghiêm ngặt.
3. Trị liệu bằng ánh sáng: UVB, PUVA… có tác dụng ngăn cản quá trình tăng sinh vẩy và điều biến miễn dịch ức chế các dị nguyên. Phương pháp này có ưu điểm là tỷ lệ sạch thương tổn cao, thời gian tái phát được kéo dài hơn, tuy nhiên lại có tác dụng phụ là tổn thương da, gây lão hóa da sớm. Hiện nay, dùng UVB, đặc biệt là UVB dải đơn rất có hiệu quả trong điều trị vẩy nến, ít tác dụng phụ, ổn định lâu dài.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, người ta đã tổng hợp được nhiều chất sinh học có tác dụng tốt trong điều trị bệnh vẩy nến như: efanecept, alefacept, efalizumab… tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém và có một số tác dụng phụ nên chưa được áp dụng rộng rãi.
Hiện nay, các loại kem bôi có nguồn gốc thiên nhiên cũng được sử dụng cho bệnh nhân vẩy nến và cho hiệu quả tốt. Điển hình như kem bôi Explaq. Explaq có thành phần chính là chitosan được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua kết hợp cùng nhiều thành phần khác như phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi, MSM, kẽm salicylat, dầu dừa… giúp điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định PH, tăng cường tính thấm qua da, làm sạch vẩy, trơn mịn, bảo vệ da, và ngăn chặn bệnh vẩy nến tái phát.
Bạn có thể tham khảo thêm phân tích của chuyên gia về sản phẩm Explaq trong video clip sau đây:
Chuyên gia tư vấn