Chào chuyên gia! Cho cháu hỏi, bệnh vảy nến có chữa được không ạ? Cháu mới được chẩn đoán bị vảy nến thể mảng ở khuỷu tay 2 tuần trước với tình trạng da bong tróc vảy trắng và ngứa ngáy. Hiện tại, cháu đang dùng thuốc uống và bôi theo hướng dẫn của bác sĩ, thấy tình trạng chưa cải thiện nhiều nên rất lo lắng. Mong chuyên gia tư vấn giúp cháu ạ. (Ngọc Tuấn – Phú Thọ).
Trả lời:

Chào bạn Ngọc Tuấn!

Chúng tôi rất thấu hiểu với nỗi lo lắng về căn bệnh vảy nến mà bạn đang gặp phải. Để giải đáp thắc mắc: Bệnh vảy nến có chữa được không, mời bạn tìm hiểu một số thông tin sau đây:

Vảy nến có mấy loại?

Hiện nay ở nước ta, tỷ lệ người bị vảy nến đứng thứ 2 trong tổng số bệnh nhân đến khám da liễu, thực tế con số này còn lớn hơn rất nhiều. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng vảy nến ảnh hưởng ngoài da, gây mất thẩm mỹ, ngứa ngáy, khó chịu. Trong một số trường hợp, nó còn tấn công khớp và móng của người mắc.

Theo ước tính, trên thế giới có khoảng 125 triệu người bị vảy nến, trong đó là 2,5 triệu người Việt Nam. Bệnh có nhiều thể khác nhau, dưới đây là một số loại thường gặp:

- Vảy nến thể mảng (còn được gọi là vảy nến mảng bám): Đây là loại phổ biến nhất, chiếm 80% số người bị vảy nến, thường xuất hiện tại vùng da tì đè như đầu gối, da đầu, khuỷu tay với các mảng tổn thương màu đỏ, sưng viêm, có vảy trắng, đường kính từ 2 – 20cm. Như thông tin bạn Ngọc Tuấn chia sẻ thì bạn đang bị vảy nến thể mảng mức độ nhẹ tại khuỷu tay, kèm theo ngứa ngáy. Đây là tình trạng mà rất nhiều người cũng đang gặp phải.

- Vảy nến thể giọt: Xét về hình thái tổn thương, vảy nến thể giọt gây ra các tổn thương có diện tích nhỏ hơn vảy nến thể mảng. Chúng có đường kính 2 – 20 mm, gây đỏ, sưng, viêm. Trẻ nhỏ và người trẻ dưới 30 tuổi dễ gặp loại bệnh này. Yếu tố nguy cơ chính gây vảy nến thể giọt là nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn, viêm amidan.

- Vảy nến thể mủ (vảy nến mủ): Bệnh gây ra các đám mụn đầu mủ trắng trên nền da đỏ. Vảy nến mụn mủ gây đau đớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Trong một số trường hợp, mụn vỡ ra, gây bội nhiễm rất nguy hiểm.

- Vảy nến đảo ngược: Khác với các loại còn lại, vảy nến đảo ngược thường xuất hiện ở vùng nếp gấp da như nách, háng, bẹn, sau đầu gối với tổn thương đỏ tươi, mịn, không có vảy, đau rát. Triệu chứng bệnh thường trầm trọng hơn khi cọ xát với quần áo hoặc dính mồ hôi.

- Vảy nến đỏ da toàn thân: Tình trạng này khiến da đỏ rực như tôm luộc và có lớp vảy trắng bao phủ. Đây là thể bệnh nguy hiểm nhất bởi người mắc thường kèm theo sốt, ớn lạnh, rối loạn nhịp tim.

Bệnh vảy nến có chữa được không? Các phương pháp điều trị vảy nến hiện nay là gì?

Hiện nay, vảy nến chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn Ngọc Tuấn đừng nên quá lo lắng, bởi có rất nhiều phương pháp điều trị giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, sưng, viêm đỏ, từ đó phòng ngừa tái phát hiệu quả. Chúng bao gồm: Dùng thuốc điều trị, quang hóa trị liệu, kết hợp các biện pháp thay đổi lối sống.

Sử dụng thuốc điều trị

Thuốc điều trị vảy nến bao gồm dùng ngoài da (điều trị tại chỗ dạng bôi, kem, gel) và điều trị toàn thân (thuốc đưa vào cơ thể như dạng uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch).

- Thuốc điều trị tại chỗ thường được bác sĩ chỉ định nếu tổn thương vảy nến mức độ nhẹ (tổn thương < 3% diện tích cơ thể) hoặc mới bị vảy nến. Chúng là các loại thuốc mỡ, kem hoặc gel bôi giúp bong sừng bạt vảy, giảm ngứa, làm mềm vảy, từ đó cải thiện triệu chứng vảy nến. Bạn Ngọc Tuấn cũng cần thường xuyên theo dõi các dấu hiệu vảy nến trên da của mình có cải thiện sau khi dùng thuốc không. Nếu không thuyên giảm hoặc trầm trọng hơn, hãy ngừng thuốc và thông báo cho bác sĩ để được đổi thuốc phù hợp.

- Thuốc điều trị toàn thân thường được chỉ định cho tình trạng vảy nến trung bình đến nặng hoặc người bệnh xuất hiện tổn thương tại nhiều vị trí khác nhau. Chúng là thuốc ức chế hệ miễn dịch, chống viêm. Tuy hiệu quả nhưng các loại thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đến gan, thận nên bạn Ngọc Tuấn hãy thận trọng.

Quang hóa trị liệu vảy nến

Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng mặt trời hoặc tia UV chiếu lên các tổn thương vảy nến, từ đó cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư da, bỏng da nên người dùng cần thận trọng.

Biện pháp thay đổi lối sống

Người bị vảy nến được khuyên nên có lối sống khoa học, lành mạnh để cải thiện triệu chứng cũng như ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ dễ gây bùng phát bệnh. Chúng bao gồm:

- Kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng;

- Không uống rượu, bia;

- Bỏ hoặc không hút thuốc lá;

- Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh;

- Thường xuyên tập luyện, tăng cường vận động.

- Dưỡng ẩm da thường xuyên;

- Bảo vệ da như: Không làm trầy xước, xăm hình, thoa kem chống nắng khi ra ngoài trời,…

Explaq – Giải pháp từ thảo dược giúp cải thiện vảy nến hiệu quả

Với bệnh tự miễn nói chung và vảy nến nói riêng, việc điều trị đáp ứng 2 mục tiêu là cải thiện triệu chứng (sưng, viêm, đỏ, bong tróc vảy trắng) và tránh tái phát. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp điều trị ở trên chỉ đáp ứng 1 mục tiêu là điều trị triệu chứng mà bỏ qua phần quan trọng nhất là “kiểm soát, ổn định bệnh, tránh tái phát”. Do đó, giới chuyên gia khuyên người bị vảy nến nên sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược thiên nhiên để tăng cường hiệu quả hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa tái phát, đồng thời giảm tác dụng phụ do thuốc tây gây ra. Đi đầu dòng sản phẩm này cho người bị vảy nến là kem bôi da dược liệu Explaq và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang.

Explaq được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,... giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da hiệu quả. Với thành phần thảo dược nên Explaq không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Bạn nên sử dụng 3 – 4 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh việc sử dụng kem bôi Explaq, bạn nên kết hợp dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang. Sản phẩm có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thảo dược khác như thổ phục linh, nhàu, bạch thược, hoàng bá, nhũ hương,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy nến tái phát. Sản phẩm có dạng viên nén tiện dụng và rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi dùng kéo dài.

Sự kết hợp của Explaq và Kim Miễn Khang theo phương pháp “trong uống – ngoài bôi” giúp người mắc vảy nến cải thiện triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa tái phát rất hiệu quả và an toàn.

Chuyên gia Da liễu