Chào bạn!
Bệnh á sừng là một trong các biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa, một bệnh da khá phổ biến, biểu hiện thương tổn ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể và ở một số người thì biểu hiện rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân.Về triệu chứng lâm sàng bệnh thường biểu hiện với hình ảnh bệnh chàm ở da đầu ngón chân, tay, gót chân. Thương tổn bắt đầu là nền da khô, đỏ ở các đầu ngón tay, chân ranh giới không rõ ràng. Các dát đỏ có thể lan rộng ra ở bàn tay, bàn chân, gót chân. Vào mùa hè, thương tổn có thể đỏ, ngứa nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì, lỗ chỗ. Vào mùa đông khi độ ẩm trong không khí thấp, tình trạng nứt nẻ càng nặng thêm, phần da bệnh dễ bị nứt toác ra, rớm máu, đau đớn, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, Về nguyên nhân của bệnh cho đến nay chưa thật rõ ràng. Với các trường hợp viêm da cơ địa, bệnh được cho là có yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng. Để được điều trị tốt nhất bạn nên đến chuyên khoa da liễu khám để được hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc da và dùng thuốc. Các phương pháp điều trị hiện nay là dùng các thuốc bôi bạt sừng như acid salycilic hay bôi các chế phẩm có steroid để giảm viêm như Gentrizone, Fucicort. Để có hiệu quả cao trong điều trị bạn nên uống thêm sản phẩm Kim Miễn Khang, thuốc có tác dụng tăng năng lượng tổng hợp cho tế bào, hỗ trợ phục hồi miễn dịch, hỗ trợ các bệnh á sừng,vảy nến, lupus ban đỏ, bênh cạnh đó Tuyệt đối không bóc vảy da, chà xát kỳ cọ vùng da thương tổn quá mạnh bằng đá kỳ.Không tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng, dầu, hạn chế giặt quần áo, lau nhà, rửa bát.Luôn giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm, nhất là vào mùa đông vì thời tiết hanh khô càng làm da thô ráp, nứt nẻ hơn. Bôi kem dưỡng ẩm trước khi làm việc hoặc sau khi rửa tay. Tuyệt đối không gãi ngứa vì có thể kích thích nổi nhiều thương tổn hơn, dễ gây nhiễm trùng. Tránh ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng, thịt gà...
Chúc bạn sức khỏe.
Chuyên viên da liễu