Chào chuyên gia. Cháu mới phát hiện bị vảy nến 2 tháng nay với tổn thương da bong tróc, sưng viêm ở khuỷu tay. Cho cháu hỏi, bị bệnh vảy nến có chữa khỏi được không và có cách nào để cải thiện vảy nến hiệu quả không ạ? Cháu bị bệnh này nên chẳng dám mặc áo cộc tay. Mong chuyên gia giúp cháu! Cháu xin cảm ơn ạ! (Nguyễn Anh – Hà Nội).
Trả lời:

Chào bạn Nguyễn Anh. Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Để giải đáp cho câu hỏi: Bị bệnh vảy nến có chữa khỏi được không, mời bạn tìm hiểu một số thông tin sau:

Vảy nến là bệnh gì?

Thông thường, tế bào da sẽ có 28 – 30 ngày để hình thành, phát triển, chết đi, nâng lên bề mặt và rơi ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, khi bị bệnh vảy nến, hệ miễn dịch tấn công các tế bào da thay vì virus, vi khuẩn. Điều này khiến tế bào da tăng sinh mạnh mẽ gấp 10 lần chỉ sau 3 – 4 ngày. Chúng liên tục được sinh ra, chết đi và tích tụ lại trên bề mặt da, tạo thành những tổn thương sưng viêm, đỏ và có vảy trắng. Vảy nến ảnh hưởng tới khoảng 2 – 3% dân số thế giới với tỷ lệ nam nữ mắc bệnh đều nhau.

Ngoài ảnh hưởng đến da, vảy nến còn tác động đến móng, gây biến dạng móng; Ảnh hưởng đến khớp gây sưng, viêm, đau khớp.

Tuy chưa có thuốc chữa vảy nến khỏi hoàn toàn nhưng người mắc có thể áp dụng nhiều biện pháp như dùng thuốc, quang hóa trị liệu kết hợp thay đổi lối sống để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa vảy nến tái phát.

Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không?

Bạn Nguyễn Anh thân mến! Bị bệnh vảy nến có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người. Hiện nay, vảy nến chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị có tác dụng giảm triệu chứng ngứa ngáy, sưng, viêm đỏ, phòng ngừa tái phát. Những giải pháp điều trị mà bạn có thể áp dụng là sử dụng thuốc điều trị tại chỗ, thuốc toàn thân; Áp dụng quang hóa trị liệu kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh, khoa học và sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh.

Cách điều trị vảy nến hiện nay

Hiện nay, mục tiêu điều trị vảy nến là cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Nếu người bệnh không điều trị, tổn thương vảy nến có thể lan rộng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Điều trị tại chỗ

Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho các trường hợp bị vảy nến nhẹ hoặc mới bị bệnh. Người mắc sẽ được chỉ định sử dụng một loại kem hoặc thuốc bôi trực tiếp lên các tổn thương da để cải thiện triệu chứng vảy nến hiệu quả. Tuy nhiên, hãy thận trọng với những tác dụng phụ của thuốc.

Điều trị bằng thuốc toàn thân

Nếu bị vảy nến trung bình đến nặng, hoặc mắc vảy nến tại nhiều vị trí trên cơ thể, bạn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc điều trị toàn thân. Các loại thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống viêm,… có tác dụng giảm triệu chứng bệnh nhưng thường được chỉ định dùng trong thời gian ngắn bởi có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh những ảnh hưởng không mong muốn.

Điều trị bằng quang hóa trị liệu

Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng cực tím tia UVA, UVB để chiếu trực tiếp lên tổn thương da, từ đó cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây bỏng da, ung thư da nên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng.

Thay đổi lối sống

Bên cạnh các phương pháp trên, người bị vảy nến cần thực hiện lối sống khoa học lành mạnh, cụ thể:

- Tăng cường vận động, ít nhất là 30 phút/ngày với các bài tập thể dục từ đơn giản đến phức tạp như đi bộ, đạp xe, bơi lội,…

- Hạn chế tình trạng stress, căng thẳng: Bạn có thể áp dụng thiền, vẽ tranh, làm vườn, nghe nhạc, viết nhật ký,… để giảm căng thẳng hiệu quả.

- Bỏ hút thuốc lá: Trong thuốc lá có đến 7000 chất độc, nguy hiểm nhất là nicotine. Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, phổi mà còn làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh vảy nến.

- Hạn chế uống bia rượu: Loại đồ uống này có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh vảy nến và khiến giảm hiệu quả của một số loại thuốc điều trị.

- Các phương pháp điều trị vảy nến bằng thuốc, quang hóa trị liệu thường chỉ giải quyết một mục đích điều trị bệnh là giảm triệu chứng, còn phần quan trọng nhất là ngăn ngừa tái phát thì chưa đáp ứng được. Do đó, giới chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy nến hiệu quả và không có tác dụng phụ. Đi đầu dòng sản phẩm này là bộ đôi Kim Miễn Khang và Explaq.

Explaq là kem bôi dược liệu với thành phần chính là chitosan, kết hợp với phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… giúp dưỡng ẩm, làm mềm mịn da, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy nến tái phát.

Kim Miễn Khang là sản phẩm thảo dược có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa, cân bằng lại hệ miễn dịch. Ngoài ra, thành phần của Kim Miễn Khang còn chứa các thảo dược có đặc tính chống oxy hóa, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể nên giúp hiệu quả hỗ trợ điều trị lâu dài, không gây tác dụng phụ.

Sự kết hợp của Explaq và Kim Miễn Khang mang đến phương pháp hỗ trợ điều trị vảy nến an toàn, không tác dụng phụ. Nhiều người áp dụng phương pháp này đã ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia Da liễu