Cháu năm nay 24 tuổi, phát hiện bị vảy nến cách đây 3 tháng mà không biết nguyên nhân vì sao. Hiện nay, cháu thấy nhiều người bị vảy nến đều dùng Kim Miễn Khang và Explaq để cải thiện. Vậy xin chuyên gia tư vấn, hai sản phẩm này có hiệu quả như thế nào đối với bệnh vảy nến và cháu nên dùng trong thời gian bao lâu? Cháu xin cảm ơn! (Hoàng Thái Sơn - Bắc Ninh).
Trả lời:

Câu hỏi: Cháu năm nay 24 tuổi, phát hiện bị vảy nến cách đây 3 tháng mà không biết nguyên nhân vì sao. Hiện nay, cháu thấy nhiều người bị vảy nến đều dùng Kim Miễn Khang và Explaq để cải thiện. Vậy xin chuyên gia tư vấn, hai sản phẩm này có hiệu quả như thế nào đối với bệnh vảy nến và cháu nên dùng trong thời gian bao lâu? Cháu xin cảm ơn! (Hoàng Thái Sơn - Bắc Ninh).

Trả lời:

Chào Thái Sơn! Bạn không nên quá lo lắng khi bị vảy nến. Mặc dù, đây là bệnh mạn tính, khó điều trị nhưng hoàn toàn có thể cải thiện được. Để giải đáp đầy đủ thắc mắc của bạn, chúng tôi xin cung cấp những thông tin sau:

Đối tượng nào dễ bị vảy nến?

Vảy nến được đánh giá là bệnh ngoài da khá lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, tổn thương có thể lan rộng và khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp với những người khác. Dưới đây là những đối tượng dễ bị vảy nến:

- Người có hệ miễn dịch bị suy giảm: Các tế bào bạch cầu, còn được gọi tế bào T là một phần của hệ thống miễn dịch. Ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, tế bào này bảo vệ cơ thể bằng cách tấn công và tiêu diệt vi khuẩn và virus. Thế nhưng khi hệ miễn dịch suy yếu, tế bào T nhận diện lầm các tế bào biểu bì da thành tế bào lạ và tấn công chúng, rút ngắn quá trình chết tế bào, gây nên tình trạng bong vảy, ngứa ngáy và hình thành nên bệnh vảy nến.

- Có người thân trong gia đình từng mắc bệnh tự miễn: Vảy nến có tính di truyền gia đình. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, những người có một số gen nhất định sẽ tiềm ẩn nhiều khả năng bị bệnh vảy nến. Tuy nhiên, nếu bạn mang gen mà không có các yếu tố kích hoạt thì cũng khó phát triển bệnh này. Ước tính, khoảng 10% dân số thế giới mang gen vảy nến nhưng chỉ có khoảng 2 – 3% trong số này phát triển thành bệnh.

- Người hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia: Rượu bia, thuốc lá không chỉ là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc vảy nến mà nó còn khiến các phương pháp điều trị không đạt được hiệu quả như mong muốn.

- Những người bị stress, căng thẳng kéo dài: Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, từ đó kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh vảy nến.

- Người sử dụng một số loại thuốc tác động vào phản ứng tự miễn dịch của cơ thể sẽ làm gia tăng nguy cơ bị bệnh vảy nến. Các thuốc này bao gồm: Thuốc chẹn bêta (được sử dụng để điều trị bệnh cao huyết áp), thuốc steroid và thuốc chống sốt rét.

Tuy nhiên, ở mỗi người có những yếu tố kích hoạt khác nhau. Đó là lý do tại sao người bị bệnh vảy nến phải biết những gì gây ra bệnh để tránh các đợt bùng phát cho bản thân.

Dấu hiệu nhận biết khi bị vảy nến

Bệnh vảy nến thường xuất hiện với tình trạng da có các tổn thương màu đỏ, sưng lên và có thể đau rát; trên bề mặt tổn thương thấy lớp vẩy trắng hoặc bạc; da khô, nứt nẻ, chảy máu. Triệu chứng vảy nến có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể mà bạn không lường trước được. Dưới đây là những vị trí thường gặp:

Khuỷu tay và đầu gối: Đây thường là triệu chứng bệnh vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám). Bệnh gây ra các tổn thương màu đỏ, sưng viêm và được bao phủ bởi một lớp tế bào da chết màu trắng bạc. Người mắc thường bị ngứa, đau, da có thể nứt và chảy máu.

Da đầu: Các mảng tổn thương có vảy nhẹ đến những mảng dày, bao phủ toàn bộ da đầu, có thể lan rộng trên trán, sau gáy và quanh tai.

Khuôn mặt: Thường ảnh hưởng đến lông mày của một người, da giữa mũi và môi trên, trán và chân tóc của người mắc.

Tay và chân: Lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể bị vảy nến thể mủ (vảy nến mụn mủ). Tại đây, da bị bong vảy, nứt nẻ, đôi khi phồng rộp hoặc đỏ, gây đau đớn.

Móng tay: Bệnh vảy nến cũng có thể tác động đến móng tay, gây ra sự đổi màu vàng, thậm chí gây bong móng.

Trong nếp gấp da, như mông, nách hoặc dưới ngực: Loại vảy nến này được gọi là bệnh vảy nến đảo ngược và nó thường xuất hiện dưới dạng các tổn thương rất đỏ ở phía sau đầu gối, nách hoặc thậm chí tại mông của người mắc. 

Bộ phận sinh dục: Thường xuất hiện ở nếp gấp da (như háng) mịn và đỏ rát, không có vảy như loại mảng bám.

Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không?

Hiện nay, vảy nến chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị có tác dụng giảm triệu chứng ngứa ngáy, sưng, viêm đỏ, phòng ngừa tái phát và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của bệnh. Những giải pháp điều trị mà bạn có thể áp dụng là: Dùng thuốc điều trị tại chỗ, thuốc toàn thân; Áp dụng quang hóa trị liệu kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh, khoa học và sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh.

Bên cạnh đó, người bị vảy nến cần lưu ý:

- Tránh bất cứ điều gì có thể kích hoạt sự bùng phát bệnh, các yếu tố phổ biến bao gồm:

+ Chấn thương hoặc trầy xước da.

+ Mức độ lo lắng và căng thẳng cao.

+ Nhiễm trùng bất cứ nơi nào trên cơ thể của bạn.

+ Uống quá nhiều rượu và hút thuốc.

- Bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời và thời tiết khắc nghiệt: Trong khi ánh nắng mặt trời nhẹ nhàng có thể tốt cho làn da bị vảy nến, thì việc tiếp xúc quá nhiều sẽ làm cho các triệu chứng bệnh vảy nến trở nên tồi tệ hơn. Thời tiết rất lạnh, khô và/hoặc gió cũng có thể gây kích ứng da của người bệnh.

- Sử dụng kem dưỡng ẩm để giảm ngứa và đóng vảy: Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ trên các khu vực bị vảy nến bùng phát giúp duy trì độ ẩm. Hãy dùng kem dưỡng ẩm suốt cả ngày khi bạn thấy các triệu chứng vảy nến bùng phát.

Kim Miễn Khang và Explaq có hiệu quả như thế nào với bệnh vảy nến?

Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp điều trị vảy nến. Tuy nhiên, các phương pháp này vẫn chưa đáp ứng đúng mục tiêu trong điều trị bệnh tự miễn, đó là: Giảm triệu chứng bệnh (phần ngọn), đồng thời phải tăng cường miễn dịch để ngăn ngừa tái phát (phần gốc). Đặc biệt các thuốc điều trị vảy nến hiện nay còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, gây hại cho gan, thận,...

Trong khi đó, bộ đôi thảo dược “Kim Miễn Khang và Explaq” đáp ứng đủ mục tiêu điều trị bệnh vảy nến mà không cần lo về tác dụng phụ. Người bệnh khi dùng không hề mệt mỏi, các chức năng gan, thận được đảm bảo và tăng cường.

Cụ thể, Explaq là kem dùng ngoài có nguồn gốc từ tự nhiên với thành phần chính là chitosan được tinh chế từ vỏ tôm, các loài giáp xác, có tác dụng ức chế sự chết tế bào, tăng cường tái tạo da, làm trơn, mịn da, bảo vệ da tránh các tác động có hại từ môi trường, chống viêm - phần ngọn của bệnh vảy nến… Các tác dụng này được tăng cường khi phối hợp với tác dụng ức chế rút ngắn chu kỳ tế bào, làm bạt sừng (cao phá cố chỉ), giữ ẩm cho da, nhanh liền vết thương (cao lá sòi, MSM), chống viêm, chống dị ứng (cao ba chạc). Kem bôi dược liệu Explaq là công thức được thiết kế chuyên biệt giúp loại bỏ vảy da đồng thời giúp da mịn, trở về trạng thái tự nhiên, ngăn chặn tái phát ở bệnh vảy nến nói riêng và các bệnh vảy da nói chung.

Đặc biệt, khi kết hợp cùng Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. và chống tự miễn. Thành phần này khi kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, giúp ngăn ngừa bệnh tự miễn một cách hiệu quả - phần gốc của bệnh vảy nến.

Kim Miễn Khang và Explaq tạo nên bộ đôi sản phẩm “trong uống - ngoài bôi” với công thức toàn diện giúp cải thiện vảy nến một cách nhanh chóng và bền vững, đáp ứng được trọn vẹn mục tiêu điều trị bệnh vảy nến. Bạn nên dùng bộ sản phẩm này liên tục 3 - 6 tháng để có hiệu quả cao nhất.

Như vậy, bạn Thái Sơn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq để hỗ trợ điều trị vảy nến một cách toàn diện. Bên cạnh đó, bạn nên nhớ duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, tránh những yếu tố kích hoạt thì chắc chắn bệnh vảy nến sẽ được kiểm soát tốt.

Chúc bạn sức khỏe!