Vảy nến móng tay là một dạng vảy nến thường gặp, gây lõm móng và khiến móng chuyển sang màu vàng đục. Nếu không được điều trị, bệnh vảy nến móng tay sẽ gây đau và khó chịu, đặc biệt là ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người mắc. Vậy vảy nến móng tay là bệnh như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp cho bạn 5 cách chữa vảy nến móng tay tại nhà đơn giản, hiệu quả.

Triệu chứng của bệnh vảy nến móng tay

Theo một nghiên cứu mới nhất của Đại học Y Hà Nội, có đến 78% người mắc bệnh vảy nến xuất hiện vảy nến móng tay. Căn bệnh này tuy không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng luôn đem lại sự phiền toái, khó chịu và mất tự tin cho người mắc. 

Bệnh vảy nến móng tay thường được nhận biết bằng những triệu chứng phổ biến như:

- Thay đổi về màu sắc của móng. Móng có thể xuất hiện màu vàng, nâu hoặc xanh và hơi đục. Nếu quan sát kỹ, có thể thấy móng xuất hiện những chấm trắng hoặc đỏ bên dưới.

- Móng trở nên yếu và dễ gãy hơn so với thông thường.

- Dưới móng tay xuất hiện các vảy trắng bạc và có thể nhận thấy được bằng mắt thường. Các vảy này làm cho móng tay dễ bị bong khỏi da và để lại cảm giác đau đớn.

- Móng trở nên dày, khó chịu hơn bởi lớp tế bào chết dưới da dễ bị đẩy lên và không tự bong tróc.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến móng tay

Hiện nay, vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy nến móng tay. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, bệnh liên quan mật thiết đến hệ miễn dịch của cơ thể. Các tế bào của hệ miễn dịch thay vì phải thực hiện nhiệm vụ của mình là tấn công những vi khuẩn, vi rút gây bệnh lại tấn công chính biểu bì da của cơ thể và làm da dần dần chết đi, tạo thành các vảy.

Ngoài ra, một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

- Di truyền: Thống kê cho thấy, có tới 40% trường hợp bố mẹ bị vảy nến di truyền cho con.

- Nhiễm khuẩn: Quá trình sinh hoạt không giữ vệ sinh đúng cách khiến da bị nhiễm khuẩn, hoặc dùng chất tẩy rửa quá mạnh cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Dùng thuốc không đúng cách: Nhiều người vẫn có thói quen chữa bệnh theo cảm tính mà không theo đơn của bác sĩ. Đây chính là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho bệnh vảy nến móng tay hình thành. Một số loại thuốc có thể được kể đến là thuốc chống sốt rét, thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker, corticoid,…

- Môi trường ô nhiễm: Môi trường bụi bẩn, ô nhiễm không khí, nguồn nước, thức ăn,… gây ra nhiều bệnh, trong đó có vẩy nến.

- Chấn thương vùng thượng bì: Một số trường hợp da bị tổn thương mà không

chữa trị kịp thời, lâu ngày cũng gây bệnh vảy nến.

- Căng thẳng, stress cũng là một yếu tố làm khởi phát và khiến bệnh vảy nến phát triển trầm trọng thêm.

5 cách chữa vảy nến móng tay tại nhà đơn giản, hiệu quả

Bị vảy nến móng tay sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, khiến người mắc tự ti, mặc cảm. Dưới đây là một số mẹo đơn giản giúp bạn cải thiện vảy nến ở móng tay hiệu quả:

Sử dụng nha đam

Nha đam (lô hội) được biết có dược tính cao. Việc sử dụng nha đam để điều trị bệnh vảy nến cũng rất đơn giản nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao. Lô hội giúp chữa lành và nuôi dưỡng các mô bị tổn thương, đồng thời phục hồi móng tay, loại bỏ nguy cơ bong móng.

Cách thực hiện: Cắt lá nha đam để lấy gel và bôi gel lên móng bị tổn thương. Để 30 phút, rồi rửa sạch. Bạn cũng có thể bôi gel nha đam lên móng tay bị tổn thương và để qua đêm. Tuy nhiên, hãy nhớ rửa sạch vào buổi sáng hôm sau.

Sử dụng kem chứa vitamin D

Vitamin D có đặc tính kháng viêm và giúp móng bị tổn thương mau lành. Thoa kem hoặc thuốc mỡ chứa vitamin D lên móng trong 5 phút. Áp dụng phương pháp này 2 - 3 lần mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn cũng nên ăn thực phẩm giàu vitamin D như cá, nấm, trứng, các chế phẩm từ sữa để thúc đẩy quá trình chữa bệnh từ bên trong lẫn bên ngoài.

Chế độ ăn uống khoa học

Bệnh vảy nến thể móng không chỉ làm tổn thương các đầu móng trong thời gian dài mà có thể khiến cho móng mất đi tính thẩm mỹ và khó để phục hồi như ban đầu. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh, tuy nhiên, bạn có thể ngăn chặn các triệu chứng đau nhức do vảy nến bằng cách áp dụng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý nhất. Cụ thể:

- Sử dụng thực phẩm tươi, xanh: Rau xanh, hoa quả tươi là những thực phẩm chứa nhiều vitamin tự nhiên có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và giúp cải thiện làn da. Nên hỗ trợ bổ sung các thực phẩm như bưởi, cam, xoài, mơ, rau có màu xanh đậm,…

- Thực phẩm chứa acid folate: Các acid folate giúp phân chia tế bào và ngăn ngừa các tế bào bị bệnh tiếp tục tấn công sang những vùng da khỏe mạnh. Thực phẩm giàu acid folate được tìm thấy trong các thực phẩm như: Ngũ cốc, lúa mì, đậu hà lan,…

- Thực phẩm chứa kẽm: Giúp khống chế các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài và kích thích những tế bào da tái sinh từ bên trong. Vì vậy, hãy thường xuyên bổ sung thực phẩm chứa nhiều kẽm trong thực đơn hàng ngày để cải thiện tình trạng vảy nến tốt hơn.

Giữ tinh thần thoải mái

Căng thẳng, stress lâu có thể khiến cho căn bệnh vảy nến trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, các chuyên gia đầu ngành khuyên rằng, mỗi người nên tự giác trong việc cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc phù hợp.

Chăm sóc móng tay

Để hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến móng tay, bạn cũng cần chú ý chăm sóc móng tay thật tốt. Cụ thể:

- Luôn cắt ngắn móng tay.

- Đeo găng tay trong khi rửa bát đĩa và lúc làm những công việc nhà khác để bảo vệ móng tay khỏi các chất hóa học.

- Giữ ngón tay khô ráo trước khi đi gang tay hoặc tất.

- Không nên sử dụng sơn móng tay.

Giải pháp từ thảo dược giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa vảy nến móng tay

Ngoài việc áp dụng các biện pháp ở trên, người bị vảy nến nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả mà không gây tác dụng phụ, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.

Explaq được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da và tránh để lại sẹo khi bị vảy nến. Với bệnh vảy nến thể móng, bạn có thể bôi kem Explaq lên trên bề mặt móng để giúp làm mềm, mịn móng tay, ngăn ngừa triệu chứng vảy nến móng tay tiến triển nặng hơn.

Kim Miễn Khang được bào chế dạng viên nén, có thành phần là các thảo dược giúp chống oxy hóa, chống viêm, chống tự miễn như cây sói rừng (thành phần chính), thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá có tác dụng điều hòa năng lượng tế bào, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn nói chung và vảy nến móng tay nói riêng. 

Bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về bệnh vảy nến móng tay. Hãy tăng cường vận động, hạn chế uống rượu, bia, bỏ hút thuốc lá, luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, kết hợp sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hàng ngày để ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả, bạn nhé.

Kinh nghiệm chiến thắng bệnh vảy nến

Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm. Nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến, các triệu chứng của bác đã được khống chế hiệu quả.

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến móng tay cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916757545 / 0916755060 (Zalo/Viber).