Nhiều người thường chủ quan khi bị vảy nến nhẹ. Bởi ở mức độ này, bệnh chưa ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, chính tâm lý chủ quan, không điều trị sớm là nguyên nhân khiến cho bệnh vảy nến nhẹ tiến triển thành nặng. Vậy làm sao để khắc phục hiệu quả được căn bệnh này khi mới ở giai đoạn đầu? Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau.

Hiểu rõ hơn về bệnh vảy nến nhẹ

Vảy nến là bệnh ngoài da mạn tính do tự miễn. Dựa trên mức độ bệnh mà sự ảnh hưởng của vảy nến đến mỗi người là khác nhau. Theo đó, bệnh vảy nến được chia thành 3 mức độ, cụ thể:

Vảy nến nhẹ: Là khi diện tích tổn thương dưới 5%. Trong đó 1% cơ thể sẽ được tính bằng diện tích 1 bàn tay. Ở mức độ này, bệnh vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người mắc.

Bệnh vảy nến nhẹ có thể xuất hiện với những dấu hiệu không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác:

- Da sưng đỏ, người mắc cảm thấy nóng rát tại vùng da bị tổn thương.

- Sau một thời gian, họ sẽ thấy hơi ngứa tại vùng da bị bệnh vảy nến, do quá trình tái tạo da mới gây nên, triệu chứng giống như bệnh viêm da dị ứng.

- Các tế bào da chết cứ thế dày lên như vảy cá, sâu dưới lớp vảy cá có màu hồng, còn trên mặt da có màu trắng. Lúc này, bệnh vảy nến nhẹ có diện tích nhỏ, sau một thời gian sẽ hình thành những mảng lớn hơn.

18.jpg

Hình ảnh bệnh vảy nến

Triệu chứng vảy nến nhẹ rõ rệt nhất là từ đỏ da đến sưng, nóng rát và bong tróc, không có dấu hiệu mất đi. Bệnh có những dấu hiệu tương tự như: Lupus ban đỏ, viêm da cơ địa hay viêm da dị ứng. Người mắc nếu không có kiến thức chuyên môn khó lòng phân biệt được những bệnh này.

Vảy nến trung bình: Là khi tổn thương da ảnh hưởng đến 5 – 10% diện tích cơ thể. Khi bị vảy nến ở mức độ này thì bệnh đã có những tác động đáng kể đến cuộc sống, tâm lý.

Vảy nến nặng: Vảy nến nặng là khi tổn thương >10% diện tích cơ thể hoặc người mắc bị một số thể vảy nến nghiêm trọng như: Vảy nến thể mủ, vảy nến đỏ da toàn thân,… Khi bệnh ở mức độ này, người mắc sẽ thấy buồn chán, trầm cảm, ngại giao tiếp với người khác, nhiều người còn bị mất việc, tan vỡ hạnh phúc gia đình,...

Cách điều trị bệnh vảy nến nhẹ

Khi vảy nến ở mức độ nhẹ, việc điều trị cũng không quá khó khăn. Quan trọng là bạn cần phát hiện sớm và có phương pháp cải thiện phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục bệnh vảy nến nhẹ phổ biến hiện nay:

Duy trì độ ẩm cho da bị vẩy nến

Yếu tố quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh vẩy nến đó là dưỡng ẩm cho da. Đặc biệt trong các tháng mùa đông lạnh, khí hậu thường khô hanh, tất cả mọi người đều cần phải dưỡng ẩm cho da, tránh khô da, nứt nẻ. Với những người mắc vảy nến thì điều này còn quan trọng hơn nhiều. Bệnh thường tái phát vào mùa đông, khô lạnh, hoặc nặng thêm vào mùa này. Vì thế, hãy làm bạn với những loại kem dưỡng ẩm không mùi, phù hợp với làn da bạn.

Tắm bằng muối biển

Đây có thể là một phương pháp mới lạ, nhưng tắm với muối biển là cách tuyệt vời để thư giãn và dưỡng da. Ngoài ra, bột yến mạch cũng là một loại “sữa tắm” tự nhiên vô cùng hiệu quả để làm dịu làn da bị tấy rát của người mắc vảy nến nhẹ. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy, những người tắm với muối biển 10% khoảng 3 - 4 lần/tuần có thể cải thiện tình trạng nổi đỏ và ngứa rát đáng kể. Không những vậy, tắm muối biển cũng hiệu quả tương tự với chứng mất ngủ, eczema và bệnh viêm khớp.

Tắm nắng

Thông thường, bệnh vảy nến thường được khuyên là nên tránh nắng. Do trong ánh nắng chứa nhiều tia UV. Tuy nhiên, hãy ra ngoài và tận hưởng không khí tự nhiên cùng ánh nắng mặt trời sẽ giúp bạn lấy lại tâm trạng vui tươi,  đồng thời đó cũng là cách đơn giản nhất để trị bệnh vảy nến dạng nhẹ. Bạn chỉ nên tận hưởng ánh nắng buổi sáng trước 9h, bởi ánh nắng khi đó ít chứa tia UV có hại cho da, và cường độ vừa phải, giúp cơ thể tăng tổng hợp vitamin D, canxi làm cho làn da vảy nến khỏe mạnh hơn.

Dùng thuốc bôi tại chỗ:

Các thuốc trước đây thường dùng là acid salicylic. Acid salicylic ở nồng độ từ 2% - 15% hoặc phối hợp với một loại thuốc corticoid bôi da. Đây là liệu pháp bước đầu khi vảy nến có phần dày sừng, á sừng mới xuất hiện. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng, bởi sử dụng corticoid có thể gây nhiều tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.

Thay đổi chế độ sinh hoạt giúp cải thiện bệnh vảy nến nhẹ

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị vảy nến khỏi hoàn toàn. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, bởi có nhiều phương pháp giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng bệnh vảy nến hiệu quả. Bên cạnh những biện pháp kể trên, người mắc vảy nến nhẹ cần duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm:

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt ngựa,…), hạn chế uống sữa, từ bỏ rượu bia bởi đây đều là các chất gây viêm; Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các loại đậu,…

- Giảm căng thẳng: Hãy thử các kỹ thuật thư giãn vài lần mỗi tuần. Stress có thể là một tác nhân lớn gây ra bệnh vảy nến. Giảm căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống giúp tránh các triệu chứng không mong muốn. Một cách tuyệt vời để giảm thiểu mức độ căng thẳng là thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền hoặc yoga. Những phương pháp này được chứng minh giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể.

- Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao: Nên tập luyện tối thiểu 30 phút/ngày với các bài tập như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,…

- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự tư vấn của chuyên gia.

- Hãy cẩn thận khi xử lý bất kỳ vết cắt hoặc vết thương da nào vì chúng có thể khiến bệnh vảy nến của bạn lây lan. Điều này bao gồm gãi da, cạo vảy và tránh trầy xước hoàn toàn.

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Bị thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ bùng phát vảy nến. Bạn có thể hạn chế nguy cơ đó bằng cách kiểm soát cân nặng và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Cải thiện và ngăn ngừa vảy nến tái phát nhờ kết hợp “trong uống - ngoài bôi”

Thay đổi lối sống khoa học hơn sẽ giúp bạn tránh xa vảy nến. Nhưng điều đó là chưa đủ. Người dùng cần kết hợp thêm các phương pháp khác như sử dụng sản phẩm thiên nhiên ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị vẩy nến hiệu quả hơn. Vì vậy, bên cạnh các phương pháp trên, người mắc vảy nến nhẹ có thể cải thiện bệnh bằng việc kết hợp sử dụng kem bôi da Explaq và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang. Đây là bộ đôi “trong uống - ngoài bôi” giúp cải thiện vảy nến nhẹ một cách an toàn, hiệu quả lâu dài và không gây tác dụng phụ.

Kem bôi da dược liệu Explaq được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan (thành phần chính, là chiết xuất vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,…), phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi. Sản phẩm giúp dưỡng, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da, từ đó hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả.

Ngoài sử dụng kem bôi cho da, người bị vảy nến nhẹ nên sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,… Sản phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, giúp ngăn ngừa vảy nến bùng phát. Kim Miễn Khang được bào chế dạng viên nén rất tiện dùng và mọi người có thể yên tâm sử dụng lâu dài mà không phải lo lắng về tác dụng phụ.

Nhiều người chia sẻ kinh nghiệm cải thiện vảy nến thành công

Bà Nguyễn Thị Kim Bình (số điện thoại: 02438551697 - gọi buổi sáng hoặc sau 16h hàng ngày), sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội bị vảy nến 20 năm. Suốt 20 năm, bà đã đi khám, uống thuốc khắp nơi mà không đỡ. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang và Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vảy nến hiệu quả sau 2 tháng.

Hy vọng qua những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh vảy nến nhẹ. Đừng quên áp dụng các biện pháp mà bài viết chia sẻ, kết hợp sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq hàng ngày để ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả, bạn nhé! 

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916757545 / 0916755060 (Zalo/Viber).