Vảy nến là bệnh tự miễn hiện chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Đối với những tình trạng nặng, người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị vảy nến mới giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng. Tuy nhiên, dùng thuốc có phải giải pháp hiệu quả nhất hay không? Các loại thuốc thường được chỉ định cho người bị vảy nến là gì? Mời bạn đọc thông tin có trong bài viết sau!

Vảy nến có mấy loại?

Vảy nến (vảy nến) là bệnh ngoài da mạn tính do tự miễn. Ước tính, nó ảnh hưởng đến 2 – 3% dân số thế giới, với khoảng 125 triệu người bệnh, trong đó có khoảng 2,5 triệu người Việt Nam.

Vảy nến có nhiều loại khác nhau, bao gồm:

- Vảy nến thể mảng: Các tổn thương trên da sưng tấy, đỏ rát, có vảy trắng và ngứa ngáy. Vùng da thường xuất hiện tổn thương là khuỷu tay, da đầu, đầu gối,… Ước tính, khoảng 80% số người mắc vảy nến bị loại bệnh này.

- Vảy nến đảo ngược: Da xuất hiện tổn thương đỏ tươi, mịn tại nách, háng, da sau gối,… Tổn thương có thể nghiêm trọng hơn khi bị thấm mồ hôi hoặc cọ xát.

- Vảy nến thể giọt: Da thấy các chấm tổn thương nhỏ như giọt nước sưng đỏ, có vảy trắng ở tay, chân hoặc lưng. Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên thường bị loại vảy nến này.

Triệu chứng vảy nến thể giọt 

Triệu chứng vảy nến thể giọt

- Vảy nến toàn thân: Da toàn thân đỏ rực và có lớp vảy trắng bao phủ. Đây là tình trạng nguy hiểm, người bệnh có thể sốt, ớn lạnh,… nên cần được can thiệp y tế sớm.

- Vảy nến thể mủ (vảy nến mụn mủ): Da đỏ kèm theo mụn đầu mủ trắng, thường ảnh hưởng đến bàn tay, gót chân hoặc toàn thân.

- Vảy nến thể khớp (viêm khớp vảy nến): Bệnh có thể ảnh hưởng đến khớp, khiến khớp sưng, đỏ và đau. Nếu không được điều trị sớm, nó có thể làm cứng khớp, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.

- Vảy nến thể móng: Móng có thể bị đổi màu, sần sùi, biến dạng, thậm chí bong móng.

>> Xem thêm: Bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không?

Các loại thuốc điều trị vảy nến phổ biến hiện nay

Sử dụng thuốc là cách điều trị vảy nến được áp dụng khá phổ biến. Nếu bệnh nhẹ hoặc chỉ có tổn thương ở 1 vị trí thì bạn dùng thuốc bôi. Tuy nhiên, nếu bệnh đã nặng, xuất hiện biến chứng hoặc có tổn thương vảy nến ở nhiều vị trí trên cơ thể thì cần phải dùng thuốc điều trị toàn thân dạng uống hoặc tiêm. Một số loại thuốc điều trị bệnh vảy nến phổ biến bao gồm:

Thuốc bôi điều trị vảy nến

- Corticosteroid: Clobetasol, triamcinolone, fluocinolone và betamethasone là những ví dụ về corticosteroid thường được kê đơn. Đây là các loại thuốc giúp làm giảm viêm da và ngứa.

Corticosteroid có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể nếu sử dụng trên diện tích lớn. Chúng cũng gây mỏng da cục bộ nên không sử dụng thuốc này trong thời gian dài.

 Các loại thuốc bôi được sử dụng phổ biến trong điều trị vảy nến

Các loại thuốc bôi được sử dụng phổ biến trong điều trị vảy nến

- Kem và thuốc mỡ liên quan đến vitamin D: Calcipotriene là họ hàng của vitamin D3 được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến vừa và nhẹ. Thuốc làm chậm quá trình sản xuất các tế bào da dư thừa. Giới chuyên gia khuyến cáo: Không sử dụng thuốc này trên mặt, quanh mắt, bên trong mũi hoặc miệng. Không sử dụng > 100 gram thuốc mỗi tuần bởi nó có thể gây kích ứng da.

- Các chế phẩm chứa tar (than đá): Đây là một hỗn hợp phức tạp của hàng ngàn chất khác nhau được chiết xuất từ ​​than trong quá trình cacbon hóa. Than đá được bôi tại chỗ và có sẵn trong các chế phẩm như dầu gội, sữa tắm, thuốc mỡ, kem, gel, kem dưỡng da, thuốc mỡ,... Đôi khi, nhựa than đá được kết hợp với liệu pháp ánh sáng UVB. Thuốc giúp giảm ngứa và làm chậm sản xuất các tế bào da dư thừa. Khi sử dụng thuốc này, tránh tiếp xúc với mắt, bên trong mũi, miệng hoặc vết thương hở. Ngừng sử dụng nếu da trở nên kích ứng hơn hoặc nếu các triệu chứng không thuyên giảm. Than đá có xu hướng làm bẩn quần áo, khăn trải giường và có thể gây mùi khó chịu. Thuốc này khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời và làm tăng nguy cơ viêm nang lông.

- Retinoids tại chỗ: Tazarotene là một retinoid tại chỗ có sẵn dưới dạng gel hoặc kem. Thuốc này đôi khi được kết hợp với corticosteroid để giảm kích ứng da và tăng hiệu quả. Tazarotene đặc biệt hữu ích cho người bệnh vảy nến da đầu. Thuốc giúp giảm kích thước của các mảng vảy nến và đỏ da. Không sử dụng thuốc này trên mặt, quanh mắt, bên trong mũi hoặc miệng. Không sử dụng trên vết thương hở hoặc da bị cháy nắng. Thuốc này thường gây khó chịu và có thể làm bỏng da.

 Không sử dụng các loại thuốc bôi điều trị vảy nến trên mặt

Không sử dụng các loại thuốc bôi điều trị vảy nến trên mặt

Thuốc điều trị toàn thân

Thuốc uống điều trị bệnh vảy nến là loại tác động toàn thân. Vảy nến là bệnh tự miễn, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của một người hoạt động quá mức và tấn công nhầm các tế bào da khỏe mạnh. Thuốc toàn thân giúp ngăn chặn phản ứng tự miễn dịch này xảy ra. Một số loại thuốc điều trị vảy nến toàn thân phổ biến bao gồm:

- Methotrexate: Thuốc giúp giảm viêm, sưng và ngứa trong bệnh vảy nến. Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm đau khớp liên quan đến viêm khớp vảy nến. Methotrexate thường cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến ở khoảng 20 – 30% người dùng. Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm: Buồn nôn; rụng tóc; bệnh gan, mặc dù điều này là hiếm,… Người bệnh không nên dùng methotrexate nếu: Thường xuyên uống rượu; bị bệnh gan hoặc thận; bị loét dạ dày. Methotrexate cũng không an toàn cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Do đó, nếu bạn có kế hoạch mang thai thì hãy tránh xa nó.

- Cyclosporine: Thuốc hoạt động bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch của một người. Theo nghiên cứu năm 2013, cyclosporine là một trong những loại thuốc có tác dụng nhanh và hiệu quả nhất đối với bệnh vảy nến. Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) lưu ý rằng, 80 – 90% người dùng báo cáo, bệnh vảy nến của họ được cải thiện nhanh chóng sau khi dùng cyclosporine.

 Cyclosporine là thuốc điều trị vảy nến toàn thân thường được sử dụng

Cyclosporine là thuốc điều trị vảy nến toàn thân thường được sử dụng

Theo Tổ chức Bệnh vảy nến Quốc gia Hoa Kỳ (NPF), những người dùng cyclosporine có thể gặp các tác dụng phụ sau: Ngứa da; đau đầu; đau khớp; co giật cơ bắp; huyết áp cao,… Những người bị suy thận hoặc ung thư, huyết áp cao và phụ nữ đang mang thai nên tránh dùng cyclosporine.

- Este axit fumaric: Theo tạp chí Bệnh vảy nến Hoa Kỳ, este axit fumaric là một loại thuốc uống khác đã được chứng minh an toàn và hiệu quả để điều trị vảy nến. Tác dụng phụ của este axit fumaric bao gồm: Tiêu chảy; buồn nôn; đau bụng; mặt đỏ và nóng,… Người bệnh không nên dùng este axit fumaric nếu họ có vấn đề về dạ dày hoặc ruột. Do thiếu nghiên cứu, bất cứ ai đang mang thai hoặc cho con bú cũng nên tránh dùng chúng.

>> Xem thêm: Cách điều trị vảy nến da đầu hiệu quả

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị vảy nến

Như vậy, dùng thuốc điều trị vảy nến lâu dài có thể kéo theo nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, giới chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng thuốc với các sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và hỗ trợ ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.

Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, giúp ngăn ngừa bệnh tự miễn nói chung và vảy nến nói riêng.

 Kim Miễn Khang giúp hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả

Kim Miễn Khang giúp hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả

Ngoài sử dụng Kim Miễn Khang giúp tăng cường miễn dịch, người mắc vảy nến nên kết hợp dùng kem bôi da dược liệu Explaq. Sản phẩm được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy và hạn chế tình trạng sẹo thâm sau khi điều trị vảy nến. 

 Kem bôi da Explaq được nhiều người bị vảy nến tin dùng

Kem bôi da Explaq được nhiều người bị vảy nến tin dùng

Bài viết đã giúp bạn có thông tin về các loại thuốc điều trị vảy nến. Hãy thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh và sử dụng bộ đôi sản phẩm Kim Miễn Khang, Explaq đều đặn hàng ngày để cải thiện, ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả, bạn nhé!

>> Xem thêm: Bệnh vảy nến thường gặp ở đối tượng nào?

Xem thêm kinh nghiệm cải thiện vảy nến thành công

Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm, nhiều hôm bác không ngủ được vì quá ngứa. Nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq, các triệu chứng vảy nến của bác đã được cải thiện rất tốt. Cùng lắng nghe chia sẻ của bác trong video dưới đây:

>> Xem thêm chia sẻ của bà Nguyễn Thị Kim Bình (Thanh Xuân, Hà Nội, SĐT: 0243.855.1697) về quá trình vượt qua vảy nến tại đây.

Ý kiến của chuyên gia

Chuyên gia Nguyễn Thị Hiền hướng dẫn bôi thuốc điều trị vảy nến tại nhà hiệu quả trong video sau:

>> Xem thêm: Cách chữa vảy nến mà không cần dùng thuốc điều trị vảy nến là gì? Chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn TẠI ĐÂY.

Để biết thêm thông tin chi tiết về thuốc điều trị vảy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.

Phương Linh