Vảy nến là bệnh tự miễn mạn tính và thường xuyên tái phát. Nhiều người dùng cả đời để tìm cách chữa vảy nến nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn. Vậy giải pháp nào giúp khắc phục và phòng ngừa vảy nến hiệu quả mà vẫn an toàn? Nếu bạn có chung những thắc mắc trên thì đừng bỏ qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh vảy nến. Nhưng thông qua nhiều nghiên cứu, họ tin rằng, sự suy yếu của hệ miễn dịch và một số yếu tố kích hoạt từ môi trường có thể gây ra bệnh.

    Triệu chứng đặc trưng của vảy nến

Triệu chứng đặc trưng của vảy nến

- Hệ miễn dịch suy yếu sẽ khiến các tế bào bạch cầu tấn công tế bào biểu bì da, khiến chúng tăng sinh gấp 10 lần, gây ra các tổn thương bong tróc vảy trắng, đỏ và sưng viêm ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác làm trầm trọng thêm triệu chứng hoặc khiến bệnh bùng phát bao gồm:

- Yếu tố di truyền: Khoảng 10% dân số thế giới mang gen vảy nến nhưng chỉ khoảng 2 – 3% trong số này bùng phát bệnh. Những người sống trong gia đình có người bị vảy nến sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao mắc bệnh này.

- Thời tiết lạnh, khô.

- Căng thẳng, áp lực kéo dài.

- Vi khuẩn xâm nhập, như bị viêm họng liên cầu khuẩn,…

- Thượng bì bị tổn thương như trầy xước, chấn thương,…

>> Xem thêm: Giải đáp: Vảy nến là bệnh gì?

Vảy nến có chữa khỏi được không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay, chưa có loại thuốc điều trị hay phương pháp nào có thể chữa khỏi bệnh vảy nến. Tùy vào các yếu tố tác động mà người mắc có thể xuất hiện các đợt bùng phát vảy nến dữ dội, sau đó thuyên giảm và tái phát. Khi vảy nến đang thuyên giảm, bạn không cần điều trị, các triệu chứng bệnh cũng vẫn được cải thiện. Tuy nhiên sau đó, nếu không có các biện pháp ngăn ngừa phù hợp, bệnh lại tái phát và ngày càng trầm trọng.

    Bệnh vảy nến khiến người mắc tự ti, mặc cảm

Bệnh vảy nến khiến người mắc tự ti, mặc cảm

>> Xem thêm: Cách phân biệt vảy nến da đầu và nấm da đầu chính xác

Các phương pháp chữa vảy nến hiện nay là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc chữa vảy nến khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nó đáp ứng tốt với nhiều phương pháp điều trị tại chỗ và toàn thân. Ngay cả những người bị bệnh vảy nến nghiêm trọng cũng có sự cải thiện triệu chứng sau khi áp dụng các phương pháp dưới đây:

Điều trị tại chỗ vảy nến

Các phương pháp điều trị tại chỗ được áp dụng trực tiếp cho vùng da bị vảy nến để cải thiện triệu chứng như loại bỏ bong tróc vảy, giảm đau cục bộ mà không gây tác dụng phụ. Phương pháp này sử dụng một số thuốc và chế phẩm sau:

- Axit salicylic: Một số bác sĩ khuyên dùng thuốc mỡ axit salicylic để làm mịn da bằng cách thúc đẩy sự bong tróc vảy nến. Tuy nhiên, sử dụng axit salicylic trên các vùng da rộng lớn có thể khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều thuốc, dẫn đến tác dụng phụ. Axit salicylic cũng có thể kích ứng da và làm yếu tóc, gây rụng tóc tạm thời.

- Kem chứa steroid giúp giảm viêm, ngứa và ngăn chặn sự sản xuất các tế bào da quá mức. Tuy nhiên, chúng có thể gây tác dụng phụ bao gồm: Da bỏng rát, khô, kích ứng và mỏng.

    Điều trị vảy nến tại chỗ

Điều trị vảy nến tại chỗ

- Calcitriol đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị bệnh vảy nến, đặc biệt là khi chúng được kết hợp với một loại kem bôi corticosteroid tại chỗ. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng số lượng hạn chế để tránh tác dụng phụ.

- Thuốc mỡ chứa than đá và dầu gội đầu: Những sản phẩm này có thể giúp làm chậm sự phát triển nhanh chóng của tế bào da và giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, chúng có thể gây viêm nang lông nên bạn hãy thận trọng.

- Retinoids: Các chế phẩm tại chỗ có chứa vitamin A tổng hợp có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến. Tuy nhiên, thuốc có thể gây khô và kích ứng da nên người dùng cần thận trọng.

Quang trị liệu điều trị vảy nến

Tiếp xúc với liều lượng ánh sáng mặt trời thường xuyên nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện tổn thương bệnh vảy nến ở nhiều người. Đối với các trường hợp bệnh vảy nến dai dẳng, khó điều trị, bác sĩ có thể khuyên dùng liệu pháp ánh sáng.

- PUVA (Thuốc psoralen kết hợp với tia cực tím A): Đây là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho người bị vảy nến. Tuy nhiên, hình thức trị liệu này ít được sử dụng hiện nay, bởi nó đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da, thậm chí nhiều thập kỷ sau khi ngừng liệu pháp này.

- Ánh sáng cực tím B (UVB): Một số bác sĩ có thể chỉ định người bệnh áp dụng phương pháp này đơn độc hoặc kết hợp với các phương pháp hoặc thuốc khác.

    Phương pháp điều trị vảy nến bằng ánh sáng

Phương pháp điều trị vảy nến bằng ánh sáng

Điều trị toàn thân bằng thuốc uống hoặc tiêm

Khi các phương pháp điều trị khác thất bại, người bệnh có thể được kê toa thuốc uống hoặc tiêm để điều trị vảy nến. Một số loại thuốc này ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.

- Methotrexate: Thuốc này được sử dụng như một loại thuốc hóa trị ung thư và điều trị các dạng viêm khớp khác nhau. Nó giúp cải thiện đáng kể các tổn thương bệnh vảy nến. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

- Retinoids uống: Những hợp chất có đặc tính giống vitamin A có thể giúp ích cho người bị bệnh vảy nến nặng. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần sử dụng biện pháp tránh thai khi uống thuốc này vì nó làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

- Thuốc sinh học: Những loại thuốc này kiểm soát phản ứng miễn dịch của cơ thể. Chúng thường được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến nặng và viêm khớp vảy nến. Những loại thuốc này được làm từ protein của người hoặc động vật, khá hiệu quả nhưng cực kỳ đắt tiền. Do đó, không nhiều người có thể sử dụng thuốc này.

Điều trị bệnh vảy nến tại nhà

Nếu thuốc không làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh có thể thử các biện pháp tự nhiên như sử dụng thảo dược, vitamin,… Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

- Muối biển Chết: Các giải pháp bổ sung vào nước tắm như muối biển Chết, dầu, bột yến mạch hoặc muối Epsom có thể giúp điều trị bệnh vảy nến bằng cách loại bỏ vảy và giảm ngứa. Bạn hãy hòa chúng vào nước theo chỉ dẫn, sau đó, ngâm mình trong bồn tắm khoảng 15 phút. Sau đó, hãy thoa kem dưỡng ẩm để tránh khô da.

- Nha đam: Nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng, kem bôi từ cây lô hội có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến. Do đó, đừng bỏ qua loại thảo dược tuyệt vời này.

    Nha đam giúp cải thiện triệu chứng vảy nến

Nha đam giúp cải thiện triệu chứng vảy nến

- Ăn kiêng: Người bị vảy nến béo phì sau khi giảm cân đã cải thiện đáng kể các triệu chứng. Do đó, hãy duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Cách chữa vảy nến mà không cần dùng thuốc điều trị vảy nến là gì? TS Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn trong video sau:

Cải thiện vảy nến hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Bên cạnh các giải pháp trên, người bị vảy nến cần tránh những yếu tố nguy cơ gây vảy nến như: Giảm căng thẳng, mệt mỏi; Tránh uống rượu, bia; Bảo vệ da khỏi chấn thương,… Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa vảy nến tái phát, tiêu biểu là bộ đôi “trong uống – ngoài bôi” Kim Miễn Khang và Explaq.

Explaq là kem bôi dược liệu với thành phần chính là chitosan, kết hợp với phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… giúp dưỡng ẩm, làm mềm mịn da, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy nến tái phát.

Kim Miễn Khang là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính chiết xuất từ cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa, cân bằng lại hệ miễn dịch. Ngoài ra, thành phần của Kim Miễn Khang còn chứa các thảo dược có đặc tính chống oxy hóa, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể nên cho hiệu quả hỗ trợ điều trị lâu dài, không gây tác dụng phụ.

    Bộ sản phẩm thảo dược hiệu quả cho người bị vảy nến

Bộ sản phẩm thảo dược hiệu quả cho người bị vảy nến

Sự kết hợp của Explaq và Kim Miễn Khang mang đến phương pháp hỗ trợ điều trị vảy nến an toàn, không gây tác dụng phụ. Nhiều người áp dụng phương pháp này đã cải thiện tốt các triệu chứng, ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về các cách chữa vảy nến hiện nay. Đừng quên áp dụng lối sống lành mạnh, khoa học và sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang, Explaq để ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả, bạn nhé!

>> Xem thêm: Cách chữa vảy nến bằng nghệ hiệu quả

Xem thêm kinh nghiệm vượt qua bệnh vảy nến

Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm. Nhờ sử dụng Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến, các triệu chứng của bác đã được khống chế hiệu quả. Cùng lắng nghe thêm chia sẻ của bác Việt trong video sau:

>> Xem thêm chia sẻ của bà Nguyễn Thị Kim Bình (Thanh Xuân, Hà Nội, SĐT: 0243.855.1697) về quá trình vượt qua vảy nến tại đây.

Đánh giá của chuyên gia

Công dụng của chitosan trong điều trị bệnh vẩy nến như thế nào? Mời bạn xem video sau đây:

>> Xem thêm: Chuyên gia Nguyễn Thị Hiền tư vấn cách phòng ngừa vảy nến tái phát hiệu quả TẠI ĐÂY.

Để biết thêm thông tin chi tiết về cách chữa vảy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916757545 / 0916755060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.

Hà Linh