Vảy nến là bệnh tự miễn mạn tính, hay tái phát nên điều trị rất khó khăn. Các phương pháp điều trị vảy nến truyền thống là sử dụng thuốc, quang hóa trị liệu. Gần đây, phương pháp sử dụng thuốc sinh học để cải thiện triệu chứng vảy nến mới được đưa vào áp dụng đại trà và nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến là gì luôn là thắc mắc của hầu hết chúng ta và không phải ai cũng có thể hiểu tường tận về bệnh để có cách điều trị và ngăn ngừa hiệu quả.
Vảy nến là bệnh ngoài da do tự miễn với các dấu hiệu nhận biết là da khô, xuất hiện tổn thương màu đỏ, sưng viêm và bong tróc vảy trắng trên bề mặt tổn thương. Ước tính, khoảng 2 – 3% dân số thế giới bị vảy nến với khoảng 125 triệu người mắc. Tại Việt Nam, con số này là 2,5 triệu người. Vảy nến chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn nhưng có nhiều cách để kiểm soát và cải thiện triệu chứng do vảy nến gây ra.
Điều trị vảy nến bằng nhóm thuốc sinh học có ưu, nhược điểm gì?
Thuốc sinh học sử dụng bằng cách tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Loại thuốc này dựa trên protein có nguồn gốc từ các tế bào sống được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Các loại thuốc hệ thống truyền thống gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ miễn dịch, nhưng thuốc sinh học chỉ nhắm vào các phần cụ thể của hệ miễn dịch. Các chất sinh học được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến ngăn chặn hoạt động của một loại tế bào miễn dịch cụ thể được gọi là tế bào T hoặc chặn protein trong hệ miễn dịch, chẳng hạn như yếu tố hoại tử khối u (TNF-alpha), interleukin 17-A hoặc interleukins 12 và 23. Tất cả các tế bào và protein này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh vảy nến và viêm khớp vảy nến.
Những ưu điểm của nhóm thuốc sinh học
Sử dụng thuốc sinh học là phương pháp điều trị vảy nến có tác dụng mạnh. Chúng có hiệu quả tốt để điều trị bệnh vảy nến mức độ vừa phải hoặc nặng. Thuốc sinh học giúp cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến, ngăn ngừa vảy nến tái phát.
Ví dụ về các loại thuốc sinh học bao gồm:
- Adalimumab
- Brodalumab
- Etanercept
- Golimumab
- Infliximab
- Ixekizumab
- Secukinumab
- Ustekinumab
Tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc sinh học điều trị vảy nến
Thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến có 2 nhược điểm chính:
- Chi phí điều trị lớn: Tùy thuộc vào loại thuốc và liều lượng, người bị vảy nến phải chi trả từ 10.000 – 30.000 USD/năm.
- Thuốc sinh học ức chế hệ miễn dịch: Điều đó có nghĩa là, chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc sinh học cũng không phải hiếm gặp. Tác dụng phụ phổ biến của chúng, bao gồm:
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Các triệu chứng giống như cúm
- Phản ứng tại chỗ tiêm
Những tác dụng phụ này thường nhẹ và trong hầu hết các trường hợp, người dùng không cần ngừng thuốc.
Tác dụng phụ hiếm gặp đối với thuốc sinh học bao gồm:
- Rối loạn hệ thần kinh nghiêm trọng, chẳng hạn như đa xơ cứng, co giật hoặc viêm dây thần kinh của mắt
- Rối loạn chức năng của máu
- Gây ra một số loại ung thư
Cải thiện tình trạng bệnh vảy nến nhờ sản phẩm thảo dược thiên nhiên
Như đã phân tích ở trên, thuốc sinh học có hiệu quả nhất định nhưng chi phí đắt đỏ và thường tiềm ẩn tác dụng phụ. Bên cạnh đó, các loại thuốc điều trị vảy nến như thuốc bôi hoặc tiêm cũng được nhiều sử dụng và đạt hiệu quả cải thiện bệnh. Tuy nhiên, thuốc cũng tồn tại nhiều tác dụng phụ. Do đó, các chuyên gia khuyên người mắc vảy nến nên sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên, tiêu biểu là kem bôi da dược liệu Explaq để tăng cường hiệu quả điều trị. Bạn có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp Explaq với các loại thuốc tây để tăng hiệu quả điều trị.
Explaq có thành phần chính là chitosan, đây là chất được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,… Chitosan giúp dưỡng ẩm, làm mềm mịn da, kháng khuẩn, kháng viêm, giúp bong sừng bạt vảy rất tốt. Ngoài ra, Explaq còn có sự kết hợp của dịch chiết phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… giúp cải thiện các triệu chứng ngoài da khi bị vảy nến rất tốt.
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến cũng như sản phẩm Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060.