Vẩy nến là bệnh tự miễn mạn tính với các dấu hiệu da đỏ, bong tróc vẩy và ngứa ngáy. Sử dụng thuốc điều trị vẩy nến là phương pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay, bởi cho hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc tây cũng tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy, khi dùng thuốc trị bệnh vẩy nến, chúng ta cần lưu ý điều gì? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Vẩy nến là bệnh gì?
Theo các chuyên gia, vẩy nến là bệnh tự miễn mạn tính với nhiều đợt bùng phát xảy ra do sự rối loạn của hệ miễn dịch, dẫn đến các tế bào hệ miễn dịch tấn công tế bào da khỏe mạnh thay vì những yếu tố ngoại lai như virus, vi khuẩn,... Theo ước tính, khoảng 2 – 3% dân số thế giới bị vẩy nến với các dấu hiệu đặc trưng như: Xuất hiện những tổn thương đỏ rát, sưng, viêm, bong tróc vẩy trắng trên da.
Cơ chế sinh ra bệnh vẩy nến bao gồm: Yếu tố gen di truyền, rối loạn yếu tố miễn dịch, và yếu tố ngoại cảnh (nhiễm khuẩn, chấn thương, thuốc, thức ăn). Ngoài ra, những yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn là: Sang chấn như gãi, chà xát mạnh; Nhiễm trùng mà thường là nhiễm liên cầu; Căng thẳng; Sử dụng thuốc corticosteroid, lithium, các thuốc chống sốt rét, interferon, rượu bia có thể làm bệnh nặng thêm.
Tìm hiểu về bệnh vẩy nến
>> Xem thêm: 7 cách tự nhiên khiến triệu chứng bệnh vảy nến lùi xa!
Bệnh vẩy nến có chữa được không?
Nhiều người khá lo lắng khi nhắc đến vẩy nến và băn khoăn không biết bệnh này có chữa được không. Thực tế, cho đến nay, vẩy nến là bệnh chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng! Mặc dù vẩy nến chưa có thuốc điều trị triệt để nhưng rất nhiều biện pháp có thể kiểm soát tốt triệu chứng và ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng của bệnh.
Các phương pháp giúp chữa bệnh vẩy nến được kể đến, bao gồm: Sử dụng thuốc bôi ngoài da (điều trị tại chỗ), dùng thuốc uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch (trị liệu toàn thân), quang hóa trị liệu (điều trị vẩy nến bằng ánh sáng) và phối hợp với các sản phẩm thảo dược thiên nhiên.
Bệnh vảy nến chưa thể chữa khỏi hoàn toàn
>> Xem thêm: Bị vảy nến 20 năm có chữa khỏi được không?
Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị vẩy nến
Hiện nay, dùng thuốc điều trị vẩy nến vẫn là phương pháp được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, do không hiểu biết mà nhiều người phải chịu cảnh “tiền mất tật mang” khi tự ý dùng thuốc hoặc sử dụng những sản phẩm không phù hợp,... Bởi vậy, khi dùng thuốc, bạn cần lưu ý:
Cẩn trọng khi dùng thuốc nam
Nhiều bệnh nhân phải đi lại khám, điều trị nhiều lần nảy sinh tâm lý chán nản nên tìm đến thuốc nam. Nhiều người sau khi sử dụng thuốc nam, tổn thương nhanh khỏi, sau vài ngày hoặc một tuần là sạch vẩy nến. Nhưng chỉ cần dừng thuốc thì tổn thương sẽ bùng phát lại nặng nề. Nguyên nhân là do những thuốc này có thể bị pha trộn thạch tín, corticoid. Sau khi sử dụng một thời gian, bệnh nhân đang ở thể nhẹ, sẽ biến chứng sang vẩy nến thể nặng như đỏ da toàn thân, thể mủ.
Nên cẩn trọng khi điều trị vảy nến bằng thuốc nam
Thực tế, khi người sử dụng thuốc nam có chứa nhiều corticoid sẽ gây suy tuyến thượng thận và rối loạn chuyển hóa, tim mạch, loãng xương,... Đó là những hệ lụy khi dùng thuốc không đúng với chỉ định của bác sĩ.
Không tự ý sử dụng thuốc điều trị vẩy nến
Thậm chí, có bệnh nhân còn tự mua thuốc methotrexate về uống do thuốc này rẻ tiền, điều trị tốt nhưng hậu quả là bệnh nhân bị suy gan, xơ gan.
Theo bác sĩ, trước khi dùng thuốc này, người bệnh phải được làm một số xét nghiệm về gan, thận, máu xem có chống chỉ định không, do thuốc có tác dụng phụ gây tổn thương đến các cơ quan này.
Nếu có chỉ định của bác sĩ, khi uống thuốc, người bệnh còn phải theo dõi và thực hiện xét nghiệm định kỳ 1, 2 hoặc 3 tháng. Bạn cần ngưng sử dụng ngay khi gặp tác dụng không mong muốn.
Dùng thuốc sinh học trị bệnh vẩy nến
Nhóm thuốc này chỉ được dùng với các trường hợp nặng. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng nhóm thuốc sinh học bao gồm: Đau đầu, mệt mỏi, sốt, lạnh run, nhiễm trùng. Không ít trường hợp có phản hồi rằng, hiện tượng vẩy nến của họ đã bị bùng phát trong tuần điều trị thứ 6 – 12 hoặc tái phát khi dừng thuốc. Lưu ý: Thuốc sinh học không được sử dụng cho phụ nữ có thai. Khi dùng cho người già, suy giảm miễn dịch, giảm tiểu cầu, người đang bị các bệnh nhiễm trùng cần phải có sự giám sát của nhân viên y tế.
Duy trì lối sống lành mạnh
Để giữ nền tảng sức khỏe tốt, người mắc cần bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, sống vui vẻ để giảm stress, nên uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, tập thể dục, thư giãn và có chế độ ăn hợp lý.
Bạn cũng nên xây dựng một thực đơn giàu dinh dưỡng, uống nhiều sinh tố, dùng muối, đường vừa phải, giảm đồ ăn nhiều mỡ và cholesterol. Nên ăn các loại thực phẩm có chất chống oxy hóa (nho và bưởi, các loại đậu, quả hạch, mơ, nho khô, mận, ngũ cốc),....
Đừng quên tăng cường dinh dưỡng, rau xanh, hoa quả tươi để cải thiện bệnh vẩy nến
>> Xem thêm: Thuốc điều trị vảy nến tại chỗ corticosteroid có ưu, nhược điểm gì?
Sử dụng sản phẩm thảo dược - Giải pháp được nhiều người lựa chọn trong hỗ trợ điều trị vẩy nến
Bên cạnh thuốc điều trị vẩy nến, các chuyên gia khuyên người mắc nên sử dụng thêm sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp tăng cường hiệu quả điều trị, đồng thời giảm tác dụng phụ của thuốc. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm thảo dược này là bộ đôi sản phẩm “trong uống - ngoài bôi” kem bôi da dược liệu Explaq và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang.
Sản phẩm Explaq có thành phần chính là chitosan. Đây là chất được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,… Chitosan giúp dưỡng ẩm da, làm mềm mịn da, giúp bong sừng bạt vẩy rất tốt. Ngoài ra, Explaq còn có sự kết hợp của dịch chiết phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… giúp cải thiện các triệu chứng ngoài da khi bị vẩy nến rất tốt, ngăn ngừa sẹo, phòng ngừa bệnh tái phát.
Kem bôi da dược liệu Explaq – Sự lựa chọn tin cậy của người bị vẩy nến
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng và một số thảo dược như: Nhàu, bạch thược, hoàng bá,... có tác dụng chống viêm, làm cân bằng hệ thống miễn dịch của cơ thể,... Từ đó giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng ngứa ngáy và ngăn ngừa vẩy nến tái phát.
Kim Miễn Khang giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến
Bộ đôi Kim Miễn Khang và Explaq được khuyến cáo sử dụng đều đặn hàng ngày, từ 3 – 6 tháng để đạt hiệu quả nhất. Sản phẩm thảo dược nên an toàn, không gây tác dụng phụ và không tương tác với thuốc dùng kèm.
>> Xem thêm: Mách bạn 10 cách đối phó với trầm cảm khi bị vảy nến
Kinh nghiệm chữa vẩy nến hiệu quả của nhiều người
Thực tế, nhiều người bị vảy nến sau khi sử dụng bộ đôi sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq cho thấy hiệu quả rất tích cực.
Như trường hợp của anh Nguyễn Văn Thoại (ở Ba Tri, Bến Tre) bị bệnh vẩy nến từ năm 18 tuổi. Mặc dù đã tìm nhiều cách chữa trị, nhưng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn nặng thêm, khiến anh vô cùng lo lắng, chán nản. Vậy mà chỉ sau 2 tháng sử dụng bộ đôi sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, các triệu chứng bệnh vẩy nến đã được khắc phục rõ rệt. Giờ đây, anh Thoại đã vui vẻ trở lại, sức khỏe có nhiều chuyển biến tích cực hơn. Cùng lắng nghe những chia sẻ của anh Thoại trong video dưới đây:
Đánh giá của chuyên gia
Về hiệu quả của Kim Miễn Khang và Explaq trong hỗ trợ điều trị vảy nến, TS. Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn: “Trong Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng kết hợp với nhàu, bạch thược,... giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh vẩy nến và nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa tái phát. Kết hợp với kem bôi Explaq giúp làm mềm, mịn da và ức chế quá trình chết của tế bào…”. Mời bạn cùng lắng nghe những tư vấn cụ thể trong video dưới đây:
>>> Xem thêm: Chuyên gia Nguyễn Thị Hiền hướng dẫn cách bôi thuốc điều trị vẩy nến hiệu quả
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có được thông tin hữu ích về việc dùng thuốc điều trị vẩy nến hiện nay. Đừng quên kết hợp sử dụng kem bôi thảo dược Explaq để tăng hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, bạn nhé!
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vẩy nến cũng như sản phẩm Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916757545 / 0916755060 (Zalo/Viber) hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107 để được hỗ trợ.
Lê Minh