Viêm da cơ địa hay chàm là một bệnh da phổ biến, thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi quốc gia trên thế giới. Khoảng 10% dân số thế giới mắc bệnh viêm da cơ địa. Ở Việt Nam, bệnh viêm da cơ địa chiếm 25% trong tổng số các bệnh ngoài da và là một trong những lý do hàng đầu khiến người bệnh phải đến khám da liễu. Bài viết sau sẽ cung cấp giúp bạn 1 số nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị phù hợp.

Nguyên nhân và điều trị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa không gây tử vong, nhưng gây ngứa ngáy, hoặc khô và căng da, rất khó chịu. Bệnh thường xuyên tái phát tới lui nhiều lần trong đời, cũng như một số căn bệnh da khác, viêm da cơ địa ảnh hưởng ít nhiều đến yếu tố thẩm mỹ.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm da cơ địa trong đó người ta chia ra hai yếu tố là yếu tố cơ địa và dị ứng nguyên. Bệnh này hiện nay vẫn chưa thể chữa khỏi

Cần phải tìm ra guyên nhân và cách điều trị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một bệnh viêm ngoài da, ngứa, không lây, ở dạng cấp, bán cấp hay mạn tính. Biểu hiện về lâm sàng rất đa dạng nhưng nói chung bao giờ cũng có một số đặc tính sau:

- Về lâm sàng: có ngứa, mụn nước sắp xếp thành từng mảng giới hạn không rõ ràng trên da, tiến triển thành từng đợt, dai dẳng và hay tái phát.

- Về giải phẫu bệnh lý: có thương tổn thuộc loại xốp bào.

- Về sinh bệnh học: người ta cho rằng, hai yếu tố cơ bản phát sinh ra viêm da cơ địa là cơ địa dị ứng và tác nhân kích thích. Cả hai yếu tố này đều thay đổi nhiều hoặc ít tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Có nhiều hình thái, cách thức phân chia bệnh viêm da cơ địa. Để đơn giản, chúng ta tạm chia làm hai loại: viêm da cơ địa khô và viêm da cơ địa ướt (khi thương tổn là những mụn nước, hoặc đang rỉ dịch, rất ngứa và dễ bội nhiễm). Những người có biểu hiện viêm da cơ địa khô nứt nẻ, thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, nặng lên khi trời lạnh, hoặc khi phải tiếp xúc với hóa chất, xà bông, chất tẩy rửa...

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa, trong đó người ta chia ra làm hai yếu tố là yếu tố cơ địa và dị ứng nguyên.

1. Cơ địa

- Có thể có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử trong gia đình bệnh nhân có người bị viêm da cơ địa, dị ứng, hen suyễn. Có nhiều công trình nghiên cứu gần đây đã chứng tỏ, cơ địa là những biến đổi sinh vật, chuyển hóa các chất do rối loạn chức năng nội tạng, nội tiết, thần kinh.

- Các tác nhân kích thích bên trong, kèm theo đó, người bệnh có thể bị viêm mũi xoang, xơ gan, viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, các bệnh về thận...

- Có giả thuyết cho rằng, do rối loạn thần kinh vận mạch, rối loạn chức năng thận, tiêu hóa sẽ khiến viêm da cơ địa bùng phát, nhưng điều này chưa được chứng minh.

2. Dị ứng nguyên

- Các thuốc hay gây phản ứng viêm như: lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, chlorocid, penicillin, streptomycin.

- Hóa chất gây bệnh do nghề nghiệp: xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, axit, kiềm,...

- Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng: vi khuẩn, nấm, siêu vi.

- Các yếu tố môi trường sống: khói, bụi, lạnh, nóng, ẩm.

- Yếu tố tâm thần kinh cũng ảnh hưởng tới bệnh này, vì thế, với một số người viêm da cơ địa cũng có thể nặng lên sau những chấn thương tâm lý, stress, lo âu, căng thẳng.

Viêm da cơ địa không thể trị dứt hẳn được. Việc điều trị là nhằm kiểm soát các cơn ngứa, ngăn ngừa, hay trị liệu tình trạng bội nhiễm nếu có, làm giảm các biểu hiện viêm da, làm da mềm mại và loại bỏ các mảng vẩy, các rãnh nứt và giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da. Bệnh có những cơn thuyên giảm với những đợt tái phát cấp tính hay vẫn kéo dài kinh niên, ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Những người mắc bệnh viêm da cơ địa cần tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, tìm kiếm, ghi chép và tránh tối đa những gì có thể là nguyên nhân gây bệnh cho mình như: một số thức ăn, thuốc uống, mỹ phẩm, trang sức, xà phòng, hóa chất tẩy rửa, thuốc nhuộm... đồng thời cũng cần biết cách chế ngự stress và luôn thực hiện điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần thường xuyên thoa các chất giữ ẩm, làm mềm da và nên chọn các chất không màu, không mùi. Các chất này có thể thoa xen kẽ với các thuốc điều trị được bác sĩ kê đơn và khi bệnh thuyên giảm, vẫn tiếp tục sử dụng thường xuyên mỗi ngày.

Kem dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa

Hiện nay, để hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa và ngăn ngừa tái phát, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm bôi ngoài da nguồn gốc thiên nhiên như kem dược liệu Explaq.

Explaq có thành phần chính từ chitosan (từ vỏ tôm, cua), kết hợp cùng một số thành phần khác như: chiết xuất ba chạc, phá cố chỉ, lá sòi, MSM (Methylsulfonylmethane), dầu dừa, kẽm salicylat… giúp dưỡng ẩm da, giảm viêm ngứa, loại bỏ tế bào da chết ở người bị viêm da cơ địa, hoặc các bệnh vẩy da khác như vẩy nến, vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng, á sừng… mà không gây kích ứng da, không gây tác dụng phụ, đem đến cho người bị vẩy nến một làn da mịn màng, khỏe mạnh, sạch vẩy.

Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải giải đáp về phương pháp điều trị viêm da cơ địa hiệu quả trong video sau đây:

Bạn hãy thường xuyên bôi kem dược liệu Explaq để làm dịu da, dưỡng da, tái tạo làn da khỏe mạnh, sạch vẩy, không còn lo viêm da cơ địa tái phát.

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vẩy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.

Nguyễn Hà

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh