Vảy nến là một trong những bệnh tự miễn phổ biến, có diễn tiến dai dẳng và hay tái phát, ảnh hưởng đến khoảng 125 triệu người trên thế giới. Điều trị vảy nến bằng laser là bước tiến mới đem lại hiệu quả tích cực. Vậy cụ thể phương pháp này thực hiện ra sao? Có những ưu, nhược điểm gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến (còn được gọi là vảy nến) là bệnh tự miễn, xảy ra do hệ miễn dịch suy yếu, tấn công các tế bào biểu bì da. Triệu chứng đặc trưng của vảy nến là xuất hiện các mảng tổn thương đỏ trên bề mặt da, sưng viêm và bong tróc vảy, kèm theo ngứa ngáy, thậm chí nứt nẻ, chảy máu, gây đau đớn.
Vảy nến có nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có triệu chứng riêng biệt, bao gồm:
- Vảy nến thể mảng: Tổn thương da tạo thành mảng từ 2 – 20 cm, bong vảy trắng, xuất hiện tập trung ở vùng tì đè như khuỷu tay, đầu gối, da đầu. Đây là thể vảy nến phổ biến nhất, chiếm 80% số người mắc.
Triệu chứng vảy nến thể mảng
- Vảy nến thể giọt: Tổn thương dạng chấm như giọt nước trên da, kèm theo sưng đỏ, tróc vảy. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và có xu hướng bùng phát sau một đợt bị nhiễm trùng.
- Vảy nến thể mủ: Da sẽ xuất hiện các đám mụn đỏ, có đầu mủ trắng ở bàn tay, bàn chân hoặc lan ra toàn thân. Đây là dạng nghiêm trọng của vảy nến, may mắn thay, nó khá hiếm gặp.
- Vảy nến đảo ngược: Bệnh gây ra các tổn thương đỏ, mịn, không có vảy tại các nếp gấp da như nách, háng, khe mông,…
- Vảy nến toàn thân: Đây là thể vảy nến nghiêm trọng nhất khiến da toàn thân đỏ rực như tôm luộc, kèm theo vảy trắng bao phủ. Nó có thể khiến người mắc sốt, ớn lạnh, rối loạn nhịp tim,…
- Ngoài ra, vảy nến còn ảnh hưởng đến khớp, khiến khớp sưng, đau, tấy đỏ; ảnh hưởng đến móng, khiến móng đổi màu, biến dạng.
Vảy nến có thể ảnh hưởng đến móng, khớp bàn tay
>> Xem thêm: Cách phân biệt vảy nến da đầu và nấm da đầu chính xác
Vảy nến có chữa được không?
Vảy nến là bệnh tự miễn hiện nay CHƯA CÓ phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, khi gặp các yếu tố nguy cơ gây bệnh, vảy nến sẽ bùng phát trở lại hoặc tồi tệ thêm. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng! Các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện và kiểm soát hiệu quả nếu người mắc áp dụng những biện pháp điều trị như: Dùng thuốc, quang hóa trị liệu, thay đổi lối sống,…
>> Xem thêm: Mẹo dân gian chữa vảy nến da đầu hiệu quả
Điều trị bệnh vảy nến bằng laser là gì?
Sử dụng laser là phương pháp điều trị vảy nến sử dụng ánh sáng cực tím B (UVB) có cường độ cao với bước sóng 308 nm (nanomet) để chiếu trực tiếp lên tổn thương da bị vảy nến. Phương pháp này phù hợp với các trường hợp ở mức độ nhẹ đến trung bình, được thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia.
Trong quá trình điều trị, nhân viên y tế sẽ chiếu tia laser trực tiếp vào các mảng vảy nến. Bạn có thể cảm thấy một chút ấm áp tại vùng da bị tổn thương hoặc cảm giác giật mạnh trên da. Với liệu pháp sử dụng tia laser, người bị vảy nến thường được áp dụng 2 - 3 lần mỗi tuần và thực hiện liên tục trong khoảng 10 - 15 tuần sẽ thấy hiệu quả tích cực.
Liều lượng ánh sáng laser được xác định dựa trên độ dày của các mảng vảy nến và màu da của bạn. Để bảo vệ cho đôi mắt khỏi tác động của các tia bức xạ, bạn sẽ được trang bị kính bảo hộ trong suốt quá trình điều trị.
Điều trị vảy nến bằng laser giúp giảm sưng viêm, bong vảy hiệu quả
Bởi vì điều trị bằng laser cho bệnh vảy nến là một liệu pháp tương đối mới, nhiều nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để kiểm tra mức độ hiệu quả của nó. Một số nghiên cứu cho thấy, hầu hết những người được điều trị bằng laser thấy sự cải thiện thực sự trên làn da của họ từ vài tháng đến một năm.
Điều trị vảy nến bằng laser có thể mang lại kết quả rõ rệt ở một số người, nhưng liệu pháp này không dành cho tất cả mọi người. Để chắc chắn rằng bạn là một “ứng cử viên” tốt, hãy kiểm tra sức khỏe trước khi bắt đầu điều trị. Phương pháp này không phù hợp nếu bạn bị:
- Lupus ban đỏ hoặc xơ cứng bì.
- Làn da nhạy cảm.
Xeroderma sắc tố (một bệnh di truyền gây ra sự nhạy cảm với ánh sáng mặt trời).
- Có tiền sử ung thư da.
- Sử dụng các loại thuốc điều trị khiến da bị mỏng hay nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
Điều trị vảy nến bằng laser nói chung là an toàn, nhưng một số người đã báo cáo tác dụng phụ sau khi điều trị, bao gồm:
- Da đỏ tạm thời, ngứa rát và châm chích.
- Da bị phồng rộp.
- Bị ban xuất huyết trên da.
- Làm tối hoặc sáng da (tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố của da).
- Để lại sẹo.
Điều trị vảy nến bằng laser có thể gây ra các ban xuất huyết dưới da
Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu có hiệu quả không? Có gây ung thư da không? Mời bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn trong video sau:
Bộ đôi sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả
Có thể thấy rằng, điều trị vảy nến bằng laser giúp cải thiện triệu chứng vảy nến tích cực nhưng không mang lại hiệu quả ngăn ngừa bệnh tái phát. Do đó, bên cạnh các phương pháp điều trị Tây y hiện nay, giới chuyên gia khuyên người bị vảy nến kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát, tiêu biểu là bộ đôi thảo dược Explaq - Kim Miễn Khang.
Explaq được bào chế dạng kem bôi với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da và tránh để lại sẹo khi bị vảy nến. Sử dụng liên tục sản phẩm này, bạn sẽ thấy làn da mịn màng trở lại.
Bên cạnh sử dụng Explaq, giới chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang để tăng cường miễn dịch, giúp ngăn ngừa tái phát và hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,… giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy nến tái phát rất hiệu quả.
Kim Miễn Khang và Explaq giúp hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả
Bài viết đã cung cấp các thông tin về phương pháp điều trị bệnh vảy nến bằng laser hiệu quả. Đừng quên sử dụng bộ đôi Kim Miễn Khang, Explaq kết hợp lối sống khoa học và chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa vảy nến tái phát, bạn nhé.
>> Xem thêm: Bệnh vảy nến thường gặp ở đối tượng nào?
Xem thêm kinh nghiệm chiến thắng bệnh vảy nến
Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm. Nhờ sử dụng kem bôi Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến, các triệu chứng của bác đã được khống chế hiệu quả. Cùng lắng nghe thêm chia sẻ của bác Việt trong video sau:
>> Xem thêm: Xem thêm kinh nghiệm chiến thắng vảy nến của những người khác TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Phương pháp chữa vảy nến mà không cần dùng thuốc là gì? TS Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn trong video sau:
>> Xem thêm: Cách chữa bệnh vảy nến da đầu như thế nào hiệu quả? Chuyên gia Nguyễn Thị Hiền tư vấn TẠI ĐÂY.
Để biết thêm thông tin chi tiết về cách điều trị bệnh vảy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng liên hệ hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Tú An