Sử dụng thuốc điều trị vảy nến là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay. Tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng thuốc có rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên người bệnh cần chú ý. Một trong những loại thuốc điều trị vảy nến phổ biến là Corticosteroid. Bài viết sau cung cấp cho bạn thông tin về ưu, nhược điểm của loại thuốc này. Xem ngay!
Khi nào cần dùng thuốc điều trị vảy nến?
Vảy nến (vẩy nến) là bệnh tự miễn khá phổ biến. Thuốc điều trị vảy nến có thể được bác sĩ chỉ định khi người bệnh bị vảy nến từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, dùng thuốc gì, với liều lượng như thế nào còn tùy thuộc vào mức độ và loại bệnh vảy nến.
Thông thường, những người mới bị vảy nến hoặc mắc vảy nến nhẹ sẽ được chỉ định dùng thuốc điều trị tại chỗ dạng kem, gel hoặc thuốc mỡ để thoa lên tổn thương da. Những loại thuốc này giúp kháng viêm, dưỡng ẩm da, bong sừng bạt vảy, cải thiện triệu chứng vảy nến hiệu quả.
Sử dụng thuốc được chỉ định cho mọi trường hợp bị vảy nến
Đối với trường hợp bệnh vảy nến nặng, đã lan rộng hoặc tổn thương ở nhiều vị trí trên cơ thể thì được chỉ định dùng thuốc điều trị toàn thân dạng uống hoặc tiêm. Đây là những loại thuốc ức chế miễn dịch, chống viêm nên giúp giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, đồng nghĩa với đó là thuốc có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên người dùng cần hết sức lưu ý.
>> Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Thuốc điều trị vảy nến tại chỗ Corticosteroid có ưu, nhược điểm gì?
Thuốc điều trị vảy nến Corticosteroid được rất nhiều người sử dụng. Thuốc này có ưu, nhược điểm như sau:
Tác dụng của thuốc Corticosteroid
Corticosteroid tại chỗ cung cấp nhiều lợi ích cho người bệnh vảy nến. Không giống như thuốc uống, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại chỗ ngay trên da, do đó thuốc tác động trực tiếp vào khu vực bị ảnh hưởng. Những loại thuốc bôi này giúp cải thiện vảy nến bằng cách:
- Giảm viêm;
- Tăng tốc độ tái tạo tế bào da;
- Ức chế hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức;
- Giúp bong sừng bạt vảy và làm thông thoáng lỗ chân lông;
- Làm dịu làn da.
Corticosteroid được sử dụng rộng rãi trong điều trị vảy nến
Corticosteroid có rất nhiều ưu điểm. Chúng được xếp hạng theo thang điểm từ 1 đến 7. Nếu được dán nhãn "1", điều đó có nghĩa là thuốc "siêu mạnh" hoặc rất mạnh. Khi thuốc được dán nhãn "7", nó có nghĩa là thuốc có hiệu lực nhẹ.
Bác sĩ sẽ cân nhắc nhiều điều kiện y tế khác nhau trước khi chỉ định một loại thuốc corticosteroid cụ thể tùy thuộc vào mức độ tuổi tác, mức độ nghiêm trọng của bệnh và phần cơ thể có tổn thương vảy nến.
Corticosteroid nhẹ nên được sử dụng trên các khu vực nhạy cảm như mặt, háng hoặc ngực. Bác sĩ cũng có thể kê toa một loại thuốc Corticosteroid nhẹ hơn nếu phải sử dụng nó trong một thời gian dài.
Không phải tất cả các Corticosteroid tại chỗ đều giống nhau. Bác sĩ sẽ kê toa tùy chọn phù hợp nhất với bạn. Các dạng thuốc điều trị tại chỗ phổ biến bao gồm: Thuốc mỡ, kem, dầu, gel, bọt,…
Cách sử dụng sản phẩm Corticosteroid
Một vài mẹo đơn giản có thể giúp bạn đạt được hiệu quả điều trị vảy nến tốt và an toàn khi dùng Corticosteroid bao gồm:
- Làm theo hướng dẫn: Bác sĩ sẽ cho bạn biết tần suất sử dụng thuốc phù hợp. Để đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ, bạn nên tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ.
- Đừng thoa quá nhiều lên da: Hãy sử dụng một lượng nhỏ và chỉ áp dụng trên vùng cần điều trị.
Hãy dùng một lượng nhỏ Corticosteroid để tránh tác dụng phụ nguy hiểm
- Chỉ dùng cho da: Không bao giờ sử dụng corticosteroid tại chỗ trên mắt trừ khi bác sĩ chỉ định. Nó có thể gây ra bệnh tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể.
- Tránh dừng thuốc đột ngột: Bởi điều này có thể kích hoạt một đợt bùng phát vảy nến nghiêm trọng hơn. Để tránh điều này xảy ra, bác sĩ sẽ từ từ giảm lượng thuốc mà bạn sử dụng.
Tác dụng phụ của thuốc Corticosteroid
Có một số tác dụng phụ bạn cần lưu ý nếu dùng Corticosteroid tại chỗ. Thuốc tác động mạnh có thể làm hỏng mắt, dẫn đến bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Sử dụng một thuốc quá mạnh trên khuôn mặt cũng dễ dẫn đến mụn trứng cá, phát ban và gây giãn mạch máu.
Nếu bạn sử dụng Corticosteroid tại chỗ trên háng và nách, thuốc có thể gây ra các vết rạn da lớn màu đỏ. Đây thường là tổn thương vĩnh viễn. Việc sử dụng liên tục thuốc lên một vị trí da có thể khiến da mỏng đi. Cuối cùng, sử dụng các loại Corticosteroid tại chỗ trên một vùng da rộng lớn có thể dẫn đến sự hấp thụ toàn thân và mất khả năng tạo ra cortisol tự nhiên của cơ thể.
Corticosteroid có thể gây giãn mạch máu, teo da
>> Xem thêm: Vảy nến lây lan như thế nào?
Sản phẩm thảo dược giúp giảm triệu chứng vảy nến hiệu quả
Bên cạnh việc sử dụng các thuốc điều trị, các chuyên gia khuyên người bị vảy nến thay đổi lối sống khoa học và có chế độ ăn uống khoa học như: Hạn chế uống rượu, bia; Tránh hút thuốc lá; Quản lý tốt căng thẳng, stress; Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc, các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá mòi,…; Hạn chế ăn thịt đỏ, uống sữa nguyên kem, thực phẩm chiên rán,…
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên người bị vảy nến kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị vảy nến an toàn, hiệu quả mà không gây tác dụng phụ, tiêu biểu là kem bôi da dược liệu Explaq.
Explaq có thành phần chính là chitosan (tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,) cùng dịch chiết phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… giúp cải thiện các triệu chứng ngoài da khi bị vảy nến, đồng thời dưỡng ẩm da, bong sừng, bạt vảy, làm mềm mịn da rất hiệu quả.
Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả, an toàn
>> Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện vảy nến hiệu quả của nhiều người
Bài viết đã phân tích các ưu, nhược điểm của thuốc điều trị vảy nến Corticosteroid. Bạn đừng quên áp dụng một lối sống lành mạnh, khoa học và sử dụng kết hợp kem bôi Explaq để vảy nến sớm được cải thiện nhé.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại thuốc điều trị vảy nến cũng như sản phẩm Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Giang Lê