Chân bị vảy nến là tình trạng bệnh lý tự miễn trên da khá phổ biến. Tuy không quá phức tạp nhưng nếu không điều trị kịp thời thì vảy nến ở chân dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Vậy cụ thể, chân bị vảy nến là gì? Cách cải thiện như thế nào cho hiệu quả mà vẫn an toàn? Mời bạn tham khảo ngay những thông tin sau đây!

Chân bị vảy nến là bệnh gì? Phân loại

Vảy nến nói chung và tình trạng chân bị vảy nến nói riêng đều là bệnh da liễu có cơ chế miễn dịch. Vảy nến có thể dễ dàng nhận biết với các biểu hiện: Bong tróc da, đóng vảy, đôi khi sưng đỏ, có mủ. Vảy nến ở chân có thể xuất hiện khắp vùng đùi, bắp chân và bàn chân với mức độ ảnh hưởng khác nhau, tùy từng vị trí. Tổn thương do vảy nến ở chân gây ra chia làm 2 loại: Tổn thương ngoài da và tổn thương trong khớp (viêm khớp vảy nến).

Tổn thương ở da chân

Thông thường, chân bị vảy nến có triệu chứng tương tự như vảy nến thể mảng với các mảng bám dày, có vảy, gây đau và chảy máu nếu xuất hiện vết nứt. Ngoài ra còn có các loại vảy nến khác ảnh hưởng đến bàn chân như:

  • Vảy nến mụn mủ cục bộ hình thành ở lòng bàn chân: Bệnh thường được nhận biết bởi các mụn mủ màu vàng/trắng có đường kính khoảng 2 - 3mm. Sau một thời gian, mụn mủ vỡ ra, xẹp xuống và để lại vết trên bề mặt da. 
  • Vảy nến mụn mủ ở ngón chân: Tổn thương thường khu trú ở đầu ngón chân. Tình trạng này thường bùng phát sau một số chấn thương. Bệnh gây đau nhiều và có thể dẫn đến mất móng. Trong những trường hợp nghiêm trọng còn có thể gây biến đổi cấu trúc xương.

Chan-bi-vay-nen-gay-ra-cac-mang-do-bong-troc-va-co-the-chay-mau.webp

Chân bị vảy nến gây ra các mảng đỏ, bong tróc và có thể chảy máu

Viêm khớp vảy nến ở chân

Viêm khớp cũng có thể xảy ra đồng thời khi bị vảy nến ở chân. Tình trạng viêm khớp này thường xuất hiện vào buổi sáng, gây cứng khớp hoặc sưng phù ngón chân. Một số trường hợp bị đau gót chân do viêm gân Achilles. Ngoài ra, sưng quanh mắt cá chân cũng là tình trạng phổ biến. Nguy hiểm nhất trong bệnh lý này chính là tình trạng biến dạng khớp, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động, di chuyển của người bệnh.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng vảy nến ở chân?

Mặc dù chưa có kết luận chính xác nhưng nhiều tài liệu cho rằng, nguyên nhân sâu xa dẫn tới vảy nến nói chung và vảy nến ở chân nói riêng là bởi sự rối loạn của hệ thống miễn dịch. Điều đó khiến các tế bào miễn dịch của cơ thể nhận diện nhầm mô biểu bì và tiến hành “tiêu diệt” chúng. Thông thường, tế bào da chân có chu kỳ tồn tại khoảng 28 – 30 ngày, nhưng khi bị vảy nến, quá trình này chỉ diễn ra trong vòng 3 – 4 ngày, chúng liên tục hình thành và chết đi nhưng không thể bong ra ngoài nên xếp chồng lên nhau tạo thành những mảng đỏ, gây sưng viêm, đóng vảy.

Bên cạnh đó, có thể kể đến một số yếu tố khác gây vảy nến ở chân và tình trạng bệnh nặng hơn như:

  • Di truyền (tiền sử gia đình).
  • Mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hay virus.
  • Tổn thương da do chấn thương, tai nạn.
  • Người uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá thường xuyên.
  • Tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Stress, rối loạn lo âu thường xuyên.
  • Tác dụng phụ của một số thuốc kích hoạt bệnh bùng phát.

Thoi-quen-uong-bia-ruou-hut-thuoc-cung-co-the-la-yeu-to-lam-chan-bi-vay-nen.webp

Thói quen uống bia rượu, hút thuốc cũng có thể là yếu tố làm chân bị vảy nến

Phương pháp điều trị tình trạng chân bị vảy nến 

Tuy chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn nhưng những trị liệu sau có thể giúp bạn cải thiện triệu chứng chân bị vảy nến hiệu quả và phòng ngừa tổn thương nghiêm trọng trên da và các cơ quan khác.

Đối với vảy nến ở da chân

Khi chân bị vảy nến, phương pháp điều trị thường được áp dụng là: Sử dụng kem bôi ngoài da, thuốc mỡ và gel. Các thuốc bôi ngoài da thường chứa hoạt chất như axit salicylic, corticoid, anthralin, nhựa than,... Trường hợp người bệnh cảm thấy ngứa nhiều có thể sử dụng các thuốc đường uống như thuốc kháng histamin (clorpheniramin, loratadin, cetirizin,...). Bên cạnh đó, biện pháp trị liệu bằng ánh sáng (tia cực tím) có thể được xem xét áp dụng nhưng cần theo dõi bởi các chuyên gia y tế.

Ket-hop-boi-va-uong-thuoc-de-co-hieu-qua-dieu-tri-vay-nen-o-chan-tot-nhat.webp

Kết hợp bôi và uống thuốc để có hiệu quả điều trị vảy nến ở chân tốt nhất

Đối với viêm khớp vảy nến ở chân

Điều trị viêm khớp vảy nến ở chân bao gồm nhiều phương pháp nhằm kiểm soát cả tình trạng viêm khớp và vảy nến. Mục tiêu điều trị cụ thể là giảm đau và cải thiện tình trạng cứng khớp, đau khớp và ngăn ngừa các di chứng do viêm khớp gây ra.

Ban đầu, để cải thiện nhanh triệu chứng đau nhức khớp, có thể sử dụng thuốc giảm đau nhóm NSAIDs như ibuprofen, meloxicam,... Bên cạnh đó, để giảm sưng viêm có thể dùng corticoid tại chỗ nhưng không được khuyến cáo sử dụng lâu dài vì tiềm ẩn nguy cơ gây suy giảm chức năng gan, thận. Một số loại thuốc chống thấp khớp cũng có thể được chỉ định như methotrexate, sulfasalazine, leflunomide,...

Phương pháp phòng ngừa vảy nến ở chân tái phát

Vảy nến là bệnh lý mạn tính nên nếu không có phương pháp chăm sóc đúng cách và kịp thời thì nguy cơ tái phát là rất cao. Do đó, người bệnh cần lên kế hoạch cho một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh để ngăn ngừa bệnh vảy nến ở chân hiệu quả. Cụ thể: 

  • Dưỡng ẩm da thường xuyên.
  • Tránh để vùng da bị vảy nến tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa mạnh như: Xà phòng, nước rửa chén, những loại sữa tắm có nhiều hương liệu hóa học,...
  • Giữ ẩm cho da bằng cách thường xuyên sử dụng các chất làm mềm, tránh xà phòng và hóa chất có thể làm khô da.
  • Duy trì cân nặng ổn định, tránh hút thuốc, hạn chế uống rượu, bia.
  • Thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc.
  • Giảm thiểu căng thẳng bằng cách thiền định, tập yoga,...
  • Thể dục, thể thao thường xuyên.

Bo-sung-rau-xanh-va-hoa-qua-tuoi-giup-day-lui-nguy-co-mac-vay-nen-o-chan.webp

Bổ sung rau xanh và hoa quả tươi giúp đẩy lùi nguy cơ mắc vảy nến ở chân

Giải pháp cải thiện tình trạng vảy nến ở chân hiệu quả, an toàn từ thiên nhiên

Mục tiêu ngắn hạn giúp hỗ trợ điều trị vảy nến ở chân là cải thiện triệu chứng bong vảy, sưng ngứa và những tổn thương ngoài da khác. Từ đó sẽ tiến tới mục tiêu dài hạn chính là giảm tần suất mắc phải, ngăn ngừa bệnh tái phát. Để đạt được điều này, hiện nay, các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, vừa an toàn, lành tính, vừa giúp hỗ trợ điều trị vảy nến ở chân hiệu quả và lâu dài. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là kem bôi da và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang.

Explaq là kem bôi được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da, dưỡng ẩm, làm mềm mịn da và tránh để lại sẹo. Sản phẩm bào chế dạng kem dễ thẩm thấu vào da, không nhờn dính nên được nhiều người tiêu dùng và giới chuyên gia đánh giá cao.

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả, người bị vảy nến ở chân nên kết hợp sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang, có thành phần chính chiết xuất từ cây sói rừng, kết hợp với các thảo dược khác như thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy nến tái phát.

Nhờ đó, bộ sản phẩm “trong uống - ngoài bôi” Explaq và Kim Miễn Khang đã tạo nên một giải pháp toàn diện, giúp người bị vảy nến nhanh chóng lấy lại tự tin trong cuộc sống chỉ trong thời gian ngắn:

- Sau 5 – 7 ngày: Các triệu chứng có sự cải thiện, vảy da bong ra, ngứa ngáy giảm, da đỡ khô.

- Sau 2 – 4 tuần: Giảm rõ rệt tình trạng đóng vảy trên da, các tổn thương mờ hẳn, không còn khó chịu vì ngứa.

- Sau 2 - 4 tháng: Các triệu chứng gần như khỏi hoàn toàn, vảy bong sạch hết, không còn ngứa ngáy, da mịn màng. 

Bộ đôi sản phẩm trên còn được người dùng bình chọn và vinh dự nhận giải thưởng: Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em năm 2018; Danh hiệu “Thương hiệu gia đình tin dùng”,... 

Bo-doi-Explaq-Kim-Mien-Khang-giup-dieu-tri-vay-nen-o-chan-tu-trong-ra-ngoai.webp

Bộ đôi Explaq - Kim Miễn Khang giúp điều trị vảy nến ở chân từ trong ra ngoài

Nút đặt mua.webp

Chia sẻ của người dùng

Rất nhiều người bị vảy nến sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq đã cho thấy hiệu quả tích cực. Tiêu biểu là trường hợp của bà Nguyễn Thị Kim Bình - SĐT: 0243.855.1697 (sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội bị vảy nến 20 năm. Lúc đầu, bà bị vảy nến trên đầu và hơi ngứa, tuy nhiên, bà chủ quan không điều trị khiến vảy nến lan rộng khắp cơ thể. Suốt 20 năm, bà đã đi khám, uống nhiều thuốc mà không đỡ. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang và Explaq, bà đã kiên trì sử dụng. Chỉ sau 2 tháng, tình trạng vảy nến đã được cải thiện rõ rệt.

Chân bị vảy nến là vấn đề ngoài da, không quá nguy hiểm nhưng lại làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mong rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho người bệnh. Nếu bạn đọc còn thắc mắc gì về vấn đề này, hãy để lại bình luận để chúng tôi có thể giải đáp giúp bạn.
Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323663

https://ww.verywellhealth.com/treating-psoriasis-on-your-hands-and-feet-3889999

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/hands-feet