Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được áp dụng trong điều trị vảy nến, song chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nên dễ gây tâm lý chán nản, bi quan cho bệnh nhân. Không những thế, nhiều loại thuốc còn có các tác dụng phụ tai hại.

Vảy nến là một bệnh do rối loạn đáp ứng miễn dịch với triệu chứng chung là trên da xuất hiện những vẩy khô màu bạc hồng, tụ gọn với nhau, khi cạo ra thành các vẩy trắng như sáp nến… Vị trí thường gặp là da đầu, đầu gối, khuỷu tay và các bộ phận khác trên cơ thể. Khi chúng phát triển ở móng tay và móng chân, các vảy trở nên dày hơn, sần sùi, móng giòn vụn.

Do vảy nến là bệnh tự miễn nên việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, bệnh chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, gây tâm lý chán nản cho bệnh nhân. Mặt khác, một số thuốc có hiệu quả với trường hợp này nhưng không hiệu quả với trường hợp kia. Nếu bệnh nặng, thương tổn xuất hiện toàn thân, thường rất khó điều trị, bệnh có thể thuyên giảm rồi lại tái phát. Hiện nay, có 2 phương pháp chính điều trị vảy nến bằng thuốc, bao gồm:

- Điều trị tại chỗ: Dùng các loại thuốc có tác dụng lột sừng, tiêu sừng như acid salicylic, AHA, dẫn xuất của retinoid, ure, hắc ín, dầu cade...  Thuốc bôi có chứa corticoid giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa, đỏ, nhưng khi ngừng thuốc thì bệnh rất dễ tái phát và có thể nặng hơn, vì vậy nên hạn chế dùng.

- Điều trị toàn thân: dùng vitamin A liều cao hay dapson, methotrexat, cyclosporin, vitamin D… Cũng không nên lạm dụng corticoid toàn thân vì có nhiều tác dụng phụ và dễ đưa đến biến chứng đỏ da toàn thân.

Các thuốc tây y điều trị vảy nến có nhiều tác dụng phụ nên phải do thầy thuốc da liễu chỉ định và theo dõi. Bên cạnh đó, một hướng mới trong điều trị vảy nến hiện nay là sử dụng sản phẩm thiên nhiên vì những sản phẩm này thường không gây tác dụng phụ, người mắc có thể dùng suốt đời để phòng bệnh tái phát. Đi đầu trong số đó là Kim Miễn Khang. Sản phẩm được phối hợp từ nhiều thảo dược có tác dụng cao trong việc chống viêm (nhũ hương, hoàng bá), điều hòa miễn dịch (sói rừng, nhàu), giải độc (thổ phục linh) và thành phần cung cấp năng lượng tế bào tự nhiên L-carnitine fumarate. Với những thành phần này, Kim Miễn Khang không chỉ làm giảm triệu chứng bệnh mà còn tác động đến căn nguyên bệnh sinh đó là sự rối loạn miễn dịch. Từ đó, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa vảy nến hiệu quả.

Bà Trần Thị Bạch Liên (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) đã từng bị vảy nến gần chục năm, dùng nhiều loại thuốc cùng các phương pháp dân gian nhưng bệnh vẫn thường xuyên tái phát. Khi sử dụng Kim Miễn Khang thì hiệu quả đã làm bà tin tưởng. “Chỉ sau một tháng uống Kim Miễn Khang đều đặn với liều 10 viên/ngày, tôi đã thấy cơ thể nhẹ nhàng, mát và dễ chịu hơn nhiều, các nốt trên da lặn dần, các vết sùi xẹp xuống, da dẻ nhẵn nhụi hơn, sáng hẳn lên, ngứa giảm đi đáng kể” – bà Liên cho biết.

Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa vảy nến, người mắc nên dùng Kim Miễn Khang thường xuyên, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh căng thẳng thần kinh.

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.

Nguyễn Dũng