Vảy nến là bệnh mạn tính dễ tái phát, không lây, nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh. Hiện nay, thuốc tây y điều trị vảy nến có thể gây nhiều tác dụng phụ nên bệnh nhân cần thận trọng và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ.

Ảnh minh họa

Đối với da người bình thường, thời gian đổi mới của tế bào thượng bì là khoảng 4 tuần, nhưng đối với da của bệnh nhân vảy nến, thời gian này giảm xuống còn 4 ngày đến 1 tuần. Trên da có những mảng đỏ và nhiều lớp vảy. Vị trí bị bệnh đầu tiên thường là da đầu và vùng tỳ đè (hai cùi tay, đầu gối, da xương cùng). Trường hợp nặng, bệnh có thể xuất hiện toàn thân (như: vảy nến thể mủ, thể đỏ da toàn than, thể mảng..).

Bệnh vảy nến chiếm khoảng 2% dân số, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nghiên cứu cho rằng sự bất thường về miễn dịch là nguyên nhân chính gây bệnh. Thêm vào đó, các yếu tố như: di truyền, xáo trộn sinh hóa, chấn thương tâm lý, nhiễm siêu vi trùng, sử dụng thuốc ức chế Beta để điều trị tăng huyết áp... cũng làm thúc đẩy phát sinh bệnh vảy nến.

Về điều trị vảy nến, ba loại thuốc bôi được sử dụng nhiều hiện nay là thuốc mỡ Salicylic, thuốc mỡ Daivonex và thuốc mỡ Daivobet, tùy theo thể trạng bệnh mà lựa chọn loại thích hợp. Thuốc điều trị toàn thân bao gồm methotrexate, cyclosporine, saulfasalazine, acitretin nhưng các loại thuốc này phải được bác sĩ kê đơn và theo dõi vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể.

Quang hóa trị liệu hoặc chiếu tia cực tím (UVA, UVB) là cách chữa bệnh vảy nến có hiệu quả đối với những trường hợp nặng, diện tích da bị bệnh rộng (toàn thân). Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp này lâu dài mà không được kiểm soát, da có thể bị đồi mồi, mau bị lão hoá và gây ung thư da. Do vậy, cần có sự thăm khám và theo dõi thường xuyên của bác sĩ điều trị.

Hiện nay, một phương pháp hiệu quả và không gây tác dụng phụ đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn, đó là sử dụng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên mang tên Kim Miễn Khang. Đây là sản phẩm đi đầu trong xu hướng điều trị vảy nến bằng thảo dược hiện nay.

Chị Phạm Thị Minh Thu (ở TP. Điện Biên, tỉnh Điện Biên) phát hiện mắc vảy nến từ năm 2005. Chị bôi, uống nhiều loại thuốc theo đơn nhưng bệnh vẫn nặng thêm. Không những thế, chị còn gặp nhiều tác dụng phụ của thuốc như mệt mỏi, men gan tăng, bôi thuốc bị xót, gội đầu bằng thuốc thì bị rụng tóc. Biết Kim Miễn Khang qua truyền hình, chị quyết định mua về sử dụng: “Hết tháng thứ 3 thì bệnh của tôi chuyển biến rõ rệt. Những chỗ bị bệnh đỡ hẳn bong vảy và nhạt màu, thâm dần, phần da lần sần đã nhẵn. Tôi đang dùng đến hộp thứ 50, da gần như không còn nốt đỏ và bong vảy nữa, nhẵn nhụi, chuyển sang màu nâu thâm, có chỗ đã chuyển sang màu trắng gần như bình thường, móng tay, móng chân trước kia sùi lên, bây giờ đã đỡ” - chị cho biết.

Vảy nến là một bệnh mạn tính, chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người mắc có thể chung sống hòa bình bằng phương pháp duy trì sử dụng Kim Miễn Khang hàng ngày, kết hợp giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng thần kinh...

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.

Vân Hà