Bệnh vẩy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ có giới hạn rõ ràng, đóng vẩy trắng đục, trường hợp nặng sẽ lan rộng toàn thân. Những biểu hiện ngoài da làm bệnh nhân luôn tự ti, mặc cảm. Đặc biệt, những người xung quanh thường có tâm lý lo lắng về khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, họ có thể yên tâm khi tiếp xúc với người bệnh vì y học đã khẳng định: vẩy nến hoàn toàn không lây.
Anh Bùi Anh Tuấn (ở Hải Dương) mắc vẩy nến từ vài năm nay ở nhiều vị trí trên cơ thể, đặc biệt là những vùng tỳ đè như: khuỷu tay, đầu gối, da đầu, bụng,…, các vẩy trắng bong ra khi gãi và để lại một lớp dưới màu hồng, đôi khi có rớm máu. Căn bệnh này làm anh Tuấn luôn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với mọi người vì lo ngại vẩy nến sẽ lây sang những người xung quanh.
Ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia y tế, vẩy nến không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây lan. Nguyên nhân của bệnh có liên quan đến sự rối loạn của hệ miễn dịch, một số tế bào miễn dịch thay vì tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như: vi khuẩn, virus… thì lại tác động vào chính biểu bì, khiến các tế bào này nhanh chóng bị chết đi. Ngoài ra, vẩy nến còn liên quan đến yếu tố di truyền. Một số nguyên nhân khác như: stress, chấn thương, nhiễm khuẩn… cũng làm bệnh tái phát hoặc trầm trọng thêm.
Tuy không lây lan và ít gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng vẩy nến khó điều trị vì hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Phác đồ điều trị thường kết hợp các thuốc uống tác dụng toàn thân với thuốc bôi ngoài da, nhưng hầu hết chỉ giúp cải thiện triệu chứng bệnh và có thể gây một số tác dụng phụ, đặc biệt là nhóm thuốc miễn dịch. Một số loại thuốc như: thuốc ức chế miễn dịch có nhiều độc tính nên bệnh nhân cần có sự theo dõi của thầy thuốc khi sử dụng. Quang hóa liệu pháp cũng là một biện pháp hay được áp dụng đối với vẩy nến thể nặng, nhưng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư da.
Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Một trong những sản phẩm đi đầu, được sử dụng rộng rãi và đạt hiệu quả tốt là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Với thành phần chính là cây sói rừng- giúp chống tự miễn, kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh… nên Kim Miễn Khang có tác dụng hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng, ngăn chặn bệnh tái phát.
Bên cạnh các sản phẩm dùng đường uống, để có thể tác động trực tiếp vào vùng da bị tổn thương, bị vẩy, giúp tăng cường hiệu quả điều trị, các sản phẩm kem bôi ngoài da cũng thường được dùng phối hợp với thuốc uống, đặc biệt là các kem có nguồn gốc dược liệu như Explaq. Với đặc tính dùng ngoài da và thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên kem dược liệu Explaq giúp làm sạch vẩy, mịn da, sử dụng đơn giản và không gây kích ứng da cũng như tác dụng phụ trên các cơ quan nội tạng.
Thành phần chính của kem dược liệu Explaq là chitosan được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,… đóng vai trò là tín hiệu chuyển đến các tế bào để kích thích quá trình hình thành mô mới, giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự chết tế bào. Chitosan giúp điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định PH, tăng cường tính thấm qua da, làm trơn mịn da, bảo vệ da tránh tác động có hại từ môi trường. Các nghiên cứu cập nhật đăng tải trên Pubmed (trang web đăng các bài báo có nội dung đã được thẩm định trong lĩnh vực y sinh của thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ) cho thấy, chitosan có tác dụng giảm các triệu chứng của vẩy nến: chống viêm, làm nhanh liền sẹo, hạn chế sẹo lồi…
Trong kem Explaq, tác dụng của chitosan càng được tăng cường khi phối hợp với cao phá cố chỉ (tác dụng làm bạt sừng); cao lá sòi, MSM- hợp chất sulfat tự nhiên (giữ ẩm cho da, nhanh liền vết thương), cao ba chạc (chống viêm, kháng khuẩn). Do vậy, sản phẩm này là công thức toàn diện, chuyên biệt giúp loại bỏ vẩy da, giảm viêm ngứa ở bệnh vẩy nến nói riêng và các bệnh vẩy da khác nói chung như: á sừng, vẩy cá, vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng, vẩy cám… giúp làn da mịn màng, trở về trạng thái tự nhiên, ngăn chặn vẩy da tái phát.
Để làn da mịn màng, sạch vẩy, người bệnh nên dùng Explaq hàng ngày. Trước khi bôi Explaq, cần lau sạch vùng da bị bệnh bằng nước ấm. Đối với bệnh vẩy nến, bôi Explaq ngày 3- 4 lần vào các buổi sáng, tối trước khi đi ngủ. Ở một số bệnh vẩy da khác (eczema (chàm), vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng…) bôi Explaq ngày 2-3 lần và duy trì cả khi đã khỏi bệnh. Đồng thời, người bệnh nên sử dụng phối hợp với các sản phẩm thiên nhiên dùng đường uống như Kim Miễn Khang để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh, cho làn da luôn sạch vẩy, mịn màng từ sâu bên trong cơ thể.
Vân Hà - https://dieutrivaynen.vn/