Vảy nến da đầu gây ngứa ngáy, đỏ da và bong tróc khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Vì thế, người bệnh luôn có mong muốn tìm kiếm cách trị vảy nến da đầu an toàn, hiệu quả nhất. Nhằm đáp ứng những mong muốn đó, bài viết này sẽ cung cấp 10 cách trị vảy nến da đầu hiệu quả nhất.
Sử dụng dầu gội trị vảy nến da đầu
Các loại dầu gội đặc trị vảy nến da đầu được xem như một phương pháp điều trị tại chỗ. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn đúng loại và dùng chúng theo đúng hướng dẫn sử dụng. Dưới đây là một số thành phần có trong các loại dầu gội trị vảy nến da đầu:
- Acid salicylic: Có tác dụng loại bỏ các lớp vảy bong tróc trên da đầu, đồng thời hoạt chất này giúp cân bằng môi trường axit ở da đầu, làm mềm da và chống viêm hiệu quả. Người bệnh không nên lạm dụng loại dầu gội này vì có thể gây kích ứng da và rụng tóc. Sử dụng tối đa 3 lần/tuần đối với giai đoạn điều trị và 1 lần/tuần khi dự phòng tái phát.
- Than đá: Có tác dụng ức chế sự tăng sinh quá mức của các tế bào da, từ đó giúp hạn chế tình trạng đóng vảy. Người bệnh vảy nến nên sử dụng với lượng vừa phải vì than đá có thể gây bí da dẫn tới viêm nang tóc. Trong quá trình sử dụng loại dầu gội này, người bệnh nên che chắn đầy đủ để hạn chế da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Steroid: Hoạt chất này có tác dụng chống viêm, giảm tình trạng ngứa ngáy nhưng cần có sự chỉ định của bác sĩ do loại dầu gội này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như teo da, mỏng da, rạn da,...
- Dầu dừa: Có tác dụng cung cấp dưỡng chất cho làn da và tóc của người mắc bệnh nên giúp làm giảm tình trạng khô ráp, ngứa ngáy trên da đầu.
Lựa chọn loại dầu gội trị vảy nến da đầu phù hợp và hiệu quả
Sử dụng thuốc bôi vảy nến da đầu
Đối với những trường hợp vảy nến da đầu nhẹ hoặc chưa lan rộng thì bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi điều trị tại chỗ. Mục đích điều trị này nhằm giảm thiểu tác dụng không mong muốn cho người bệnh nhưng vẫn đạt hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc bôi trị vảy nến da đầu:
- Acid salicylic, nhựa than, corticoid: Ngoài việc sử dụng dầu gội chứa những hoạt chất này thì người bệnh có thể lựa chọn các loại thuốc bôi. Việc dùng các loại thuốc bôi có thể tiện dụng hơn cho người bệnh nhưng không nên lạm dụng thuốc và cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
- Retinoid: Là một dẫn xuất của vitamin A có tác dụng chống oxy hóa, ức chế sự tăng sinh quá mức của tế bào da. Vì thế, retinoid được sử dụng để điều trị vảy nến da đầu và các bệnh về da như chàm, viêm da cơ địa, á sừng,...
- Anthralin: Có tác dụng điều hòa hoạt động của các tế bào da. Ngoài ra, thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng bong tróc giúp da mịn màng hơn.
- Calcipotriol, calcitriol: Là những dẫn xuất của vitamin D có tác dụng ngăn chặn sự tăng sinh quá mức của tế bào da. Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ khi gặp tình trạng đau rát, tấy đỏ da,...
Sử dụng thuốc bôi cho người bị vảy nến da đầu nhẹ
Trị vảy nến da đầu bằng thuốc uống
Trường hợp vảy nến da đầu đã trở nên nghiêm trọng và không đáp ứng với phương pháp điều trị tại chỗ thì người bệnh có thể được chỉ định thuốc uống. Một số loại thuốc uống trị vảy nến da đầu là:
- Retinoid: Những trường hợp sau khi được chỉ định thuốc bôi retinoid không đáp ứng tác dụng thì sẽ được bác sĩ chỉ định sang thuốc uống.
- Cyclosporin: Có tác dụng ức chế miễn dịch nên hiệu quả trong việc ức chế sự tăng sinh quá mức của tế bào da. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ vì thuốc có thể gây một số tác dụng phụ nguy hiểm như tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, các bệnh lý về thận, huyết áp tăng, ung thư,...
- Methotrexate: Là thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng làm giảm hiện tượng sưng viêm do vảy nến. Thuốc đặc biệt có hiệu quả với những người mắc bệnh viêm khớp vảy nến.
Thuốc tiêm sinh học chữa vảy nến da đầu
Đây là phương pháp điều trị mới đối với bệnh vảy nến da đầu nói riêng và các bệnh da liễu nói chung. Thuốc được sử dụng theo đường tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Một số thuốc tiêm sinh học được chỉ định để điều trị vảy nến da đầu gồm: Adalimumab, ustekinumab, ixekizumab, infliximab,...
Đây là những thuốc có tác dụng điều hòa miễn dịch nên ức chế được phản ứng viêm và sự tăng sinh quá mức của các tế bào da.
Sử dụng thuốc tiêm sinh học chữa vảy nến da đầu hiệu quả
Điều trị vảy nến da đầu bằng liệu pháp ánh sáng
Sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo được gọi là phương pháp quang trị liệu. Đây là cách điều trị bệnh nhằm làm chậm quá trình phát triển các tế bào da, giảm viêm và giảm ngứa hiệu quả. Người bệnh có thể phơi nắng nhẹ hoặc dùng các tia nhân tạo như UVB, UVA. Tuy nhiên, các liệu pháp này có thể khiến da bị khô, đỏ, thậm chí là ung thư da nếu điều trị lâu dài.
Cách trị vảy nến da đầu tại nhà
Người bệnh có thể cải thiện tình trạng vảy nến da đầu bằng các mẹo dân gian tại nhà. Những phương pháp này giúp người bệnh tiết kiệm chi phí và cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.
Sử dụng dầu oliu chữa bệnh vảy nến da đầu
Dầu oliu có tác dụng chống oxy hóa và cung cấp các dưỡng chất giúp làm mềm da, ngăn chặn quá trình sừng hóa tế bào da. Vì vậy, dầu oliu được lựa chọn để cải thiện tình trạng bong tróc da đầu khi bị vảy nến. Cách thực hiện như sau:
- Cho 1 ít dầu oliu vào chén nhỏ rồi đun nóng hoặc quay bằng lò vi sóng.
- Sau khi đã làm ấm dầu oliu thì bạn cho lên vùng da đầu bị bệnh và massage nhẹ nhàng trong khoảng 2-3 phút.
- Dùng khăn mềm để ủ tóc qua đêm và sáng hôm sau gội lại bằng nước sạch.
Chữa vảy nến da đầu tại nhà bằng dầu dừa
Dầu dừa giúp cải thiện tình trạng bong tróc, ngứa ngáy trên da. Ngoài ra, dầu dừa còn cung cấp dưỡng chất giúp nuôi dưỡng da đầu và ngăn ngừa bệnh lan rộng. Cách làm như sau:
- Lấy khoảng 2–3 muỗng dầu dừa nguyên chất, thoa đều lên da đầu và massage nhẹ nhàng trong 5 phút.
- Sau đó ủ tóc trong vòng 1 tiếng hoặc để qua đêm và gội lại đầu bằng nước sạch.
- Để mang lại kết quả tốt, bạn có thể kết hợp thêm tinh dầu cây trà, tinh dầu hoa oải hương hoặc bạc hà,…
Chữa vảy nến da đầu bằng dầu dừa an toàn, tiết kiệm
Cải thiện vảy nến da đầu bằng lá lốt
Lá lốt có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả nên có thể sử dụng để cải thiện bệnh vảy nến da đầu. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị khoảng 50g lá lốt tươi, loại bỏ những lá sâu và úa.
- Ngâm lá lốt trong nước muối loãng khoảng 15 phút để làm sạch bụi bẩn, tạp chất và hạn chế vi khuẩn gây bệnh.
- Thái nhỏ lá lốt, sau đó cho vào máy xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt. Hoặc cho lá lốt sạch vào cối để giã nát. Dùng tấm vải mỏng chắt lấy phần nước cốt, bỏ phần bã.
- Dùng phần nước lá lốt này và thoa lên vùng da đầu bị bệnh. Massage nhẹ nhàng và để yên trong khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Chữa vảy nến da đầu tại nhà bằng lá trầu không
Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, giảm tình trạng ngứa ngáy và sưng viêm hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng lá trầu không chữa vảy nến da đầu theo cách sau:
- Rửa sạch lá trầu không, lá bèo dâu và rau răm. Ngâm nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ hết các yếu tố có hại.
- Đun sôi nước rồi cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào, nấu đến khi nhừ.
- Để nước nguội bớt rồi massage nhẹ lên vùng da bị bệnh.
- Bạn nên thực hiện 2-3 lần/tuần để thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kết hợp lá trầu không và dầu dừa để tăng hiệu quả.
Cải thiện vảy nến da đầu nhờ sản phẩm từ thiên nhiên
Mục tiêu điều trị vảy nến da đầu là cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh và tăng cường miễn dịch cho cơ thể từ bên trong, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh tái phát. Vì thế, cải thiện bệnh bằng thảo dược là phương pháp vừa đáp ứng các mục tiêu điều trị trên vừa không gây tác dụng phụ cho người bệnh. Tiêu biểu trên thị trường có bộ đôi trong uống, ngoài bôi là Explaq và Kim Miễn Khang.
Bộ đôi sản phẩm hỗ trợ trị vảy nến hiệu quả
Kem dược liệu Explaq chứa thành phần chính là chitosan kết hợp cùng các thảo dược quý khác như ba chạc, phá cố chỉ, lá sòi, dầu dừa, MSM, sáp ong,... nên giúp người mắc vảy nến cải thiện làn da bị bệnh an toàn và hiệu quả.
Sản phẩm Kim Miễn Khang được bào chế dưới dạng viên uống có thành phần chính là cây sói rừng cùng với các thảo dược quý như nhàu, hoàng bá, nhũ hương, bạch thược, thổ phục linh có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, đồng thời giúp tái tạo da, kháng khuẩn hiệu quả. Nhờ đó, Kim Miễn Khang có khả năng cải thiện vảy nến từ nguyên nhân gốc rễ.
Bộ đôi sản phẩm này còn được chuyên gia đánh giá cao về tác dụng. Những phân tích cụ thể về tác dụng các thành phần của bộ sản phẩm trên được chuyên gia Nguyễn Thành nhận định như sau: “Nghiên cứu đã chứng minh rằng, hệ miễn dịch đã tăng lên 20-30% khi dùng sói rừng. Từ đó, các tế bào miễn dịch tốt sẽ tăng lên. Với sản phẩm bôi ngoài da chứa thành phần chính là chitosan đã được nghiên cứu tại Đại học Y Harvard cho thấy, chitosan có tác dụng bạt sừng, giảm viêm, chống nhiễm khuẩn, làm bình ổn quá trình phát triển của các tế bào da”.
Ngoài ra, bộ đôi sản phẩm đã được nghiên cứu tại các bệnh viện lớn và nhiều người tin tưởng sử dụng, trong đó có bà Nguyễn Thị Kim Bình trú tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Bà đã mắc bệnh vảy nến gần 20 năm nhưng nhờ sử dụng bộ sản phẩm thảo dược Kim Miễn Khang và Explaq mà chỉ sau vài tháng, các triệu chứng bệnh đã gần như được cải thiện hoàn toàn.
Bà Bình đã cải thiện bệnh vảy nến nhờ Explaq và Kim Miễn Khang
Trên đây là những thông tin về cách trị vảy nến da đầu. Hy vọng, bạn có thêm những thông tin hữu ích để cải thiện bệnh hiệu quả. Người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc điều trị của bác sĩ và bộ sản phẩm Explaq, Kim Miễn Khang để kiểm soát bệnh tốt nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ số điện thoại 0916755060 - 0916757545 để được giải đáp sớm nhất.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/scalp-psoriasis
https://www.healthline.com/health/scalp-psoriasis-pictures
https://www.aad.org/public/diseases/psoriasis/treatment/genitals/scalp-shampoo