Viêm da tiết bã gây nên những vệt đỏ, mảng da bong tróc, ngứa ngáy, khiến người mắc khó chịu, mặc cảm về ngoại hình. Do đó, việc chữa trị bệnh nhanh khỏi, tránh tái phát là mong muốn của hầu hết người mắc viêm da tiết bã. Để làm được điều đó, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để biết rõ hơn về thông tin bệnh cũng như cách xử lý hiệu quả.

Viêm da tiết bã là bệnh gì?

Viêm da tiết bã hay còn được gọi là viêm da dầu, chàm da mỡ, nắp nồi, chàm tiết bã,... Bệnh có thể gặp ở người lớn, trẻ em và cả trẻ sơ sinh. Triệu chứng điển hình của bệnh là da mẩn đỏ, tróc vảy và ngứa. Thường gặp nhất là ở các vị trí tiết nhiều dầu hay có lông, tóc như da đầu, mặt, ngực, lưng,...

Bệnh viêm da tiết bã có thể tái phát nhiều lần, mỗi lần từ vài tuần đến vài tháng. Viêm da kéo dài ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày và tinh thần người bệnh. Trong nhiều trường hợp, viêm da tiết bã không được xử lý đúng cách dễ dẫn tới tiến triển thành bệnh mạn tính hoặc viêm loét da, chảy mủ. 

Viem-da-tiet-ba-thuong-xuat-hien-o-mat-gay-mat-tham-my.webp

Viêm da tiết bã thường xuất hiện ở mặt gây mất thẩm mỹ

Dấu hiệu nhận biết viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã biểu hiện nổi bật qua da nên rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Triệu chứng bệnh có một số khác biệt giữa trẻ em và người lớn. 
Viêm da tiết bã ở trẻ em

Viêm da loại này gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, chủ yếu ở phần da đầu, gọi là nắp nôi. Da đầu trẻ có những phát ban màu ngà vàng như màu mỡ, bong tróc thành vảy. Mảng da này phát triển trong vài tuần đầu sau sinh, rồi bong dần và biến mất. 
Viêm da tiết bã ở người lớn

Ở người trưởng thành, viêm da tiết bã nặng hơn, kéo dài và dễ tái phát trở lại. Dấu hiệu bệnh cũng rầm rộ hơn so với viêm da tiết bã ở trẻ em, cụ thể như sau:  

  • Da đỏ ửng ở vùng bị viêm.
  • Nhiều vảy da (gàu) trên tóc, da đầu, lông mày, râu hoặc ria mép.
  • Mảng da nhờn, có vảy trắng hoặc vàng, da bong tróc,...
  • Ngứa nhiều.

Bệnh thường tăng nặng hơn vào mùa lạnh, hanh khô hoặc khi tinh thần người mắc căng thẳng kéo dài. 

Man-do-ngua-bong-vay-la-trieu-chung-dien-hinh-cua-viem-da-tiet-ba.webp

Mẩn đỏ, ngứa, bong vảy là triệu chứng điển hình của viêm da tiết bã 

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã

Nguyên nhân gây viêm da tiết bã hiện nay vẫn chưa được xác định. Nhiều ý kiến y khoa cho rằng bệnh có thể bắt nguồn từ phản ứng bất thường của cơ thể hoặc do nhiễm nấm: 

  • Gặp phải một số bệnh lý da liễu khác như viêm da dị ứng, chàm, vảy nến,...
  • Nấm men malassezia: Loại nấm sử dụng lipid (dầu, mỡ) để sinh trưởng, phát triển nên thường có mặt ở các tuyến bài tiết dầu trên da. Bình thường, nấm malassezia không gây hại với cơ thể. Nhưng khi chúng sinh sôi, tăng số lượng bất thường sẽ dẫn tới tình trạng viêm da tiết bã. 
  • Cơ thể sản xuất quá nhiều dầu. Lượng dầu dư thừa bám trên bề mặt da lâu ngày là tác nhân gây kích ứng, đỏ da, nhờn da. 
  • Do cơ thể có những phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch dẫn tới viêm da. 

Bên cạnh những nguyên nhân gây viêm da tiết bã thì các yếu tố nguy cơ làm tăng nặng hay tái phát bệnh cũng không thể bỏ qua, đó là:

  • Bệnh liên quan tới thần kinh: Tâm thần, trầm cảm, parkinson,...
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Sau ghép tạng, HIV/AIDS, viêm tụy do rượu, một số bệnh ung thư,...
  • Cơ thể đang phục hồi sau tình trạng đau tim, đột quỵ,...
  • Do một số loại thuốc: Thuốc kháng sinh, glucocorticoid, thuốc ức chế miễn dịch,... có thể gây tác dụng phụ làm bùng phát viêm da tiết bã. 

Su-dung-mot-so-loai-thuoc-la-yeu-to-nguy-co-lam-bung-phat-viem-da-tiet-ba.webp

Sử dụng một số loại thuốc là yếu tố nguy cơ làm bùng phát viêm da tiết bã

>>> XEM THÊM: Tần tần tật về chàm da mặt mà bạn cần biết

Cách cải thiện bệnh viêm da tiết bã hiệu quả 

Giảm triệu chứng, phục hồi da, ngăn ngừa tái phát là mục tiêu được hướng tới khi điều trị viêm da tiết bã. Để làm được điều đó, người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp và thực hiện duy trì để có kết quả tốt nhất. Các phương pháp thường dùng như sử dụng thuốc, liệu pháp ánh sáng, thiết lập thói quen chăm sóc da tốt và hạn chế những yếu tố dễ gây kích thích. 

Kết hợp dùng thuốc bôi và thuốc uống

Đối với bệnh về da, hướng điều trị tốt nhất là tác động cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Thuốc bôi và uống sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng, mức độ bệnh của từng người. Vì thế, bạn cần lưu ý làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng hay ngừng thuốc để đạt được mục tiêu cải thiện da sớm nhất có thể. 

Thuốc bôi thường được dùng trong viêm da tiết bã:

  • Thuốc chứa hydrocortison, fluocinolon, desonide,...: Đây là các hoạt chất thuộc nhóm corticosteroid. Chúng rất hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng viêm da như mẩn đỏ, ngứa. Tuy nhiên, thuốc này không được sử dụng lâu dài do có nhiều nguy cơ về tác dụng không mong muốn. 
  • Thuốc ức chế calcineurin bôi tại chỗ (kem pimecrolimus, thuốc mỡ tacrolimus): Calcineurin là chất hoạt hóa hiện tượng viêm làm da ngứa, mẩn đỏ. Hoạt chất ức chế calcineurin sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm ở da. 
  • Kem bôi chứa acid salicylic, acid lactic, urea,... giúp bong vảy tại chỗ. 

Ngoài thuốc bôi, đối với viêm da tiết bã ở đầu, người bệnh có thể sử dụng dầu gội trị gàu hoặc chứa hoạt chất chống nấm xuyên suốt quá trình điều trị.

Thuốc uống sẽ được chỉ định cho viêm da tiết bã ở mức trung bình đến nặng.

  • Thuốc chống nấm như itraconazole, metronidazole. Một số nấm malassezia kháng với thuốc nhóm azole, người bệnh có thể được dùng selenium hoặc zinc pyrithione.   
  • Thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn nhóm tetracyclin. 

Thuoc-boi-giup-cai-thien-viem-da-tiet-ba-tai-cho.webp

Thuốc bôi giúp cải thiện viêm da tiết bã tại chỗ 

Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu)

Với viêm da tiết bã nặng, kéo dài hoặc sử dụng thuốc không cho hiệu quả như mong muốn, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện liệu pháp ánh sáng. Liệu pháp này sử dụng tia UVA hoặc UVB làm sạch vảy, bong và cải thiện các triệu chứng viêm của da. 

Ưu điểm của liệu pháp ánh sáng là ít gây mỏng da, teo da, không làm suy giảm hệ miễn dịch như một số loại thuốc uống. Nhược điểm của liệu pháp là làm tăng nguy cơ lão hóa và ung thư da. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để áp dụng liệu pháp này cho người bệnh. Người bệnh cũng cần phối hợp và tuân theo phác đồ điều trị từ bác sĩ. 

Chăm sóc làn da viêm da tiết bã cùng kem thảo dược Explaq

Bên cạnh thuốc bôi và uống, các loại kem hỗ trợ điều trị viêm da tiết bã cũng được các bác sĩ khuyến khích sử dụng. Một trong số đó phải kể tới kem thảo dược Explaq. Với công dụng dưỡng ẩm, hỗ trợ làm bong tế bào chết, kháng khuẩn, thúc đẩy hồi phục làn da sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị và hạn chế viêm da tiết bã tái phát trở lại. Thành phần trong kem thảo dược Explaq hoàn toàn lành tính, chiết xuất từ thiên nhiên như dịch chiết phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi, dầu dừa, chitosan,… Người bệnh viêm da tiết bã có thể yên tâm sử dụng kem thảo dược Explaq trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.

Viem-da-tiet-ba-duoc-cai-thien-hieu-qua-khi-dung-kem-thao-duoc-Explaq.webp
Viêm da tiết bã được cải thiện hiệu quả khi dùng kem thảo dược Explaq

Nút đặt mua.webp

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh viêm da tiết bã có cái nhìn tổng quát về bệnh và hướng cải thiện làn da. Nếu bạn cần biết thêm thông tin gì về viêm da tiết bã hay kem thảo dược Explaq, hãy để lại lời nhắn ở phần bình luận dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất có thể.  

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/seborrheic-dermatitis/symptoms-causes/syc-20352710

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/seborrheic-dermatitis-medref 

https://www.healthline.com/health/skin/seborrheic-dermatitis