Viêm khớp vảy nến là bệnh lý viêm khớp tự miễn có liên quan đến tình trạng vảy nến. Nếu bệnh không được điều trị sớm và phù hợp có thể dẫn tới nguy cơ tàn tật. Để tránh những biến chứng đáng tiếc, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin để người bệnh có phương pháp điều trị viêm khớp vảy nến phù hợp và hạn chế tái phát. 

Viêm khớp vảy nến là gì? Phân loại

Viêm khớp vảy nến là một loại viêm khớp mạn tính, được phát hiện trên người bị vảy nến. Tỷ lệ mắc viêm khớp vảy nến là 1-2% trong cộng đồng và 10-30% trong tổng số người mắc vảy nến. Bệnh không phân biệt giới tính và tập trung nhiều ở độ tuổi từ 35-50 tuổi. 

Tùy thuộc vào vị trí khớp bị viêm mà viêm khớp vảy nến được chia ra làm các loại như sau:

  • Viêm khớp đối xứng (khoảng 50%): Các khớp có triệu chứng sưng, đau đối xứng 2 bên cơ thể (ở đầu gối trái và phải, hai khớp cổ chân,...)
  • Viêm khớp không đối xứng (khoảng 35%): Loại này thì biểu hiện viêm ở một khớp bất kỳ, không theo trật tự.
  • Viêm các khớp xa (khoảng 10%): Viêm khớp vảy nến xuất hiện ở khác khớp ngón tay, ngón chân, gót chân,...
  • Viêm khớp phá hủy sụn khớp (khoảng 5%): Đúng như tên gọi, loại viêm khớp này gây phá hủy sụn, dẫn tới biến dạng khớp. 

Trong các loại viêm khớp vảy nến kể trên, viêm khớp đối xứng có tỷ lệ gặp phải nhiều nhất, đồng thời triệu chứng bệnh nhẹ hơn cả và ít bị biến dạng khớp. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan bởi bệnh có thể làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể như:

  • Khớp: Sưng, đau, khó cử động, có thể bị biến dạng hoặc mài mòn sụn khớp.
  • Da, tóc móng: Sần sùi, bong tróc gây mất thẩm mỹ. 
  • Thị lực: Giảm sút, có thể mất khả năng nhìn nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
  • Hô hấp: Viêm lan tới phổi có thể gây bệnh viêm phổi kẽ làm ảnh hưởng hô hấp.
  • Tiêu hóa: Có thể gây viêm ruột, viêm đại tràng,…
  • Tim mạch: Tình trạng viêm kéo dài có thể gây tổn thương mạch máu, làm dày thành và mất dần độ đàn hồi, dẫn đến tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. 

Vì vậy, viêm khớp vảy nến cần được phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm. 

Viem-khop-vay-nen-pha-huy-sun-khop-la-dang-nghiem-trong-nhat-do-gay-tan-tat-vinh-vien.webp

Viêm khớp vảy nến phá hủy sụn khớp là dạng nghiêm trọng nhất do gây tàn tật vĩnh viễn 

Triệu chứng viêm khớp vảy nến dễ nhận biết

Triệu chứng bệnh viêm khớp vảy nến bao gồm cả biểu hiện của viêm khớp và vảy nến. 

Viêm khớp có triệu chứng điển hình là đau, cứng, sưng các khớp bị viêm. Ngón tay, ngón chân ở một số người sưng phồng như dùi trống. Người bệnh có thể đau nhức khắp các điểm mà gân và dây chằng bám vào xương. 

Vảy nến thường có biểu hiện rõ rệt ở da và móng. Da người bệnh đỏ ửng ở một số vùng trên cơ thể, thường có vảy màu trắng, bong tróc. Vảy nến móng tay làm màu móng chuyển sang vàng đục, có vết lõm nhỏ (hố), vỡ vụn hoặc tách rời khỏi mô mềm phía dưới móng. 

Các triệu chứng của viêm khớp vảy nến có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột bùng phát. Thường người bệnh có các triệu chứng vảy nến lâu năm mới bắt đầu có biểu hiện viêm đau, cứng khớp. Cũng có những trường hợp, triệu chứng viêm khớp có trước cả vảy nến. 

Hinh-anh-mong-tay-ton-thuong-do-viem-khop-vay-nen.webp

Hình ảnh móng tay tổn thương do viêm khớp vảy nến 

>>> XEM THÊM: Viêm da tiết bã - XEM NGAY để biết cách chữa trị hiệu quả

Viêm khớp vảy nến - Nguyên nhân đến từ đâu?

Viêm khớp vảy nến là bệnh lý tự miễn. Bệnh khởi phát khi hệ miễn dịch nhầm lẫn và tấn công các mô, tế bào khỏe mạnh bên trong cơ thể. Hiện nay, chưa rõ lý do gây ra những bất thường trong hệ thống miễn dịch làm xuất hiện viêm khớp vảy nến. Nhiều nhà nghiên cứu y học cho rằng bệnh liên quan đến hai yếu tố sau:

  • Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu chứng minh rằng tỷ lệ mắc viêm khớp vảy nến cao khi người thân có tiền sử bị vảy nến hoặc viêm khớp vảy nến. 
  • Yếu tố môi trường: Do tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ, chất tẩy rửa, vi khuẩn, virus,...

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp vảy nến

Chẩn đoán viêm khớp vảy nến dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng.

Người bệnh viêm khớp vảy nến có thể gặp phải các triệu chứng lâm sàng như sau:

  • Mảng da đỏ ửng, khô, ngứa, có thể bong vảy trắng hoặc vàng nhạt. 
  • Viêm khớp với các biểu hiện sưng, đau, cứng các khớp.
  • Sưng khớp làm ngón tay hoặc ngón chân có hình khúc dồi.
  • Móng tay rỗ, bong tróc, đổi màu bất thường.

Các xét nghiệm cận lâm sàng thường dùng với người viêm khớp vảy nến :

  • Chụp X-quang: Thu được hình ảnh tổn thương của khớp (khớp sưng tấy, sụn khớp bị mài mòn, tràn dịch khớp,...)
  • Siêu âm: Hình ảnh viêm khớp, tràn dịch các điểm bám gân.
  • Tốc độ máu lắng: Tăng nhiều với protein phản ứng C (protein đưa vào cơ thể để xác định tình trạng viêm), acid uric máu,... 
  • Sinh thiết da: Để xác định tổn thương da.

Viem-khop-vay-nen-duoc-chan-doan-thong-qua-nhieu-xet-nghiem-ket-hop-kham-lam-sang.webp

Viêm khớp vảy nến được chẩn đoán thông qua nhiều xét nghiệm kết hợp khám lâm sàng 

>>> XEM THÊM: Bệnh vảy phấn hồng - Hiểu để biết cách điều trị hiệu quả

Cách chữa trị viêm khớp vảy nến hiệu quả

Hiện nay, điều trị bệnh viêm khớp vảy nến cần tập trung cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương lan rộng. Đồng thời kiểm soát tình trạng viêm khớp, giảm đau và tránh tàn tật. 

Điều trị vảy nến trên da

Dựa vào tình trạng vảy nến trên da mà bác sĩ sẽ có chỉ định riêng biệt.

  • Dùng thuốc bôi: Thuốc bôi da cho người viêm khớp vảy nến thường chứa corticoid như hydrocortison, fluocinolone, desonide,... Chúng có tác dụng giảm tình trạng viêm da, ngứa ngáy, mẩn đỏ rất tốt. Tuy nhiên, với loại thuốc này người bệnh chỉ nên dùng theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự mua thuốc về sử dụng để hạn chế tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. 
  • Quang trị liệu: Liệu pháp được áp dụng cho người có tình trạng vảy nến ở mức độ trung bình đến nặng, trường hợp bệnh kéo dài và sử dụng thuốc không đạt hiệu quả điều trị. Sử dụng tia UVA, UVB chiếu lên vùng da bị tổn thương, giúp bong sạch vảy, giảm đỏ, ngứa da. Ưu điểm của phương pháp này là ít gây mỏng da, teo da hay suy giảm miễn dịch. Mặt khác, liệu pháp làm đẩy nhanh quá trình lão hóa da và có nguy cơ gây ung thư. 

Quang-tri-lieu-han-che-su-dung-o-doi-tuong-tre-em-va-nguoi-qua-lon-tuoi.webp

Quang trị liệu hạn chế sử dụng ở đối tượng trẻ em và người quá lớn tuổi 

Điều trị viêm khớp

Thuốc uống được sử dụng để kiểm soát tình trạng viêm, sưng khớp. Một số loại thuốc thông dụng thường được bác sĩ chỉ định cho viêm khớp vảy nến gồm có: 

  • NSAIDs: Dùng khi viêm ở mức độ nhẹ và vừa như diclofenac, meloxicam, piroxicam,...
  • Corticoid: Thuốc này giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm như sưng, đau, tấy đỏ. Một số loại hay dùng là hydrocortison, methylprednisolon,... Loại thuốc này cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra. 
  • Thuốc chống thấp khớp: Gồm nhiều loại thuốc được kết hợp với nhau để ngăn cản quá trình phá hủy sụn khớp và xương. Ví dụ như methotrexate, azathioprine, chloroquin,...
  • Các chất kháng yếu tố hoại tử u nhóm alpha (etanercept, infliximab, adalimumab): Có tác dụng ức chế protein tham gia vào phản ứng viêm, từ đó giúp chống viêm, sưng, giảm đau, làm chậm sự tiến triển của viêm khớp vảy nến. 

Kem bôi da Explaq giúp cải thiện tình trạng vảy nến an toàn, lành tính

Để nhanh chóng cải thiện triệu chứng của vảy nến trong bệnh lý viêm khớp vảy nến, người bệnh có thể kết hợp sử dụng kem bôi da có nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn, lành tính. Một trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng đó là kem bôi thảo dược Explaq. Kem bôi chứa các thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên như chitosan, MSM, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi, dầu dừa,... 

  • Chitosan: Đây là một loại polyme sinh học có nguồn gốc từ vỏ tôm, cua,... được nghiên cứu nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu cho thấy chitosan có tác dụng giảm viêm tốt do ức chế giải phóng một số chất tham gia quá trình viêm. Bên cạnh đó, chitosan còn giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương do kích thích sản sinh collagen làm tăng tái tạo mô, ngăn ngừa sẹo. 
  • MSM: Đây là một hợp chất chứa lưu huỳnh có mặt ở cả thực vật, động vật và con người. MSM có tác dụng chống viêm (cải thiện vết đỏ, ngứa da) do giảm sự phóng thích các chất gây viêm, tăng lượng glutathione giúp chống oxy hóa mạnh mẽ. Đồng thời, MSM kích thích sản sinh keratin - một loại protein quan trọng trong cấu trúc da và móng tay. 
  • Phá cố chỉ: Một số hoạt chất trong dịch chiết phá cổ chỉ như coumarin, alkaloid, sterol,... có tác dụng ức chế vi khuẩn (tụ cầu vàng, staphylococcus, trực khuẩn lao, một số virus,... ), bảo vệ làn da và phục hồi các tổn thương.

Ket-hop-su-dung-kem-Explaq-giup-day-nhanh-qua-trinh-dieu-tri-viem-khop-vay-nen.webp

Kết hợp sử dụng kem Explaq giúp đẩy nhanh quá trình điều trị viêm khớp vảy nến

Nút đặt mua.webp

Cách phòng ngừa viêm khớp vảy nến 

Người bệnh viêm khớp vảy nến có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để chăm sóc làn da sau tổn thương và phòng ngừa tái phát.

  • Bảo vệ các khớp: Người bệnh nên làm việc vừa sức, tránh lao động nặng gây áp lực lên xương khớp. 
  • Tập luyện thể dục đều đặn: Rèn luyện xương khớp linh hoạt bằng các bộ môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga, thiền,...
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Việc này sẽ giúp giảm căng thẳng cho khớp, giảm đau và tăng cường khả năng vận động. 
  • Bỏ thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu, bia.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với những chất dễ gây dị ứng, bùng phát vảy nến như thuốc sâu, chất tẩy rửa, đồ bằng cao su, len, dạ, lông,...
  • Chăm sóc da bằng các sản phẩm hỗ trợ như kem bôi thảo dược Explaq giúp da khỏe mạnh hơn, tăng khả năng chống chịu với các kích thích từ môi trường. 

Luyen-tap-the-duc-hang-ngay-de-tang-cuong-do-deo-dai-va-ngan-ngua-viem-khop-vay-nen.webp

Luyện tập thể dục hàng ngày để tăng cường độ dẻo dai và ngăn ngừa viêm khớp vảy nến

Điều trị viêm khớp vảy nến là quá trình lâu dài. Người bệnh cần cập nhật thông tin và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về bệnh viêm khớp vảy nến hay kem bôi thảo dược Explaq, hãy để lại lời nhắn bên dưới bài viết này, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nhanh nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/psoriatic-arthritis/symptoms-causes/syc-20354076 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/psoriatic-arthritis/diagnosis-treatment/drc-20354081 

https://www.healthline.com/health/psoriatic-arthritis