Vảy phấn hồng là một bệnh lý về da liễu khá phổ biến hiện nay. Đặc trưng bởi các mảng vảy đỏ nổi trên da. Bệnh tưởng như không quá phức tạp nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh vảy phấn hồng và các vấn đề liên quan trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh vảy phấn hồng là gì?

Trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu của Bộ Y tế, vảy phấn hồng được định nghĩa là một bệnh ngoài da cấp tính nhưng lành tính nên có thể điều trị khỏi. Dấu hiệu điển hình của vảy phấn hồng là các tổn thương đơn độc màu hồng xuất hiện cùng các triệu chứng tương tự như cúm. 

Năm 1860, bác sĩ người Pháp Gibert lần đầu tiên mô tả về bệnh và gọi nó bằng cái tên vảy phấn hồng đúng như triệu chứng đặc trưng. Về sau này, các nhà khoa học đã thống nhất đặt tên căn bệnh là vảy phấn hồng Gibert. 

Đối tượng mắc bệnh vảy phấn hồng khá đa dạng, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh vảy phấn hồng ở trẻ em và người lớn độ tuổi từ 10-35 tuổi cao hơn. Trẻ dưới 2 tuổi và người trên 65 tuổi thì hiếm gặp hơn. Nữ giới có nguy cơ mắc phải cao hơn nam giới. Đối tượng có sức đề kháng suy giảm, người gặp phải các bệnh lý mạn tính, cơ địa dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa,… cũng có nguy cơ cao mắc vảy phấn hồng.

Cac-thuong-ton-tren-da-duoc-gay-ra-boi-vay-phan-hong.webp

Các thương tổn trên da được gây ra bởi vảy phấn hồng 

Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng

Căn nguyên gây ra bệnh vảy phấn hồng đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu đã đề cập đến vai trò của virus HHP6 tác động vào tế bào lympho TCD4 làm hình thành nên vảy phấn hồng. Dưới đây là một số đặc điểm khiến các nhà khoa học nghi ngờ nguyên nhân của bệnh là do virus:

  • Tiến triển của bệnh tương tự như diễn biến các loại ban gây tổn thương trên da do virus.
  • Thời điểm xuất hiện bệnh thường phụ thuộc theo mùa, chủ yếu là vào mùa xuân và thu. 
  • Đối với người đã từng mắc bệnh, nguy cơ tái phát lại là rất ít vì khi đó cơ thể đã có miễn dịch tự nhiên.
  • Một số trường hợp nhiễm bệnh có biểu hiện toàn thân tương tự với bệnh cảm cúm thông thường. Mà khởi phát của cảm cúm là do liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp trên. 

Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, vảy phấn hồng có liên quan đến việc sử dụng một số loại thuốc như beta bloquant, barbatuques, isotretinoin, metronidazol, omeprazol, terbinafin,...

Virus-HHP6-duoc-cho-la-co-lien-quan-den-nguyen-nhan-gay-benh-vay-phan-hong.webp

Virus HHP6 được cho là có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng

Dấu hiệu và tiêu chuẩn chẩn đoán vảy phấn hồng 

Biểu hiện của vảy phấn hồng thường không hoàn toàn giống nhau giữa những người mắc bệnh. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết và các tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh:

Dấu hiệu khởi phát bệnh 

Bệnh vảy phấn hồng khởi phát bởi những biểu hiện tương tự như cảm cúm (đau đầu, sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau khớp,...). Đa số người bệnh gặp phải các tổn thương đơn độc trên cơ thể trước (gọi là tổn thương mẹ) sau đó 2,3 tuần mới bắt đầu xuất hiện thêm một số tổn thương khác, nhỏ hơn xung quanh tổn thương mẹ (gọi là tổn thương con).

Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định vảy phấn hồng

Dưới đây là các yếu tố để xác định bệnh theo hướng dẫn chẩn đoán của Bộ Y tế.

Trên lâm sàng

Người bệnh gặp phải các tổn thương trên da, chia làm 2 loại:

  • Thương tổn tiên phát (dát Herald): Các dát này có hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước từ 2-10cm, được giới hạn rõ ràng. Bờ của dát có màu hồng tươi, nhạt dần ở giữa và hơi nhăn nheo. Giữa 2 vùng da đó được cách biệt bởi lớp vảy dính vào da phía ngoài. Các thương tổn này có xu hướng lan rộng ra vùng xung quanh. Vị trí thường xuất hiện là ở trên thân, cổ hoặc phần gốc của các chi. 
  • Thương tổn thứ phát: Thường xuất hiện sau 2-20 ngày kể từ ngày có thương tổn tiên phát. Các dát này kích thước nhỏ, hình huy hiệu và nốt sần màu hồng nổi cao hơn trên bề mặt da. Những thương tổn này được sắp xếp theo nếp căng của da và tạo thành hình giống với cây thông. 

Chỉ có khoảng 25% người bệnh gặp phải triệu chứng ngứa. Một số ít có biểu hiện như chán ăn, chóng mặt, buồn nôn, sốt, đau cơ,...

Hinh-dang-cua-thuong-ton-gay-ra-boi-vay-phan-hong.webp

Hình dạng của thương tổn gây ra bởi vảy phấn hồng

Cận lâm sàng

Các xét nghiệm mô bệnh học hoặc sinh hóa đối với người bị vảy phấn hồng đều không đặc hiệu. Xét nghiệm tìm nấm cũng cho kết quả âm tính. Xác định kháng nguyên bằng phương pháp hóa mô miễn dịch chủ yếu là tế bào TCD4 dương tính. 

Chẩn đoán thể bệnh

  • Thể điển hình: dấu hiệu bệnh tương tự mô tả ở trên.
  • Thể không điển hình: Chia làm 3 loại, dựa vào vị trí, hình thái thương tổn và mức độ tiến triển bệnh. Có một số vị trí thường ít xuất hiện như da đầu, vùng sinh dục, lòng bàn tay/chân, niêm mạc miệng hoặc ở móng (thường có hiện tượng khía ngang móng). 
  • Thể tái phát: Tỷ lệ gặp phải rất ít, từ 2-3%.

Vay-phan-hong-xuat-hien-o-long-ban-chan.webp

Vảy phấn hồng xuất hiện ở lòng bàn chân

Chẩn đoán phân biệt

Một số dấu hiệu để phân biệt vảy phấn hồng với các bệnh lý da liễu khác là:

  • Nấm da: Tổn thương thường là mụn nước xuất hiện thành đám, gây ngứa nhiều. Xét nghiệm dương tính với nấm.
  • Viêm da dầu: Tổn thương thường là các dát đỏ ở vùng da tiết nhiều dầu như rãnh mũi má, trước xương ức, vùng liên bả vai. Tình trạng bệnh có xu hướng nặng hơn khi mùa đông đến.
  • Vảy nến thể giọt: Các tổn thương này thường là sẩn nhỏ có kích thước từ 1-2mm, màu đỏ thẫm. Chỉ sau vài ngày là tổn thương xẹp, xuất hiện vảy nâu, cạo vảy bong cả mảng nhưng còn dính lại một bên hay còn gọi là dấu hiệu gắn xi.
  • Chàm khô: Đối tượng chủ yếu là trẻ em với các dát giảm sắc tố, vị trí thường gặp là ở hai má, cẳng và cánh tay. Triệu chứng ngứa thường ít.
  • Tổn thương đào ban trong bệnh giang mai giai đoạn II: Đối với trường hợp này, người bệnh có tiền sử quan hệ với người bị giang mai. Các tổn thương đào ban xuất hiện trên thân và không gây ngứa. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác như xuất hiện hạch toàn thân, có nốt sẩn hoặc mảng niêm mạc. Thực hiện xét nghiệm phản ứng huyết thanh cho kết quả dương tính với xoắn khuẩn giang mai.

>>> XEM THÊM: Bệnh vảy phấn hồng có điểm gì khác với vảy nến? TÌM HIỂU NGAY

Bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không?

Vảy phấn hồng là một bệnh lý da liễu lành tính, không quá nguy hiểm. Người bệnh có thể tự khỏi hoàn toàn sau 4-10 tuần và để lại những dát thẫm hoặc nhạt màu. Có những trường hợp chỉ sau 2 tháng là gần như không để lại dấu vết gì cả. Tuy vậy, người bệnh không nên quá chủ quan vì vẫn có thể gặp phải những biến chứng như:

  • Chàm hóa: Nếu người bệnh điều trị sai cách thì không những không làm các tổn thương thoái lui mà còn gây ngứa nhiều hơn. Khi đó, theo phản xạ người bệnh sẽ gãi hoặc chà xát làm tổn thương lan rộng và có nguy cơ hình thành chàm hóa.
  • Bội nhiễm: Thường gặp ở người bệnh điều trị không đúng cách, tự ý sử dụng các sản phẩm không có lợi cho da,... Điều này gây tổn thương da và tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập. 

Cham-hoa-la-mot-trong-nhung-bien-chung-nang-ne-cua-vay-phan-hong.webp

Chàm hóa là một trong những biến chứng nặng nề của vảy phấn hồng

Phòng ngừa vảy phấn hồng bằng cách nào?

Để phòng ngừa bệnh vảy phấn hồng, người bệnh cần nâng cao sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể bằng những cách sau:

  • Uống đủ nước, trung bình từ 2-4 lít mỗi ngày.
  • Tăng cường bổ sung các loại vitamin và chất xơ thông qua rau củ quả.
  • Luyện tập thể thao, nâng cao thể lực và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Các chất kích thích, bia rượu, thuốc lá,... cần phải hạn chế tuyệt đối.
  • Nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, stress,...
  • Thường xuyên dọn dẹp môi trường xung quanh.
  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày, tắm rửa sạch sẽ. 
  • Mặc quần áo thoải mái, hạn chế đồ bó sát hoặc các chất liệu dễ gây kích ứng da. 
  • Ngăn ngừa các yếu tố gây dị ứng và nhiễm khuẩn trên da như côn trùng đốt, viêm da,... bởi đây có thể là điều kiện để vi khuẩn, virus xâm nhập vào trong cơ thể gây bệnh. 

Trong trường hợp bạn được chẩn đoán xác định là vảy phấn hồng thì nên có những biện pháp để phòng ngừa cho những người xung quanh như giữ vệ sinh cá nhân, tránh để mọi người tiếp xúc với vảy da hoặc dịch tiết của cơ thể bạn.

Ve-sinh-ca-nhan-hang-ngay-de-ngan-ngua-vay-phan-hong-.webp

Vệ sinh cá nhân hàng ngày để ngăn ngừa vảy phấn hồng 

Cập nhập phác đồ điều trị vảy phấn hồng mới nhất

Hiểu được bệnh cũng những các cách điều trị sẽ giúp người bệnh không còn phải lo lắng và mệt mỏi bởi vảy phấn hồng. Hướng dẫn điều trị dưới đây cập nhập theo phác đồ mới nhất do Bộ Y tế ban hành, người bệnh có thể yên tâm tham khảo.

Nguyên tắc điều trị chung

Có 3 nguyên tắc chính trong điều trị bệnh vảy phấn hồng mà người bệnh phải tuân thủ:

  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố có thể gây kích ứng da.
  • Tránh sử dụng các thuốc có nguy cơ gây kích ứng làm biến chứng nặng hơn như chàm hoặc bội nhiễm.
  • Sử dụng phối hợp thuốc bôi tại chỗ và uống toàn thân để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Các thuốc tác dụng tại chỗ dùng bôi ngoài da

Người bệnh có thể sử dụng các loại kem hoặc thuốc mỡ chứa corticoid loại trung bình hoặc nhẹ như kem hydrocortison, betamethason, desonide. Lưu ý không nên sử dụng trong thời gian dài vì nguy cơ gây tác dụng lên toàn thân và ảnh hưởng đến chức thận. 

Kem-boi-da-chua-thanh-phan-Hydrocortison-giup-cai-thien-vay-phan-hong-hieu-qua-nhung-chi-nen-dung-tr.webp

Kem bôi da chứa thành phần Hydrocortison giúp cải thiện vảy phấn hồng hiệu quả nhưng chỉ nên dùng trong thời gian ngắn

Các thuốc tác dụng toàn thân dùng đường uống

Trường hợp người bệnh không đáp ứng với các thuốc bôi ngoài da thì có thể kết hợp sử dụng một số thuốc đường uống như:

  • Thuốc kháng histamin: Cetirizine, Clorpheniramin,...
  • Thuốc kháng sinh Erythromycin (trẻ em dùng liều 25-40mg/kg/ngày; người lớn dùng liều 1-2g/ngày x 14 ngày). 
  • Corticoid đường uống: Thường được chỉ định đối với vảy phấn hồng thể nặng, có tổn thương lan tỏa và triệu chứng xuất hiện trên toàn thân. Liều dùng là 15-20 mg/ngày.

Liệu pháp ánh sáng 

Đối với phương pháp này, cần phải có sự chỉ định của bác sỹ và thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín. Chiếu tia UVB có bước sóng 311nm lên vùng da có thương tổn giúp chặn đứng tiến triển của bệnh và đẩy nhanh quá trình tái tạo da. Chiếu 5 ngày/ tuần, kéo dài từ 1-2 tuần.

Kết hợp thay đổi chế độ sinh hoạt

Một lối sống lành mạnh, khoa học sẽ giúp rút ngắn thời gian tiến triển của bệnh vảy phấn hồng. Đồng thời tăng cường hiệu quả của các phương pháp khác. Bạn hãy tham khảo lời khuyên sau đây:

  • Tránh chấn thương ngoài da sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, hạn chế nguy cơ bùng phát vảy phấn hồng.
  • Không uống rượu, bia, hút thuốc lá.
  • Tăng cường rau xanh, hạn chế thịt đỏ, thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Dưỡng ẩm thường xuyên: Điều này sẽ giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy và giảm mức độ nghiêm trọng của các tổn thương.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, môi trường khói bụi,... bằng cách: Mặc quần áo dài tay, đeo kính, đội mũ, thoa kem chống nắng,…

>>> XEM THÊM: Bệnh vảy phấn hồng cần kiêng gì để tránh tái phát? TÌM HIỂU NGAY

Explaq - Liệu pháp an toàn cho vảy phấn hồng

Ngoài kết hợp các biện pháp ở trên, hiện nay nhiều người bị vảy phấn hồng còn có mong muốn tìm kiếm các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhanh và an toàn hơn. Kem bôi da thảo dược Explaq là một trong số ít những sản phẩm hỗ trợ điều trị vảy phấn hồng được nhiều người bệnh tin dùng. 

Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên như chitosan, phá cố chỉ, lá sòi, ba chạc,... có khả năng dưỡng ẩm da, đẩy nhanh quá trình sửa chữa và tái tạo các tổn thương trên da. Người bệnh có thể thoa kem Explaq trực tiếp lên các thương tổn của vảy phấn hồng, mỗi ngày từ 3-4 lần. Như vậy, làn da sẽ được giữ ẩm và mềm mại hơn. 

Kem-boi-da-Explaq-ho-tro-dieu-tri-vay-phan-hong-hieu-qua-va-an-toan.webp

Kem bôi da Explaq hỗ trợ điều trị vảy phấn hồng hiệu quả và an toàn

Nút đặt mua.webp

Kem bôi da Explaq đã được thực hiện nghiên cứu trên lâm sàng tại bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108. Kết quả cho thấy người bệnh sử dụng kem bôi da Explaq kết hợp với uống Methotrexate cho kết quả tốt hơn dùng mỡ salicylic kết hợp uống Methotrexate. Thêm vào đó, trong quá trình sử dụng kem bôi da Explaq, người bệnh không gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, các chỉ số chức năng gan, thận, sinh hóa máu trước và sau sử dụng đều ở trong mức giới hạn bình thường. 

Bài viết trên là tổng hợp thông tin về bệnh vảy phấn hồng và các vấn đề liên quan. Hy vọng rằng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên có ích cho bạn đọc. Nếu bạn có điều gì thắc mắc thêm về vảy phấn hồng, đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc số điện thoại bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp tận tình.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pityriasis-rosea/symptoms-causes/syc-20376405

https://emedicine.medscape.com/article/1107532-overview

https://www.nhs.uk/conditions/pityriasis-rosea/