Một trong những bệnh thuộc về hệ miễn dịch phải nhắc đến bệnh vẩy nến. Bệnh vẩy nến gây cho bệnh nhân phiền toái, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của bệnh nhân. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này, do đó với bệnh vẩy nến bệnh nhân gần như uống thuốc suốt cuộc đời và kết hợp với dinh dưỡng, sinh hoạt để kiểm soát bệnh.
1. Chế độ sinh hoạt đúng cách, giúp giảm vẩy nến:
- Trước tiên nên có một tinh thần lạc quan, luôn yêu đời, tự tin và từ bản thân xác định bệnh vảy nến là 1 bệnh thông thường, không ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, không khó để hạn chế bong tróc da, giảm tổn thương vảy nến. Điều quan trọng là duy trì làm sạch vẩy nến được bao lâu
- Cần giữ cơ thể luôn sạch sẽ bằng cách tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm. Như vậy cũng góp làm sạch vảy da, ổn định bệnh vẩy nến.
- Để giữ da không bị khô. Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, nên thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày. Hiện nay phổ biến có kem thảo dược Explaq, giúp da mềm mại, mịn màng, an toàn và hiệu quả.
- Tránh làm tổn thương da, tránh kì cọ, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân. Nếu quá ngứa có thể dùng tay xoa nhẹ vùng da ngứa
- Nên duy trì thể dục thể thao vừa sức, tránh gắng sức như mỗi ngày vào buổi sáng và tối nên đi bộ 30 phút đến 1 tiếng.
- Giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm giúp giảm tái phát bệnh vẩy nến
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp giảm bệnh vẩy nến:
* Thực phẩm nên sử dụng
- Uống nhiều nước: nên uống gấp 2 - 3 lần bình thường.
- Nên ăn các đồ ăn chưa qua chế biến kỹ. Giảm ăn các loại như lúa mỳ trắng, gạo trắng và các sản phẩm thực phẩm đã qua tinh chế mất đi vitamin B.
- Cá biển: loại có nhiều 3-Omega như cá hồi, cá thu, cá saba
- Rau quả: tăng cường ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh giúp da căng mịn, giảm bong tróc da, duy trì độ đàn hồi cho da, giúp bệnh vẩy nến được ổn định hơn.
- Mè đen: vừa chứa dầu béo có cấu cần thiết không chỉ cho da mà cho sức đề kháng.
- Bông cải xanh: để bổ sung acid folic là tác nhân sinh học giữ vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể. Chất này lại rất dễ thiếu trong bệnh vảy nến.
* Thực phẩm nên tránh
- Thịt mầu đỏ như thịt chó, thịt bò....chứa nhiều arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy, khiến bệnh vẩy nến bùng phát nhiều hơn.
- Nên giảm hoặc loại trừ các sản phẩm sữa, pho mai, kem và sữa chua trong chế độ ăn uống của bạn. Sữa góp phần tạo chất nhờn và làm trầm trọng thêm một số bệnh tự miễn.
Nên ăn nhiều cá hồi để giúp giảm bệnh vẩy nến
- Rượu bia: vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vảy nến.
- Đường: Giảm lượng đường trắng đã qua tinh chế cũng như frutose, đường từ ngô, mật ong và các chất làm ngọt khác. Hạn chế nước hoa quả ngọt và các loại hoa quả chứa nhiều đường.
- Tránh những thức ăn có men, các loại nước ngọt, trà đậm, cà phê thuốc lá, không ăn các chất cay nóng, mỡ heo, hạn chế ăn các loại chiên xào, các chất kích thích như ớt, tiêu...
- Tránh dùng những đồ nướng, rán: thịt, đậu, cá nướng rán vì có nhiều gốc tự do có thể làm tái phát bệnh vẩy nến.
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vẩy nến, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.