Bệnh vảy nến là căn bệnh ngoài da không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà có thể gây những tổn thương ở khớp nếu không điều trị sớm. Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bệnh vẩy nến cũng rất cần thiết trong việc hỗ trợ điều trị vảy nến.
Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến
Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tếbào thượng bì. Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân. Nhưng người ta biết chắc chắn 5 yếu tố sau đây làm nên cơ chế sinh bệnh:
Di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vẩy nến da và khớp.
Nhiễm khuẩn: vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt người ta phân lập được liên cầu khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm.
Stress: Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên.
Thuốc: Bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: chẹn beta kéo dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoid.
Hiện thượng Kobner: thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các kích thích lý hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa).
Bệnh vẩy nến có nhiều dạng:
Một dạng của bệnh vẩy nến
– Dạng thường gặp là những vùng da bệnh có màu đỏ đóng vẩy màu trắng bạc bên trên.
– Vẩy nến giọt: thể hiện dưới dạng những sang thương hình bầu dục màu đỏ ở thân, chi và da đầu.
– Vẩy nến mủ: bề mặt da xuất hiện những bóng nước có chứa mủ.
– Vẩy nến đảo ngược: thể hiện dưới dạng những mảng đỏ, láng ở da của những nếp gấp như quanh cơ quan sinh dục, dưới vú, nách…
– Vẩy nến đỏ da: là thể nặng, da bị đỏ tróc ra từng mảng thường ảnh hưởng tới một vùng lớn trên cơ thể. Bệnh nhân có thể tử vong do da mất chức năng bảo vệ dẫn đến hậu quả nặng nề là các rối loạn thân nhiệt và cân bằng nước – điện giải.
– Viêm khớp vẩy nến: có thể viêm bất cứ khớp nào, thường là các khớp ngón tay, ngón chân nhưng có thể xảy ra ở khớp hông, gối, cột sống…
Độ nặng của bệnh vẩy nến được tính dựa trên diện tích vùng da bệnh và mức độ ảnh hưởng của bệnh lên chất lượng cuộc sống. Vẩy nến mủ ở bàn tay, bàn chân làm cho bệnh nhân đi lại khó khăn và ảnh hưởng đến sự tự phục vụ bản thân. Bệnh nhân vẩy nến thường bị stress nặng và tự cách ly khỏi xã hội do mặc cảm
Những thực phẩm cần ăn và hạn chế:
Ưu tiên:
- Uống nhiều nước: nên uống gấp 2 – 3 lần bình thường.
- Nên ăn các đồ ăn chưa qua chế biến kỹ (nguyên hạt ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu (gạo lức), và lúa mỳ). Giảm ăn các loại như lúa mỳ trắng, gạo trắng và các sản phẩm thực phẩm đã qua tinh chế mất đi vitamin B.
- Cá biển: loại có nhiều 3-Omega như cá hồi, cá thu, cá saba
- Rau quả: các loại quả có nhiều beta-carotin như: trái bơ, cà rốt, xoài để bảo vệ cấu trúc mong manh của da. Ăn nhiều rau xanh. Ăn càng nhiều lá xanh càng tốt, đặc biệt là cải xoăn. Ăn các rau quả sạch, không chứa thuốc trừ sâu.
- Mè đen: vừa chứa dầu béo có cấu cần thiết không chỉ cho da mà cho sức đề kháng.
- Bông cải xanh: để bổ sung acid folic là tác nhân sinh học giữ vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể. Chất này lại rất dễ thiếu trong bệnh vảy nến.
- Nghêu sò: nhằm cung ứng kẽm, khoáng tố tối tránh hải sản vì sợ đó là các món ăn vào thêm ngứa. Quan điểm đó chỉ đúng nếu người bệnh dị ứng với hải sản nào đó.
Hạn chế:
- Thịt: vì chứa nhiều arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy
- Tránh làm tổn thương da, tránh kì cọ, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân.
- Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
- Người bệnh nên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm. Tránh tâm trạng bất an, bi quan quá lo buồn để tránh tái phát.
- Người mắc nên sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang liều 8 -10 viên/1 ngày chia 2 lần, theo từng đợt từ 3 -6 tháng để hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát vẩy nến.
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Theo suckhoedoisong