Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh về da khá phổ biến, bệnh gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu và mất thẩm mỹ, khiến người bệnh sống khép kín, ngại giao tiếp và bệnh trầm cảm đến nhanh hơn. Tuy nhiên bên cạnh điều trị thuốc, cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng giúp giảm tái phát bệnh vẩy nến. Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm các bạn cùng tham khảo.

Bệnh vẩy nến thường phát triển mạnh khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như bàn tay, chân, cánh tay, mặt..... Bệnh vẩy nến không thể chữa khỏi hẳn nhưng hoàn toàn kiểm soát và hạn chế sự phát triển của bệnh. Vì vậy người bị bệnh vẩy nến nên hạn chế đi ra ngoài trời, khi làm việc ngoài nắng nên mặc quần áo dài tay, độ nón mũ rộng vành, đeo khẩu trang, mang găng tay.... để bảo vệ da khỏi tia cực tím.

Ngoài bảo vệ chăm sóc da ra người bệnh cũng nên chú ý đến những bửa ăn của mình hàng ngày bởi những thực phẩm này giúp phục hồi từ sự đổi màu da bằng cách cung cấp vitamin & khoáng chất tham gia vào quá trình dẫn đến sự hình thành sắc tố mới. 

Nên ăn những thực phẩm giàu vitamin B12, B1, B6 có trong gan, sò, cá hồi, tỏi, gạo, đậu xanh…. và các khoáng chất như phốt pho, selen, canxi, kali, sắt và đồng.

Thực phẩm giàu axít folic như rau lá xanh (cải bó xôi, súp lơ), măng tây, đậu đen, thực phẩm giàu vitamin C như (ổi, cam, bưởi, chanh, kiwi, dâu tây, dưa đỏ, cà chua, khoai tây) và thực phẩm giàu kẽm (hàu, thịt bò, cua, tôm hùm, thịt lợn, thịt gà, các loại đậu, hạt, thực phẩm từ sữa).

Dầu ô liu có hiệu quả cao cho sức khỏe, chất béo trong dầu  giúp hấp thụ các chất có lợi trong rau, giúp giảm bệnh vẩy nến

Ngoài ra người bệnh cũng nên hạn chế các thực phẩm chứa chất tannin (trà, cà phê…) và thực phẩm có chứa gluten cao (lúa mì, yến mạch và lúa mạch đen) vì sẽ làm bệnh vẩy nến nặng thêm.

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vẩy nến, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.

Sưu tầm