Vẩy nến là bệnh ngoài da mạn tính, gây nên những biến chứng nguy hiểm không chỉ cho làn da mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vẩy nến là một tình trạng tổn thương trên da phổ biến làm tăng tốc độ vòng đời của tế bào da. Nó làm cho các tế bào tích tụ nhanh trên bề mặt da. Các tế bào da thừa tạo thành vẩy và các mảng đỏ bị ngứa và đôi khi gây đau.
Dấu hiệu của bệnh
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh vẩy nến khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào thể vẩy nến mà người bệnh mắc phải. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Những mảng da đỏ phủ đầy những vẩy bạc dày
- Da khô, nứt nẻ, có thể chảy máu
- Ngứa, rát hoặc đau nhức
- Móng tay dày, sần sùi hoặc lởm chởm
- Khớp bị sưng và cứng
Hầu hết các loại bệnh vẩy nến có chu kỳ, bùng phát trong một vài tuần hoặc vài tháng, sau đó giảm bớt một thời gian hoặc thậm chí đi vào thuyên giảm hoàn toàn.
Hình ảnh bệnh vảy nến
Có một số thể bệnh vẩy nến, bao gồm:
- Bệnh vẩy nến mảng bám: Đây là loại phổ biến nhất với các triệu chứng như: Mảng bám gây khô, lớn lên làm tổn thương da đỏ được bao phủ bởi vẩy bạc. Các mảng da tổn thương này có thể ngứa hoặc đau. Chúng có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể bạn, kể cả bộ phận sinh dục và mô mềm bên trong miệng.
- Bệnh vẩy nến móng tay: Bệnh vẩy nến có thể ảnh hưởng đến móng tay và móng chân, gây ra rỗ, phát triển móng tay bất thường và đổi màu. Móng tay bị vẩy nến có thể bị nới lỏng và tách ra khỏi lớp móng tay. Trường hợp nặng có thể làm móng bị vỡ vụn.
- Vẩy nến thể giọt: Loại này chủ yếu ảnh hưởng đến thanh niên và trẻ em. Nó thường được kích hoạt bởi một nhiễm khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn. Vẩy nến thể giọt được đánh dấu bằng các vết thương nhỏ, có hình giọt nước, xuất hiện trên thân, cánh tay, chân và da đầu của bạn.
- Bệnh vẩy nến thể đảo ngược: Loại này chủ yếu ảnh hưởng đến da ở nách, háng, dưới ngực và xung quanh bộ phận sinh dục. Bệnh vẩy nến thể đảo ngược gây ra các mảng da màu đỏ, sưng phồng, trở nên tồi tệ hơn với ma sát và đổ mồ hôi. Nhiễm nấm có thể kích hoạt loại bệnh vẩy nến này.
- Vẩy nến thể mụn mủ: Dạng bệnh vẩy nến không phổ biến này có thể xảy ra trong các tổn thương cố định hoặc ở những vùng nhỏ hơn trên bàn tay, bàn chân hoặc đầu ngón tay của bạn. Nó thường phát triển nhanh chóng với mụn nước đầy mủ xuất hiện chỉ vài giờ sau khi da của bạn trở nên đỏ và mềm. Các mụn nước có thể tái phát hường xuyên. Bệnh vẩy nến mụn mủ tổng quát cũng có thể gây sốt, ớn lạnh, ngứa và tiêu chảy nghiêm trọng.
- Vẩy nến thể đỏ da toàn thân: Đây là loại bệnh vẩy nến ít phổ biến nhất, nó có thể bao trùm toàn bộ cơ thể của bạn với một phát ban đỏ, bong tróc, có thể ngứa hoặc bỏng dữ dội.
- Viêm khớp vẩy nến: Ngoài viêm da, có vẩy, viêm khớp vẩy nến gây sưng khớp, đau khớp. Đây là triệu chứng điển hình của viêm khớp. Các triệu chứng ở khớp là biểu hiện đầu tiên hoặc duy nhất của bệnh vẩy nến hoặc đôi khi chỉ có những thay đổi về móng được nhìn thấy. Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng và viêm khớp vẩy nến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp xương nào. Mặc dù bệnh thường không làm tê liệt như các dạng viêm khớp khác, nó có thể gây ra sự cứng khớp và tổn thương khớp. Những trường hợp nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến biến dạng khớp vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân của bệnh vẩy nến chưa được hiểu chính xác nhưng nó được cho là liên quan đến vấn đề hệ miễn dịch với tế bào T và các tế bào bạch cầu trung tính khác.
Tế bào T thường đi qua cơ thể để bảo vệ chống lại các chất lạ, như virus hoặc vi khuẩn. Nhưng nếu bạn có bệnh vẩy nến, các tế bào T tấn công tế bào da khỏe mạnh do nhầm lẫn như cách chữa lành vết thương hoặc chống lại nhiễm trùng. Tế bào T hoạt động quá mức cũng làm tăng sinh các tế bào da khỏe mạnh. Các mạch máu giãn nở ở các khu vực bị bệnh vẩy nến tạo ra sự nóng rát và đỏ trong các tổn thương da.
Quá trình này trở thành một chu kỳ liên tục, trong đó, các tế bào da mới di chuyển đến lớp ngoài cùng của da quá nhanh - trong vài ngày thay vì hàng tuần. Các tế bào da tích tụ trong các mảng dày, có vẩy trên bề mặt da, tiếp tục cho đến khi được điều trị.
Các yếu tố kích hoạt bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến thường bắt đầu hoặc xấu đi bởi các yếu tố kích hoạt mà bạn có thể tránh được. Các yếu tố có thể gây ra bệnh vẩy nến bao gồm:
- Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm họng hoặc nhiễm trùng da
- Tổn thương da, chẳng hạn như vết cắt hoặc vết xước, vết cắn hoặc cháy nắng nặng
- Stress, căng thẳng
- Hút thuốc
- Tiêu thụ rượu quá nhiều
- Thiếu vitamin D
- Một số loại thuốc - bao gồm lithium, điều trị rối loạn lưỡng cực, tăng huyết áp, thuốc chẹn beta, thuốc chống sốt rét.
Các yếu tố rủi ro
Bất cứ ai cũng có thể phát triển bệnh vẩy nến, nhưng những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh:
- Lịch sử gia đình: Nếu bạn có bố hoặc mẹ bị bệnh vẩy nến thì nguy cơ bạn mắc phải bệnh này là 8%, còn nếu cả bố mẹ đều bị bệnh thì nguy cơ tăng lên 41%.
- Nhiễm virus và vi khuẩn: Những người bị nhiễm HIV có nhiều khả năng phát triển bệnh vẩy nến hơn những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Stress: Bởi vì căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn, mức độ căng thẳng cao có thể làm tăng nguy cơ bệnh vẩy nến.
- Béo phì: Trọng lượng dư thừa làm tăng nguy cơ bệnh vẩy nến.
- Hút thuốc: Hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ bệnh vẩy nến mà còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hút thuốc cũng có thể đóng một vai trò trong sự phát triển ban đầu của bệnh.
Biến chứng nguy hiểm
Nếu bạn bị bệnh vẩy nến, bạn có nhiều nguy cơ phát triển một số bệnh nhất định, bao gồm:
- Viêm khớp vẩy nến: Biến chứng này của bệnh vẩy nến có thể gây tổn thương khớp và mất chức năng ở một số khớp, gây biến dạng và mất khả năng di chuyển, vận động.
- Biến chứng lên mắt: Một số rối loạn về mắt - chẳng hạn như viêm kết mạc, viêm bờ mi và viêm màng bồ đào phổ biến hơn ở những người mắc bệnh vẩy nến.
- Béo phì: Những người mắc bệnh vẩy nến, đặc biệt là những người bị bệnh nặng, có nhiều khả năng bị béo phì hơn. Tuy nhiên, không rõ làm thế nào các bệnh này được liên kết. Tình trạng viêm liên quan đến béo phì có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh vẩy nến. Hoặc nó có thể là do những người bị bệnh vẩy nến bị tăng cân do ít hoạt động vì e ngại bệnh vẩy nến của họ.
- Bệnh tiểu đường type 2: Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 tăng ở những người mắc bệnh vẩy nến. Bệnh vẩy nến càng nặng thì khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2 càng lớn.
- Tăng huyết áp: Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn đối với những người mắc bệnh vẩy nến.
- Bệnh tim mạch. Đối với những người mắc bệnh vẩy nến, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh. Bệnh vẩy nến và một số phương pháp điều trị cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến nhịp tim không đều, đột quỵ, mỡ máu cao và xơ vữa động mạch.
- Hội chứng chuyển hóa: Nhóm bệnh này - bao gồm tăng huyết áp, nồng độ insulin cao và mức cholesterol bất thường - làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
- Các bệnh tự miễn khác: Bệnh celiac, xơ cứng và bệnh viêm ruột được gọi là bệnh Crohn có nhiều khả năng tấn công người bị bệnh vẩy nến.
- Bệnh Parkinson: Tình trạng thần kinh mạn tính này có nhiều khả năng xảy ra ở những người mắc bệnh vẩy nến.
- Bệnh thận: Người bị vẩy nến mức độ trung bình đến nặng làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh thận.
- Các vấn đề về cảm xúc: Bệnh vẩy nến cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, khiến người bệnh tự ti và trầm cảm.
Phương pháp điều trị
Bệnh vẩy nến không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn. Phương pháp điều trị nhằm giảm viêm và vẩy, làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da và loại bỏ các mảng bám. Phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bao gồm:
1. Điều trị tại chỗ
Các loại kem và thuốc mỡ bôi trực tiếp lên da có thể hữu ích cho việc giảm bệnh vẩy nến nhẹ đến trung bình.
Phương pháp điều trị bệnh vẩy nến tại chỗ bao gồm:
- Corticosteroid tại chỗ
- Retinoids tại chỗ
- Anthralin
- Vitamin D tương tự
- Acid salicylic
- Kem dưỡng ẩm
2. Thuốc toàn thân
Những người bị bệnh vẩy nến mức độ từ vừa đến nặng và những người không đáp ứng tốt với các loại điều trị khác, có thể cần sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Nhiều loại thuốc này có tác dụng phụ nghiêm trọng. Các bác sĩ thường kê toa chúng trong một thời gian ngắn.
- Thuốc sinh học: Loại thuốc này làm thay đổi hệ thống miễn dịch của bạn và ngăn ngừa sự tương tác giữa hệ thống miễn dịch và các đường viêm. Các loại thuốc này được tiêm hoặc truyền qua tĩnh mạch (IV).
- Retinoids: Retinoids làm giảm sản xuất tế bào da. Một khi bạn ngừng sử dụng chúng, các triệu chứng của bệnh vẩy nến có thể sẽ trở lại. Các tác dụng phụ bao gồm rụng tóc và viêm môi. Những người đang mang thai hoặc có thể có thai trong vòng ba năm tới không nên dùng retinoids vì có nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Cyclosporine: Cyclosporine ngăn ngừa phản ứng của hệ miễn dịch. Điều này có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh vẩy nến. Nó cũng có nghĩa là bạn có một hệ miễn dịch suy yếu, vì vậy, bạn có thể bị bệnh dễ dàng hơn. Các tác dụng phụ bao gồm các vấn đề về thận và tăng huyết áp.
- Methotrexate: Giống như cyclosporin, methotrexate ức chế hệ miễn dịch. Nó có thể gây ra ít tác dụng phụ hơn khi sử dụng với liều thấp nhưng tác dụng phụ nghiêm trọng trong thời gian dài. Tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm tổn thương gan và giảm sản xuất hồng cầu và bạch cầu.
Điều trị bằng thuốc uống hoặc tiêm có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Bên cạnh đó, phương pháp này thường ức chế hệ miễn dịch, làm hệ miễn dịch mất khả năng tự điều chỉnh, do đó, nếu ngừng thuốc là bệnh lập tức tái phát.
3. Liệu pháp ánh sáng
Đây là phương pháp điều trị bệnh vẩy nến sử dụng tia cực tím (UV) hoặc ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng mặt trời giết chết các tế bào bạch cầu hoạt động quá mức đang tấn công các tế bào da khỏe mạnh và gây ra sự tăng trưởng tế bào nhanh chóng. Cả hai tia UVA và UVB có thể hữu ích trong việc giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến nhẹ đến trung bình.
Hầu hết những người bị bệnh vẩy nến mức độ từ trung bình đến nặng sẽ được hưởng lợi từ sự kết hợp của phương pháp điều trị. Loại liệu pháp này sử dụng nhiều hơn một trong các loại điều trị để giảm triệu chứng. Một số người có thể sử dụng cùng một cách điều trị bệnh vẩy nến của họ. Những người khác có thể cần phải thay đổi điều trị nếu da của họ ngừng đáp ứng với những gì họ đang sử dụng.
4. Sử dụng sản phẩm thiên nhiên “trong uống – ngoài bôi”
Bệnh vẩy nến xảy ra do hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn nên nhận diện lầm tế bào có ích thành tế bào có hại và tấn công chúng. Do đó, phác đồ điều trị hiệu quả nhất đối với bệnh tự miễn này là đi từ nguyên nhân bên trong, tác động điều hòa hệ miễn dịch và kết hợp với cải thiện triệu chứng bên ngoài da như giảm ngứa, bạt vẩy, tái tạo da,... Đi đầu phương pháp kết hợp “trong uống – ngoài bôi” là sản phẩm viên uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang giúp tăng cường hệ miễn dịch và kem bôi da dược liệu Explaq giúp cải thiện triệu chứng của bệnh vẩy nến hiệu quả và ngăn ngừa tái phát.
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, giúp ngăn ngừa bệnh tự miễn nói chung và vẩy nến nói riêng... Kim Miễn Khang giúp điều hòa năng lượng tế bào, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Người dùng uống Kim Miễn Khang ngày 2 lần, mỗi lần 4 – 5 viên trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ.
Để cải thiện hiệu quả vẩy nến, các chuyên gia y tế khuyên người dùng sử dụng kết hợp Kim Miễn Khang với kem bôi da dược liệu Explaq. Sản phẩm được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sói, Explaq giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vẩy, tái tạo da và tránh để lại sẹo khi bị vẩy nến. Nên sử dụng Explaq 2 lần/ngày sau khi làm sạch da bằng nước sạch và khăn mềm.
“Trong uống – Ngoài bôi” là phương pháp an toàn, hiệu quả được hàng nghìn người phản hồi và nhận được đánh giá cao của các chuyên gia y tế đầu ngành.
TẠI SAO BẠN NÊN CHỌN KIM MIỄN KHANG VÀ EXPLAQ ĐỂ CẢI THIỆN TRIỆU CHỨNG BỆNH VẨY DA NHƯ VẨY NẾN, Á SỪNG,… NGĂN NGỪA TÁI PHÁT HIỆU QUẢ? 1. Sản phẩm có thành phần thiên nhiên, không tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài, đặc biệt với bệnh mạn tính như vẩy da (vẩy nến, á sừng, viêm da cơ địa). 2. Sản phẩm có tác dụng “nội công, ngoại kích”: Vừa cải thiện các triệu chứng bệnh (Explaq), vừa tác động vào căn nguyên bệnh là rối loạn miễn dịch (Kim Miễn Khang) nên có khả năng cải thiện nhanh và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. 3. Là sản phẩm kết hợp của tinh hoa y học truyền thống với sự tiến bộ của công nghệ bào chế hiện đại, mang đến sản phẩm vừa tiện lợi, vừa hiệu quả, vừa an toàn cho người dùng. 4. Hiệu quả nhanh chóng, kéo dài: Kim Miễn Khang và Explaq có tác dụng kéo dài nhiều năm. Nhiều người sử dụng 2 sản phẩm này sau 2 tháng đã giảm được triệu chứng rất tích cực và nhiều năm liền vẩy nến không tái phát. 5. Hàng nghìn người trên cả nước đã sử dụng sản phẩm và phản hồi rất tích cực. 6. Được nghiên cứu lâm sàng và được các chuyên gia y tế đầu ngành khuyến khích sử dụng để tránh các tác dụng phụ đáng tiếc có thể xảy ra. 7. Tiết kiệm chi phí cho người dùng. |
Bài viết trên đây đã cung cấp cho quý độc giả thông tin về bệnh vẩy nến và những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Đừng quên sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq hàng ngày để vẩy nến không còn cơ hội "tấn công" bạn nhé.
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vẩy nến cũng như phương pháp điều trị, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060.