Vẩy nến là bệnh tự miễn được đánh giá là khó chịu nhất. Bệnh này khiến người mắc có cảm giác đau, ngứa, tự ti, ngại giao tiếp, chất lượng cuộc sống đi xuống. Biết được vẩy nến thường xuất hiện ở vị trí nào trên cơ thể sẽ giúp sớm phát hiện được bệnh.

Danh sách 6 vị trí trên cơ thể thường bị vẩy nến tấn công

Vẩy nến là bệnh ngoài da không thể chữa khỏi hoàn toàn. Theo nhiều bệnh nhân thì vẩy nến là bệnh khiến họ khó chịu nhất mà họ gặp phải, bởi những vùng da có vẩy trắng nhìn “bẩn” và “đáng sợ”. Người bệnh không chỉ đau đớn về thể xác mà còn âm ỉ những nỗi đau tinh thần như bị xa lánh, kỳ thị do người khác sợ lây bệnh.

Việt Nam hiện có khoảng 2.5 triệu người bị vẩy nến nhưng triệu chứng bệnh trên mỗi người không phải hoàn toàn giống nhau. Bệnh phát triển và có thể bùng phát tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Sau đây là 6 vị trí mà vẩy nến thường xuất hiện.

 

Các vị trí thường xuất hiện vẩy nến

Khuỷu tay và đầu gối

Vẩy nến “yêu thích” những vùng da tì đè như khuỷu tay và đầu gối. Tại các vị trí này, bệnh thường là thể mảng với các vùng da dày lên, có các vẩy trắng, nếu dùng tay cạo nhẹ lớp vẩy trắng này thì sẽ xuất hiện lớp da màu hồng như sáp nến. Người bệnh sẽ thấy đau rát và ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều trường hợp, vùng da bị bệnh có thể bị trầy xước, nứt vỡ, chảy máu.

Da đầu

Nhiều bệnh nhân vẩy nến chia sẻ rằng họ thường bị khởi phát bệnh tại da đầu sau đó bệnh lan ra khắp cơ thể. Bệnh thường xuất hiện với các vùng da bong tróc nhẹ rồi sau đó có thể hình thành mảng da dày, cứng và lan khắp đầu. Vẩy nến da đầu khiến người bệnh tự ti rất nhiều.

Trên mặt

Vẩy nến cũng thường xuất hiện ở các vị trí trên khuôn mặt như lông mày, vùng da giữa mũi và môi trên, trán. Vùng da mặt rất nhạy cảm và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ nên người bệnh cần chú trọng chữa trị kịp thời và phù hợp.

Bàn chân và bàn tay

Vẩy nến xuất hiện ở lòng bàn chân, bàn tay khiến người bệnh đau rát, khó chịu. Thông thường, người bị vẩy nến ở vị trí này thì bệnh không lây lan sang các vùng da khác.

Người bệnh cũng có thể bị vẩy nến ở móng tay, chân. Dấu hiệu là móng chuyển sang vàng nhạt, đôi khi xuất hiện các chấm nhỏ trên móng. Khi bệnh nặng, móng bị biến dạng, rất mất thẩm mỹ.

Bộ phận sinh dục

Vị trí nhạy cảm này cũng được vẩy nến “ưu ái”. Nhiều bệnh nhân nam bị ở dương vật còn bệnh nhân nữ bị ở âm đạo. Điều này khiến người bệnh xấu hổ và tự ti.

Tổn thương vẩy nến ở vị trí này thường bị nhầm lẫn sang các bệnh khác. Do đó, khi thấy da mình xuất hiện sự khác lạ tại “vùng kín” thì bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu ngay nhé!

Các nếp gấp trên da

Các nếp gấp trên da thường bị vẩy nến “ghé thăm” là vùng sau gối, mông, nách hoặc dưới vú.

Vẩy nến ở vị trí này thường là vẩy nến thể đảo ngược. Khác với vùng da bệnh ở vị trí khác, vẩy nến thể đảo ngược có biểu hiện là các vùng da đỏ, rát và chịu tác động của mồ hôi cũng như sự cọ sát.

Phương pháp chữa vẩy nến hiệu quả từ thiên nhiên

Các nhà khoa học đang tích cực nghiên cứu phương pháp chữa trị hoàn toàn vẩy nến. Tuy nhiên đến hiện nay, vẩy nến vẫn không thể chữa khỏi mà các biện pháp điều trị chỉ giúp làm thuyên giảm bệnh cũng như ngăn ngừa tái phát.

Trong các phương pháp cải thiện vẩy nến thì việc sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên được đánh giá cao hơn cả. Tiêu biểu trong số đó, cây sói rừng chitosan được sử dụng để bào chế các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến rất tốt và hiệu quả.

Cây sói rừng là thành phần chính của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang. Ngoài ra, sản phẩm được bào chế với các thành phần khác như: Cao bạch thược, nhàu, hoàng bá, thổ phục linh. Kim Miễn Khang có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến, kháng viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Chitosan cũng được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị vẩy nến. Đây là thành phần có nhiều trong vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,... Kem dược liệu Explaq với thành phần chính là chitosan kết hợp với dịch chiết lá sòi, ba chạc, phá cố chỉ giúp làm lành vết thương, làm sạch, mềm mịn da.

Sự kết hợp của Kim Miễn Khang và Explaq với phương pháp “Trong uống – Ngoài bôi” mang lại những hiệu quả tích cực cho người bị vẩy nến. Nhiều người mắc vẩy nến hàng chục năm, cầu thầy cầu thuốc tứ phương không hiệu quả. Sau khi áp dụng phương pháp trên, triệu chứng đã cải thiện tích cực, cuộc sống hạnh phúc.

 

Bộ đôi Kim Miễn Khang - Explaq

Bà Nguyễn Thị Kim Bình (sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội) bị vẩy nến từ năm 1995. Gần 20 năm chữa bằng tây y, đông y, thuốc nam nhưng triệu chứng vẩy nến không thuyên giảm. Năm 2013, bà biết đến phương pháp “Trong uống – Ngoài bôi” nên đã áp dụng thử. Thật bất ngờ, chỉ sau 4 tháng kiên trì uống Kim Miễn Khang và bôi kem Explaq 4 tháng, triệu chứng đã được cải thiện tích cực. Cùng nghe chia sẻ của bà trong đoạn băng dưới đây.

 * Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng

TS Nguyễn Thị Vân Anh là người có nhiều năm nghiên cứu về các phương pháp chữa vẩy nến. Cùng lắng nghe những phân tích của TS về phương pháp “Trong uống – Ngoài bôi” trong video dưới đây.

Người mắc cần kiên trì uống Kim Miễn Khang và bôi kem Explaq theo chỉ định sau đây: Uống Kim Miễn Khang 2 lần/ngày, mỗi lần uống 4-5 viên trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ, kết hợp bôi kem thảo dược Explaq 2 lần/ngày sau khi đã làm sạch da bằng nước ấm và khăn mềm.

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vẩy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.

Nguyễn Hà

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh