Vảy nến là một trong những bệnh da liễu phổ biến. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bệnh vảy nến tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Hiện nay, vẫn không ít người còn có những hiểu lầm về vảy nến, khiến người bệnh rất khổ tâm. Vậy những quan niệm chưa đúng của bệnh vảy nến là gì? Tìm hiểu ngay!
Triệu chứng bệnh vảy nến
Vảy nến (vẩy nến) là bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến khoảng 2 – 3% dân số với 125 triệu người mắc. Triệu chứng bệnh vảy nến đặc trưng là: Da xuất hiện các tổn thương màu đỏ, sưng lên và có thể đau rát. Trên bề mặt tổn thương có các lớp vảy trắng hoặc bạc. Da khô, có thể nứt nẻ, chảy máu. Đây là dấu hiệu nhận biết vảy nến thể mảng – thể bệnh phổ biến nhất, chiếm 80% số người bị vảy nến.
Ngoài bệnh vảy nến thể mảng ở trên, vảy nến còn có nhiều loại khác như:
- Vảy nến thể giọt gây ra các chấm nhỏ tổn thương nhỏ như giọt nước ở cánh tay, chân hoặc lưng, bụng;
Dấu hiệu vảy nến thể giọt
- Vảy nến thể mủ gây mụn có mủ trắng ở bàn tay, bàn chân hoặc toàn bộ cơ thể;
- Vảy nến thể móng gây đổi màu, biến dạng móng;
- Vảy nến đảo ngược gây ra các tổn thương màu đỏ, mịn, không có vảy và đau rát tại những nếp gấp da như háng, nách, sau gối,…
- Vảy nến đỏ da toàn thân khiến toàn thân đỏ như tôm luộc, đây là tình trạng rất nguy hiểm cần được can thiệp y tế sớm;
- Viêm khớp vảy nến (vảy nến khớp) khiến khớp sưng, đau và tấy đỏ.
>> Xem thêm: Nguyên nhân bệnh vảy nến
9 quan niệm sai lầm về bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến ảnh hưởng đến khoảng 2,6% dân số tại Hoa Kỳ với khoảng 7,5 triệu người. Vì lợi ích của những người sống chung với vảy nến, hãy làm sáng tỏ một số quan niệm sai lầm sau đây.
Vảy nến là bệnh truyền nhiễm
Bệnh vảy nến không truyền nhiễm và không liên quan đến việc vệ sinh có sạch sẽ hay không. Bạn không thể mắc bệnh từ người đã mắc bệnh, ngay cả khi bạn chạm trực tiếp vào da, ôm, hôn hoặc chia sẻ thức ăn với họ.
Vảy nến là bệnh không lây nhiễm
Bệnh vảy nến chỉ là một tình trạng da
Vảy nến là một bệnh tự miễn. Các bác sĩ lâm sàng tin rằng, tình trạng này là do hệ thống miễn dịch bị trục trặc khiến cơ thể sản xuất tế bào da nhanh hơn so với bình thường. Bởi vì các tế bào da không có đủ thời gian để rơi ra ngoài cơ thể nên chúng tích tụ thành các mảng tổn thương sưng đỏ và có vảy trắng.
Bệnh vảy nến có thể chữa được
Bệnh vảy nến thực sự là một tình trạng suốt đời và hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với các đợt bùng phát trong suốt cuộc đời.
Bệnh vảy nến là không thể điều trị
Vảy nến chưa thể chữa khỏi nhưng có thể được điều trị. Phương pháp điều trị có 3 mục tiêu: Ngăn chặn sự tái tạo tế bào da quá mức; Làm dịu ngứa, viêm và loại bỏ da chết dư thừa ra khỏi cơ thể. Phương pháp điều trị có thể bao gồm: Liệu pháp ánh sáng, sử dụng thuốc bôi, uống hoặc tiêm.
Tất cả bệnh vảy nến đều giống nhau
Có nhiều loại bệnh vảy nến. Chúng bao gồm: Mụn mủ, thể giọt, thể đảo ngược, đỏ da toàn thân, thể mảng. Hình thức phổ biến nhất là bệnh vảy nến mảng bám, được đặc trưng bởi các mảng da đỏ phủ vảy trắng hoặc xám được tạo thành từ những tế bào da chết.
Triệu chứng bệnh vảy nến chỉ ở da
Những ảnh hưởng của bệnh vảy nến không chỉ ở làn da. Các mảng da mà nó tạo ra có thể gây đau và ngứa. Chúng có thể nứt, chảy máu và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Những ảnh hưởng này có thể khiến người bị vảy nến phải đối phó với trầm cảm và lo lắng, tất cả đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần cũng như công việc và các mối quan hệ thân thiết của họ, thậm chí nhiều người bị vảy nến có ý nghĩ tự sát.
Người bị vảy nến có thể tự ti, mặc cảm về tình trạng bệnh của mình
Bệnh vảy nến không liên quan đến các tình trạng bệnh lý khác
Khi bệnh vảy nến không được quản lý đúng cách, nó có thể dẫn đến các tình trạng y tế nghiêm trọng. Những người mắc bệnh vảy nến có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cũng như các vấn đề về thị lực và bệnh tim cao hơn. Khoảng 30% người bị bệnh vảy nến sẽ phát triển viêm khớp vảy nến.
Bệnh vảy nến là một bệnh ở người trưởng thành
Bệnh vảy nến phổ biến hơn ở người lớn nhưng khoảng 20.000 trẻ em dưới 10 tuổi được chẩn đoán bị vảy nến hàng năm ở Hoa Kỳ. Khả năng trẻ bị bệnh vảy nến sẽ lớn hơn khi một phụ huynh mắc bệnh này: Nguy cơ là 10% nếu một phụ huynh bị bệnh và 50% nếu cả hai cha mẹ đều mắc vảy nến.
Bệnh vảy nến có thể phòng ngừa được
Đây là một quan niệm sai lầm. Một số yếu tố nguy cơ bệnh vảy nến có thể phòng ngừa được. Kiểm soát cân nặng, mức độ căng thẳng và tránh uống rượu, bỏ hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ của bạn. Tuy nhiên, yếu tố di truyền vảy nến là không thể phòng ngừa được.
>> Xem thêm: Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu
Phác đồ điều trị vảy nến hiện nay
Vảy nến hiện chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nhờ áp dụng các biện pháp dưới đây, bạn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tái phát.
Điều trị tại chỗ
Phương pháp này phù hợp với bệnh vảy nến từ nhẹ đến trung bình và tổn thương khu trú, chưa lan rộng. Việc dùng thuốc, kem bôi ngoài da giúp chống viêm, bong sừng bạt vảy, giảm ngứa nên có hiệu quả cải thiện triệu chứng vảy nến.
Nếu tình trạng vảy nến nhẹ, người bệnh được chỉ định dùng thuốc bôi ngoài da
Điều trị toàn thân
Phương pháp này áp dụng cho người bị vảy nến trung bình đến nặng và có tổn thương da ở nhiều vị trí trên cơ thể. Những loại thuốc dạng tiêm, uống hoặc truyền tĩnh mạch này có tác dụng giảm triệu chứng vảy nến nhưng khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng cần thận trọng tác dụng phụ và hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Quang hóa trị liệu
Phương pháp này sử dụng ánh sáng tia UV để cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến khá hiệu quả, an toàn nhưng cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư da, bỏng da nếu áp dụng sai cách hoặc kéo dài. Do đó, bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Thay đổi lối sống kết hợp sử dụng thảo dược
Ngoài việc áp dụng các biện pháp trên, người mắc vảy nến cần:
- Tăng cường vận động.
- Hạn chế các thực phẩm gây viêm như thịt đỏ (thịt bò, thịt ngựa,…); Hạn chế sữa và những sản phẩm từ sữa; Bổ sung rau xanh, hoa quả tươi, cá biển (cá hồi, cá trích), những loại hạt,… vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
- Kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng, stress.
- Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia.
- Sử dụng kết hợp sản phẩm thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa hiệu quả vảy nến, tiêu biểu là bộ đôi sản phẩm thiên nhiên Kim Miễn Khang và Explaq.
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, giúp ngăn ngừa bệnh tự miễn nói chung và vảy nến nói riêng.
Kim Miễn Khang giúp cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả
Song song với việc sử dụng Kim Miễn Khang, người bị vảy nến cần sử dụng kết hợp kem bôi da dược liệu Explaq. Sản phẩm được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da và tránh để lại sẹo khi bị vảy nến.
Explaq giúp cải thiện vảy nến an toàn, hiệu quả
Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả, an toàn, không tác dụng phụ.
Bài viết đã làm sáng tỏ 9 quan niệm sai lầm về bệnh vảy nến. Đừng quên thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh và sử dụng bộ đôi sản phẩm Kim Miễn Khang, Explaq đều đặn hàng ngày để cải thiện, ngăn ngừa vảy nến hiệu quả, bạn nhé!
>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh vảy nến mới nhất
Kinh nghiệm cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả
Bà Nguyễn Thị Kim Bình (số điện thoại: 0243.855.1697 - gọi buổi sáng hoặc sau 16h hàng ngày), sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội) bị vảy nến 20 năm. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang và Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vảy nến hiệu quả.
Bà Bình đã cải thiện vảy nến nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq
Mời quý độc giả nghe thêm chia sẻ cách cải thiện vảy nến của bà Bình trong video dưới đây:
>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị vảy nến hiệu quả của nhiều người khác tại đây
Ý kiến của chuyên gia
Bị vảy nến nên bôi thuốc gì? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn dưới đây:
>> Xem thêm: Điều trị vảy nến theo Đông y như thế nào? Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải tư vấn
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Minh Tuấn