Bệnh viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng) là một dạng viêm da dị ứng mạn tính. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Để tìm hiểu thêm về các yếu tố làm khởi phát bệnh và phương pháp điều trị hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

Viêm da cơ địa và thực trạng hiện nay

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu rất phổ biến hiện nay. Đối tượng gặp phải tình trạng này rất đa dạng, từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành. Dấu hiệu của bệnh thường dễ nhận biết nhưng hiện tại vẫn chưa tìm ra được căn nguyên gốc rễ gây ra viêm da cơ địa.

Tình trạng viêm da cơ địa là một vấn đề rất được quan tâm trên toàn thế giới do tỷ lệ lưu hành ngày càng cao và những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh đến chất lượng cuộc sống. Trong khoảng 3 thập kỷ gần đây, mức độ lưu hành của viêm da cơ địa ở nhiều nơi trên thế giới đã tăng khoảng 2-3 lần, nhất là các nước nông nghiệp như Trung Quốc, Việt Nam, một số nước như châu Phi. Hiện nay, tính chung trên toàn thế giới, khoảng 10-20% trẻ em và 1-3% người lớn đang hoặc đã từng mắc bệnh.

Viem-da-co-dia-thuong-gap-o-doi-tuong-tre-nho.webp

Viêm da cơ địa thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ

Nhận biết các dấu hiệu của viêm da cơ địa

Biểu hiện lâm sàng của viêm da cơ địa rất đa dạng, nhẹ thì là các đám khô da mất sắc tố, nhưng cũng có thể nặng hơn như đỏ da toàn thân. Triệu chứng của bệnh thường khác nhau tuỳ vào mỗi giai đoạn:

  • Giai đoạn cấp tính: Hay gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da. Trên bề mặt vùng da bị viêm có mụn nước và vảy tiết, xung quanh bị phù nề. Giai đoạn này thường rất ngứa, cảm giác rát bỏng, nhất là về đêm, gây mất ngủ. Điều này kích thích người bệnh gãi nhiều làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng.
  • Giai đoạn mạn tính: Giai đoạn này thường biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Gãi nhiều có thể để lại các hậu quả như dày da, tróc da, sưng nề, nứt kẽ, chảy nước vàng và đóng vảy tiết.

Về vị trí xuất hiện của các tổn thương do viêm da cơ địa phụ thuộc vào tuổi và mức độ bệnh.

  • Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và xuất hiện ở mặt, da đầu và mặt duỗi các chi.
  • Ở trẻ lớn, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi.
  • Ở người lớn viêm da cơ địa thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây viêm da cơ địa chưa được biết chính xác. Bệnh được cho là do sự phối hợp của yếu tố di truyền với môi trường tạo thành. Những người mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng,... cũng có nguy cơ cao bị viêm da cơ địa.

Một số yếu tố gây khởi phát hoặc làm nặng hơn tình trạng viêm da cơ địa như:

  • Các loại đồ ăn: Trứng, sữa, hải sản,....
  • Yếu tố từ môi trường: Bọ nhà, nấm mốc, phấn hoa, lông súc vật,...
  • Xà phòng hoặc các chất tẩy rửa.
  • Một số loại nước hoa và mỹ phẩm.
  • Các hoá chất như chlorine, dầu mỡ hoặc dung môi.
  • Khói thuốc lá.
  • Sang chấn tâm lý.
  • Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp.
  • Mất độ ẩm trên da sau khi tắm, đặc biệt tắm nước nóng.
  • Nhiễm trùng da, đặc biệt do vi khuẩn tụ cầu vàng.
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Khoi-bui-o-nhiem-moi-truong-la-yeu-to-nguy-co-gay-khoi-phat-viem-da-co-dia.webp

Khói bụi, ô nhiễm môi trường là yếu tố nguy cơ gây khởi phát viêm da cơ địa

Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa

Không có xét nghiệm nào được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm da cơ địa. Việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào khai thác tiền sử và thăm khám lâm sàng. Do triệu chứng bệnh của mỗi người có thể thay đổi theo thời gian nên việc khai thác tiền sử đóng vai trò hết sức quan trọng.

Để chẩn đoán được viêm da cơ địa, các yếu tố sau đây cần được xác định trong quá trình thăm khám và hỏi bệnh:

  • Biểu hiện lâm sàng trên da.
  • Cách xuất hiện triệu chứng.
  • Các yếu tố gây ra hoặc làm nặng triệu chứng trên da.
  • Tiền sử bản thân và gia đình có mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi xoang, dị ứng thuốc…
  • Loại trừ các bệnh viêm da khác như viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, viêm da tiết bã, tổ đỉa, viêm da dầu…
  • Đáp ứng với các thuốc điều trị trước đây.

Điều trị bệnh viêm da cơ địa

Điều trị viêm da cơ địa bao gồm 3 vấn đề cơ bản: Chăm sóc da, xác định và loại trừ yếu tố nguy cơ và dùng thuốc chống viêm.

Chăm sóc da

Việc chăm sóc làn da vừa là phương pháp điều trị, vừa giúp phòng ngừa nguy cơ tái phát viêm da cơ địa:

  • Triệu chứng của viêm da cơ địa thường gây khô da, dẫn đến khả năng bảo vệ của da bị giảm sút. Do đó, nên sử dụng các loại kem làm mềm da, tạo độ ẩm cho da.
  • Các chất kích ứng như da như xà phòng, chất sát trùng, hoá chất, khói thuốc lá, rượu bia có thể làm da bị khô hơn. Do đó, nên tránh tiếp xúc và sử dụng các loại xà phòng có pH trung tính để thay thế.
  • Cắt móng tay thường xuyên và hạn chế gãi nhiều vì điều này có thể làm các tổn thương trên da nặng hơn.
  • Sử dụng gạc ướt để đắp lên các tổn thương da giúp giảm ngứa, làm mềm da, ngăn ngừa gãi quá nhiều và thúc đẩy quá trình liền sẹo.
  • Bơi lội có thể giúp ích nhiều cho việc điều trị viêm da cơ địa. Tuy nhiên, cần lưu ý tắm sạch sau khi bơi để loại bỏ chất sát khuẩn chlorine hoặc bromine trong nước bể bơi còn tồn dư trên da vì các chất này có thể gây kích ứng da.

Cat-mong-tay-thuong-xuyen-giup-han-che-gai-lam-ton-thuong-da.webp

Cắt móng tay thường xuyên giúp hạn chế gãi làm tổn thương da

>>> XEM THÊM: 4 cách hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa hiệu quả

Xác định và loại bỏ yếu tố làm bệnh nặng thêm

Việc xác định các yếu tố gây khởi phát viêm da cơ địa cần được thực hiện thông qua khai thác tiền sử người bệnh và làm xét nghiệm dị ứng. Sau khi xác định được chính xác các yếu tố này, bác sỹ có thể đưa ra được những lời khuyên thích hợp cho người bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên để loại bỏ các yếu tố gây khởi phát bệnh:

  • Những loại thức ăn làm tình trạng bệnh nặng thêm cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn. Ở trẻ em, cần lưu ý thay thế các loại thức ăn sao cho vẫn bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tránh bị suy dinh dưỡng.
  • Trong trường hợp bụi nhà là nguyên nhân, người bệnh nên lau sàn, giường, thay ga đệm hàng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà.
  • Giặt sạch các quần áo mới trước khi mặc để loại bỏ formaldehyde và các hoá chất khác có thể gây kích ứng da còn tồn lại từ quá trình sản xuất và đóng gói. Không mặc quần áo quá chật, có chất liệu bằng vải nylon.
  • Tránh mặc đồ len.

Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc trong điều trị viêm da cơ thể bao gồm: Dùng thuốc bôi có tác dụng tại chỗ, uống hoặc tiêm cho tác dụng toàn thân và phương pháp quang trị liệu.

  • Glucocorticoid bôi tại chỗ: Fluticasone, betamethasone, clobetasone,... thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp. Sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc 2 lần mỗi tuần tại nơi tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát. Tác dụng phụ của glucocorticoid bôi tại chỗ tuỳ thuộc vào cường độ tác dụng và thời gian sử dụng thuốc, thường gặp nhất là rạn da, nổi trứng cá, giãn mạch, teo da... Những loại glucocorticoid có tác dụng rất mạnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng, không được dùng ở mặt và vùng da mỏng.
  • Một số thuốc ức chế miễn dịch bôi tại chỗ như Tacrolimus, Pimecrolimus đem lại hiệu quả điều trị rõ rệt và tính an toàn khá cao trong điều trị viêm da cơ địa.
  • Các chế phẩm từ nhựa đường có tác dụng giảm ngứa và chống viêm nhưng kém hơn glucocorticoid. Các chế phẩm này chỉ nên sử dụng ở những vùng da bị viêm mạn tính và dày sừng. Tác dụng phụ hay gặp là viêm nang lông và tăng nhạy cảm ánh sáng.
  • Chiếu tia cực tím tại chỗ được sử dụng trong những trường hợp nặng và không đáp ứng với các điều trị bằng thuốc. Tác dụng phụ hay gặp là nổi ban đỏ, rát và ngứa da, rối loạn sắc tố.
  • Thuốc kháng histamin: Chủ yếu được dùng với mục đích giảm ngứa. Do ngứa thường tăng lên về đêm nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin giúp an thần vào tối trước khi đi ngủ.
  • Glucocorticoid đường uống hoặc tiêm: Mặc dù giúp cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng nhưng ít khi được sử dụng do thường gây tái phát mạnh hơn sau khi ngừng thuốc. Trong những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các thuốc điều trị tại chỗ, có thể dùng một đợt glucocorticoid đường uống ngắn ngày nhưng phải lưu ý giảm dần liều trước khi cắt thuốc.

Ket-hop-su-dung-thuoc-uong-va-thuoc-boi-trong-dieu-tri-viem-da-co-dia-de-dat-hieu-qua-tot-nhat.webp

Kết hợp sử dụng thuốc uống và thuốc bôi trong điều trị viêm da cơ địa để đạt hiệu quả tốt nhất

Kem bôi da Explaq - Hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm da cơ địa nhanh chóng, an toàn.

Bên cạnh việc kết hợp điều trị bằng các phương pháp kể trên, hiện nay nhiều người lựa chọn sử dụng các loại kem bôi có chứa thành phần tự nhiên, giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của viêm da cơ địa mà không lo tác dụng phụ. Một trong những sản phẩm hiệu quả được nhiều người bệnh tin dùng đó là kem bôi Explaq.

Kem bôi da Explaq có chứa các thành phần từ thiên nhiên như chitosan, dịch chiết lá sòi, ba chạc, phá cố chỉ,... sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng mẩn ngứa, bong tróc, nổi mụn nước,... do viêm da cơ địa gây ra. Thành phần chính của Explaq là chitosan, đây là hoạt chất được chiết xuất từ vỏ của các loại giáp xác. Nghiên cứu từ Trường Y Harvard cho thấy chitosan có đặc tính kháng khuẩn, giúp vết thương mau lành và cân bằng độ pH của da.

Nghiên cứu của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 về hiệu quả điều trị bệnh da liễu của Explaq đã chứng minh: Explaq có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như vảy nến, viêm da cơ địa, chàm,... hiệu quả hơn thuốc mỡ chứa axit salicylic. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, kem bôi Explaq hoàn toàn lành tính và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho người sử dụng.

Kem-boi-da-Explaq-ho-tro-cai-thien-cac-trieu-chung-cua-viem-da-co-dia.webp

Kem bôi da Explaq hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của viêm da cơ địa

Nút đặt mua.webp

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về viêm da cơ địa và cách điều trị hiệu quả. Bạn hãy tuân thủ các phương pháp điều trị kết hợp sử dụng kem bôi Explaq để nhanh chóng đẩy lùi viêm da cơ địa. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc gì khác, đừng ngần ngại đặt câu hỏi ở phần bình luận, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273

https://www.nhs.uk/conditions/atopic-eczema/

https://emedicine.medscape.com/article/1049085-overview