Bệnh da vảy cá là tình trạng da trở nên khô ráp, loang lổ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, giảm chất lượng cuộc sống của người mắc. Mời bạn tìm hiểu thông tin chi tiết về bệnh da vảy cá trong bài viết sau để có cách điều trị và phòng tránh tốt nhất.

Các thể bệnh da vảy cá 

Bệnh da vảy cá có nhiều tên gọi như bệnh vảy cá, bệnh da cá. Dưới đây là một số thể bệnh da vảy cá phổ biến:

- Bệnh da vảy cá bẩm sinh:

+ Bệnh da vảy cá di truyền trội.

+ Bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể X.

+ Đỏ da toàn thân không xuất hiện bọng nước.

+ Đỏ da toàn thân có bọng nước.

+ Bệnh da cá vảy lá (collodion baby).

+ Bệnh vảy cá bọng nước.

- Bệnh vảy cá mắc phải.

hinh-anh-benh-da-vay-ca.webp

Hình ảnh bệnh da vảy cá

Nguyên nhân gây bệnh vảy cá

Bệnh da vảy cá có nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, dị ứng, môi trường sống ô nhiễm,... Do đó, cần nhận biết các nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng tránh hiệu quả. Dưới đây là một số yếu tố gây khởi phát bệnh da vảy cá:

- Yếu tố di truyền: Hình thức di truyền của da vảy cá là đột biến gen và được truyền sang thế hệ mới theo gen lặn. Vì thế mà trong gia đình có thể có người bị bệnh hoặc không.

- Một số bệnh lý ngoài da như dị ứng, viêm da cơ địa, tổ đỉa, ung thư da,... có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh da vảy cá.

- Một số bệnh nền như HIV/AIDS, ung thư, bệnh tuyến giáp,... sẽ làm hệ thống miễn dịch bị suy yếu và những thuốc điều trị các bệnh lý này cũng làm gia tăng nguy cơ mắc da vảy cá.

- Nguyên nhân khác: Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh da vảy cá là môi trường sống ô nhiễm, tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa học,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh da vảy cá

Tùy vào từng thể bệnh mà biểu hiện của da vảy cá là khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của một số thể bệnh da vảy cá.

Bệnh da vảy cá di truyền gen trội

Đây là bệnh di truyền với các biểu hiện đặc trưng, rõ nhất vào mùa thu đông. Bệnh xuất hiện ngay từ khi sinh ra hoặc vài tháng đầu đời với triệu chứng: Da khô, bong vảy. Vảy có màu trắng xám và nhỏ mịn. 

Vảy da có thể xuất hiện toàn thân nhưng hay gặp nhất ở mặt duỗi của chi, đặc biệt là ở cẳng chân nhưng không có tổn thương tại các nếp gấp. Trẻ có thể bị gàu nhẹ ở vùng da đầu. Ở mặt, tổn thương thường tập trung trên trán, quanh miệng. Ở các chi có biểu hiện dày sừng nhẹ.    

Trẻ bị vảy cá thông thường thì không có triệu chứng ngứa ngáy, nhưng nếu kết hợp với viêm da cơ địa sẽ có ngứa kèm theo. Nhiều đứa trẻ có triệu chứng giảm dần và đỡ hẳn khi đến tuổi dậy thì. Tuy nhiên, cũng có một số người lại bị nặng hơn.

benh-vay-ca-o-tre-so-sinh.webp

Bệnh vảy cá ở trẻ sơ sinh

Thể bệnh da cá vảy lá

Tỷ lệ nam và nữ mắc thể bệnh này tương đương nhau. Ngay sau khi sinh, da đứa trẻ trông như được bọc một lớp màng. Sau đó vài tuần, lớp màng mất đi, xuất hiện các vảy da lớn, thô ở cả mặt gấp của chi, bàn tay, chân. Trẻ bị đỏ da toàn thân, lộn mi/môi, da mặt căng.

Đặc điểm của bệnh là vảy da to, dày, màu nâu bao phủ gần như toàn bộ da. Tổn thương xuất hiện ở cả mặt gấp, nặng nhất ở chi dưới. Biểu hiện dày sừng ở bàn tay/chân làm tắc các tuyến mồ hôi, khiến người bệnh không tiết được mồ hôi. Bệnh không biến mất khi trưởng thành mà kéo dài suốt đời.

Bệnh vảy cá di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể X

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vảy cá có di truyền gen lặn. Các triệu chứng thường xuất hiện ngay sau khi sinh với các triệu chứng: 

- Vảy da nhiều, màu nâu xuất hiện ở gáy, chi, thân mình và mông.

- Vảy da to có màu nâu sẫm, hình đa giác. 

- Bệnh thường gặp nhiều ở mặt gấp, không xuất hiện ở bàn tay, chân và mặt của người bệnh. Da vảy cá thường tiến triển nặng lên vào mùa khô hanh.

- Một số triệu chứng đi kèm: Đục giác mạc, tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ và vô sinh,… 

benh-da-vay-ca-lien-quan-den-dot-bien-cau-truc-nhiem-sac-the.webp

Bệnh da vảy cá liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Một số phương pháp điều trị bệnh da vảy cá

Da vảy cá là căn bệnh phải điều trị trong thời gian dài. Vì thế người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị để đạt hiệu quả nhanh nhất.

Một số mẹo trị da vảy cá

Dưới đây là một số cách trị da vảy cá tại nhà để cải thiện các triệu chứng của bệnh:

- Ngâm nước ấm: Người bệnh có thể ngâm vùng da bị bệnh bằng nước ấm để làm mềm da. Sau đó thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da bị bệnh.

- Sử dụng muối để tắm: Muối biển có tác dụng tẩy da chết và kháng khuẩn hiệu quả. Do đó, bạn có thể hòa muối vào nước ấm để tắm hằng ngày. 

- Tẩy da chết: Giúp làm giảm các lớp vảy da, ngăn ngừa bệnh lan rộng ra nhiều vị trí trên cơ thể. Người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm tẩy da chết có chứa acid salicylic, acid lactic.

- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Thời tiết thay đổi khiến bệnh da vảy cá trở nên nghiêm trọng hoặc dễ tái phát lại. Vì vậy, bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ không khí xung quanh bạn luôn ổn định.

Sử dụng thuốc trị da vảy cá

Người bệnh có thể được chỉ định các loại kem bôi, thuốc mỡ để điều trị bệnh ở mức độ nhẹ. Đối với những trường hợp nặng, người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc uống. Các thành phần có trong các loại thuốc điều trị bệnh da vảy cá gồm:

- Acid salicylic, acid lactic hoặc các acid hydroxy khác: Giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa da, giữ độ ẩm cho da nên hiệu quả trong việc điều trị bệnh da vảy cá.

- Retinoid: Giúp làm ngăn chặn quá trình tăng sinh quá mức của các tế bào da. Từ đó, hoạt chất này giúp cải thiện tình trạng vảy da hiệu quả.

- Kháng sinh: Những trường hợp nhiễm trùng da hoặc xuất hiện các vết loét có mùi thì bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc kháng sinh đi kèm để điều trị. 

su-dung-kem-boi-tri-vay-da-ca-muc-do-nhe.webp

Sử dụng kem bôi trị vảy da cá mức độ nhẹ 

Cách phòng và kiểm soát bệnh da vảy cá

Dân gian thường nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Do đó, bạn nên bỏ túi những thông tin sau để phòng tránh bệnh tốt nhất:

- Nếu trong gia đình có người bị bệnh, bạn nên bảo vệ da đầy đủ và thăm khám sớm để điều trị kịp thời.

- Không tiếp xúc với các hóa chất độc hại, nước rửa chén, xà phòng. Sử dụng đồ bảo hộ nếu làm việc trong môi trường ô nhiễm và phải tiếp xúc với hóa chất.

- Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, không sử dụng các loại thực phẩm đã từng gây dị ứng. Uống nhiều nước để giúp da đủ độ ẩm.

- Giữ cơ thể luôn sạch sẽ, tập thể dục thể thao đều đặn giúp tăng cường đề kháng.

- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện và chữa trị bệnh da vảy cá và các bệnh lý khác.

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp cải thiện bệnh da vảy cá

Bên cạnh việc sử dụng các thuốc điều trị, người bệnh có thể sử dụng các thành phần từ thiên nhiên để kiểm soát bệnh da vảy cá tốt hơn. Tiêu biểu trong việc cải thiện bệnh da vảy cá là sản phẩm kem bôi ngoài da Explaq.

Sản phẩm Explaq được kết hợp từ thành phần chính là chitosan cùng các thảo dược quý khác như ba chạc, lá sòi, MSM, phá cố chỉ, dầu dừa,... Trong đó, chitosan đã được chứng minh tác dụng tại nghiên cứu ở trường Đại học Y Harvard: Làm mềm mịn da, kháng khuẩn, tái tạo tế bào, cân bằng pH và tăng tính thấm qua da. Do vậy, Explaq giúp dưỡng ẩm, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện tình trạng bong vảy, tái tạo da, từ đó hỗ trợ cải thiện bệnh da vảy cá hiệu quả.

 explaq-giup-cai-thien-cac-trieu-chung-benh-da-vay-ca-hieu-qua.webp

Explaq giúp cải thiện các triệu chứng bệnh da vảy cá hiệu quả

Nút đặt mua.webp

Kem bôi da Explaq đã được nghiên cứu tại các bệnh viện lớn và được nhiều người bệnh tin dùng. Bà Nguyễn Thị Kim Bình trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: “Tôi đã bị vảy da 20 năm nay. Dù đã đi khám, uống thuốc khắp nơi nhưng bệnh không thuyên giảm. May mắn biết đến sản phẩm Explaq, tôi đã giảm các triệu chứng bệnh chỉ sau 2 tháng sử dụng”. Cùng xem thêm những chia sẻ của bà Bình TẠI ĐÂY.

Ngoài ra, sản phẩm Explaq còn được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng để cải thiện các bệnh vảy da. Chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt đã chia sẻ: “Những người đang mắc bệnh da vảy cá có thể sử dụng các loại kem bôi giúp bạt sừng như acid salicylic. Ngoài ra, sử dụng thêm sản phẩm Explaq cũng góp phần giúp cải thiện tình trạng da vảy cá hiệu quả”.

Trên đây là những thông tin về bệnh da vảy cá. Người bệnh cần tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với kiểm soát đầy đủ và sử dụng các sản phẩm từ thảo dược để kiểm soát bệnh tốt nhất. Nếu còn thắc mắc về bài viết này, hãy liên hệ số điện thoại 0916755060 - 0916757545 để được giải đáp chính xác nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://cms.galenos.com.tr/Uploads/Article_32265/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/

https://kcb.vn/wp-content/uploads/2015/09/