Bất kỳ ai bị vảy nến cũng đều băn khoăn: Bệnh vảy nến có nguy hiểm không và có những phương pháp nào kiểm soát tình trạng? Vảy nến là bệnh tự miễn mạn tính, điều này đồng nghĩa với việc chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, để được giải đáp một cách chính xác vảy nến có nguy hiểm không thì mời bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây!
Bệnh vảy nến là gì?
Trước khi đi vào câu hỏi bệnh vảy nến có nguy hiểm không, mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về tình trạng này. Bởi hiện nay, nhiều người còn chưa hiểu rõ bệnh vảy nến là gì. Thậm chí, có những người, khi đi khám mới phát hiện mình bị vảy nến nhưng cũng không thực sự hiểu biết về bệnh. Chính điều này khiến cho vảy nến có thể diễn tiến nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Vảy nến là bệnh tự miễn mạn tính, hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Triệu chứng vảy nến đặc trưng là các tổn thương da đỏ, ngứa ngáy và có vảy trắng trên da. Bệnh gồm nhiều thể như: Vảy nến thể mảng, thể đảo ngược, thể đỏ da toàn thân, thể giọt, thể mụn mủ, thể móng khớp…
Tình trạng da khi bị vảy nến
>>> Xem thêm: Bệnh vảy nến có lây không?
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Vảy nến có biểu hiện ngoài da nhưng nguyên nhân gây bệnh không xuất phát từ da mà do sự suy yếu của hệ miễn dịch cùng nhiều yếu tố nguy cơ từ môi trường và thói quen sống thiếu khoa học.
Hệ miễn dịch suy yếu
Hệ miễn dịch là “hệ thống phòng thủ” giúp cơ thể nhận diện, tấn công các “khách không mời mà đến” như virus, vi khuẩn, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh. Nhưng ở người mắc vảy nến, hệ miễn dịch bị suy yếu, nhận diện nhầm các tế bào da của cơ thể là những “khách lạ” và tấn công, từ đó gây nên bệnh.
Nguyên nhân khiến cho hệ miễn dịch suy yếu là do:
- Hệ bạch huyết, nách, ức bị oxy hóa.
- Tủy xương bị ức chế khi mắc ung thư.
- Thiếu chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, thói quen sống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân làm suy yếu hệ miễn dịch bao gồm: Hút thuốc, uống rượu, căng thẳng quá mức, stress thường xuyên, ngủ ít, béo phì, lười vận động, ăn kiêng không đúng cách, không bảo vệ da dưới ánh nắng,...
Các yếu tố nguy cơ khác gây bệnh vảy nến
- Vảy nến có thể hình thành ngay trên các tổn thương da như: Vết xước da, vết tiêm chủng, vết xăm,...
- Lịch sử gia đình có người bị vảy nến: Vảy nến là bệnh di truyền nên nếu gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em ruột đã bị vảy nến thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng lớn.
- Sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực,... cũng có thể kích hoạt vảy nến.
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh vảy nến
>>> Xem thêm: Cách này đã giúp nhiều người khỏi vảy nến nhanh chóng! Bạn đã thử chưa?
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?
Tuy vảy nến là bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị, vảy nến không chỉ ảnh hưởng đến da mà còn tác động tới các cơ quan khác trong cơ thể. Để trả lời cho câu hỏi: Bệnh vảy nến có nguy hiểm không, chúng ta hãy lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt trong video dưới đây:
Dưới đây là những biến chứng của bệnh vảy nến nếu không được điều trị sớm:
- Viêm khớp vảy nến: Viêm khớp vảy nến là một loại viêm khớp khiến các khớp sưng lên, đau đớn. Người ta ước tính rằng, khoảng 30% những người bị vảy nến cũng sẽ phát triển viêm khớp vảy nến.
- Tăng huyết áp: Thống kê cho thấy, tình trạng huyết áp cao cũng có thể xảy ra ở người bị vảy nến. Trong đó, trường hợp mắc bệnh ở mức độ vừa phải có nguy cơ bị tăng huyết áp khoảng 20%, còn khi bệnh tiến triển nặng thì khả năng bị cao huyết áp lên đến hơn 48% so với người bình thường.
- Xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch là sự tích tụ mỡ, cholesterol và canxi khiến lòng động mạch trở nên hẹp hơn, do đó máu khó chảy qua chúng hơn. Tình trạng này có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.
- Tiểu đường và béo phì: Bệnh vảy nến, tiểu đường và béo phì có mối liên hệ mật thiết. Một số loại thuốc trị bệnh vảy nến cũng có thể gây béo phì hoặc tiểu đường.
Bệnh vảy nến không nguy hiểm tính mạng nhưng có thể gây nhiều biến chứng
>>> Xem thêm: Sử dụng corticoid điều trị vảy nến - Lợi bất cập hại
Cách điều trị bệnh vảy nến hiệu quả
Điều trị tại chỗ
Thường được sử dụng trong những hợp vảy nến nhẹ hoặc trung bình, có thể dùng một mình hoặc kết hợp với những phương pháp khác. Có rất nhiều loại thuốc bôi tại chỗ dùng trong điều trị vảy nến hiện nay, bao gồm: Corticosteroid, dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin, retinoid, hắc ín, anthralin và acid salicylic.
Điều trị toàn thân
Những thuốc này thường được chỉ định trong trường hợp vảy nến nặng, cần được sự hướng dẫn và theo dõi tại các cơ sở y tế, gồm: Methotrexate, cyclosporine, retinoid và sulfasalazine.
Quang trị liệu
Sử dụng tia sáng để điều trị vảy nến như tia UVA, UVB, laser (Excimer). Những tia tử ngoại (UV) sẽ tấn công và phá hủy các DNA trong tế bào.
>> Xem thêm: Dầu dừa - Giải pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh vảy nến hiệu quả
Cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến nhờ phương pháp từ thiên nhiên
Qua những phân tích trên đây, có thể thấy rằng, các phương pháp hiện đại điều trị vảy nến thường chỉ khắc phục triệu chứng ngứa ngáy chứ chưa chú trọng vào “gốc rễ” của vấn đề, đó là rối loạn hệ miễn dịch. Hơn nữa, việc sử dụng kéo dài thuốc tây y còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc, bệnh có thể tái phát với diễn biến trầm trọng hơn. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã tận dụng những ưu điểm của nền y học cổ truyền để nghiên cứu và bào chế ra sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến, giúp khắc phục được nhược điểm này. Các sản phẩm thảo dược dùng đơn lẻ hoặc kết hợp sẽ giúp tăng cường hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ của thuốc tây. Đi đầu trên thị trường hiện nay là bộ đôi sản phẩm viên uống Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá, L-carnitine. Đây đều là các thành phần thiên nhiên có tác dụng điều tiết, điều hòa, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, những thành phần này cũng giúp chống lại quá trình oxy hóa tế bào của cơ thể, từ đó, giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh tự miễn nói chung và vảy nến nói riêng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang
Để điều trị bệnh vảy nến hiệu quả cả bên trong và bên ngoài, các chuyên gia y tế khuyến khích nên sử dụng kết hợp Kim Miễn Khang và kem bôi ngoài da Explaq. Đây là kem bôi dược liệu 100% thành phần thiên nhiên với chitosan (thành phần chủ đạo), dịch chiết phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi có tác dụng bong sừng bạt vẩy, dưỡng da, làm mềm mịn làn da, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng vảy nến hiệu quả, không gây tác dụng phụ.
Kem bôi da dược liệu Explaq
>> Xem thêm: Phương pháp điều trị vảy nến bằng laser là gì? Ưu, nhược điểm ra sao?
Cảm nhận người dùng
Gần 20 năm bị vảy nến, mặc dù đã tìm nhiều cách điều trị nhưng tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngược lại, các triệu chứng ngày càng nặng thêm, khiến ông Ngô Tấn Xuân (trú tại số 110 đường Thống Nhất, TT Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) vô cùng "khổ sở". Vậy mà nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm thảo dược theo đúng liệu trình, giờ đây ông đã không còn bị ngứa ngáy, khó chịu nữa. Các vết da sần sùi do triệu chứng bệnh vảy nến cũng hoàn toàn biến mất. Cùng lắng nghe những chia sẻ hết sức chân thực của ông Xuân trong video dưới đây:
>>> Xem thêm chia sẻ của anh Nguyễn văn Thoại (Bến Tre) khắc phục bệnh vảy nến hiệu quả chỉ sau 2 tháng
Nhận xét của chuyên gia
Chuyên gia Đặng văn Em cho biết: “Ưu điểm của kem bôi thảo dược là hoàn toàn từ thiên nhiên, do đó không có tác dụng phụ. Kem bôi Explaq giúp làm sạch da, mịn da, không gây kích ứng và có thể sử dụng với các loại thuốc khác...”. Xem đánh giá chi tiết của chuyên gia trong video dưới đây:
Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ, bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi bệnh vảy nến có nguy hiểm không và các biện pháp ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Đừng quên sử dụng bộ đôi sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq mỗi ngày để không còn phải bận tâm về bệnh vảy nến nữa, bạn nhé!
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107 hoặc hotline 0916 757 545 / 0916 755 060.
Thu Hường