Vảy nến thể mủ (vảy nến mụn mủ) là một trong những loại vảy nến khá phổ biến và khiến người mắc tự ti, mặc cảm, thậm chí trầm cảm. Ngoài các tổn thương ở da, nếu không được điều trị sớm, vảy nến thể mủ có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể. Vậy làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu và cách điều trị vảy nến thể mủ hiệu quả là gì? Đọc ngay!
Dấu hiệu bệnh vảy nến thể mủ
Vảy nến mủ là thể bệnh không quá hiếm gặp. Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh là xuất hiện các mụn nhỏ đơn lẻ màu đỏ trên da. Sau một thời gian, các mụn nhỏ này sẽ tập hợp lại thành những đám mụn mủ dày và phân bố rộng khắp trên da. Các mụn mủ này dễ vỡ gây đau nhức và trong nhiều trường hợp, nó có thể bội nhiễm, gây nguy hiểm cho người mắc. Bệnh vảy nến thể mủ được chia làm 2 dạng phổ biến là dạng lan tỏa và dạng khu trú:
- Vảy nến thể mủ lan tỏa: Vùng da bị tổn thương lan ra diện rộng ra lưng, bụng, thậm chí là toàn thân.
- Vảy nến mụn mủ dạng khu trú: Các tổn thương này thường xảy ra ở lòng bàn tay, bàn chân và có thể lan rộng ra toàn thân nếu không được điều trị sớm.
Bệnh vảy nến thể mủ ở bàn chân
Vảy nến thể mủ được chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể:
- Giai đoạn khởi phát: Đây là giai đoạn mới phát bệnh, các biểu hiện chưa rõ ràng. Người bệnh thường trải qua đợt sốt kéo dài. 1 ngày sau, da toàn thân có tình trạng đỏ ửng và ngứa rát, khiến người bệnh mệt mỏi.
- Giai đoạn hình thành mủ: Đây là giai đoạn mủ bắt đầu hình thành. Sau 24 – 36 giờ vảy nến mủ xuất hiện thì mủ bắt đầu hình thành, gây ra các mảng da có mụn đỏ với mủ trắng bên trong. Những nốt mủ mọc thành từng dám hoặc rải rác chứ không tập trung ở 1 vùng nhất định. Nhưng nếu không có biện pháp điều trị sớm, các nốt mụn này sẽ tập hợp lại thành đường kính từ 1 – 3cm, có thể vỡ ra bất cứ lúc nào. Lúc này, da có hiện tượng sung huyết.
- Giai đoạn vảy khô hình thành: Đến giai đoạn này, mụn vỡ ra, chảy dịch, đóng vảy khô. Sau đó, da sẽ bị tróc vảy, sờ vào da tổn thương thấy gồ ghề, cảm giác rát. Nếu không có biện pháp điều trị, nó sẽ kéo theo một đợt mụn mủ khác và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
>> Xem thêm: Bệnh vảy nến thường gặp ở đối tượng nào?
Nguyên nhân gây vảy nến thể mủ
Có nhiều nguyên nhân gây vảy nến thể mủ, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân sau:
- Do người bệnh đã bị vảy nến thể thông thường: Theo số liệu thống kê, có đến 25 – 30% số người bị vảy nến sẽ dẫn đến vảy nến thể mủ.
- Người bị mắc bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm họng liên cầu khuẩn.
- Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng cực tím.
- Mang thai.
- Sử dụng thuốc steroid toàn thân.
- Căng thẳng, stress kéo dài.
- Ngừng đột ngột các thuốc toàn thân hoặc steroid tại chỗ mạnh.
- Chấn thương da.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị vảy nến thể mủ
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị bệnh vảy nến mủ. Điều này là do mang thai liên quan đến những thay đổi về hormone, đôi khi gây ra sự nhầm lẫn và trục trặc trong hệ thống miễn dịch. Phụ nữ đang điều trị bệnh vảy nến và mang thai nên gặp bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng loại thuốc phù hợp.
Nguyên nhân của bệnh vảy nến thể mủ là do đâu? TS. Vũ Thị Khánh Vân phân tích trong video sau:
>> Xem thêm: Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu
Vảy nến thể mủ có nguy hiểm không?
Vảy nến thể mủ là dạng vảy nến nguy hiểm. Nếu không chữa bệnh kịp thời thì bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chúng bao gồm:
- Gây đau nhức nghiêm trọng: Da nổi mụn đơn lẻ liên kết với nhau tạo thành những đám mụn mủ lớn. Khi vỡ sẽ khiến người bệnh thấy đau rát vô cùng.
- Gây nhiễm trùng da: Khi các nốt mụn này vỡ thì rất dễ bị nhiễm trùng do không được vệ sinh sạch sẽ, lại thường xuyên tiếp xúc với khói bụi hoặc cọ xát với quần áo. Tình trạng viêm nhiễm càng dễ xảy ra và ngày càng nghiêm trọng hơn, nguy hiểm nhất là có thể gây nhiễm trùng máu.
- Bệnh viêm khớp: Vảy nến mủ không được giải quyết sớm gây ảnh hưởng tới móng, mà vảy nến móng chính là nguyên nhân gây viêm khớp và bong móng. Hiện tượng khớp bị viêm sẽ dẫn tới sưng tấy, đau nhức, vận động khó khăn.
- Gây bệnh phụ khoa, nam khoa: Vảy nến mủ có thể xuất hiện ở vùng sinh dục. Do đó, nếu không điều trị sớm sẽ gây ngứa ngáy, viêm nhiễm rồi dẫn tới các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa như viêm âm đạo, viêm tuyến tiền liệt,…
Vảy nến mủ ở bộ phận sinh dục dễ gây bệnh phụ khoa, nam khoa
- Nguy hiểm đến tính mạng: Vảy nến thể mủ thường phát đột ngột, bệnh nhân ban đầu chỉ có biểu hiện sốt nhẹ, sau đó tăng dần có thể lên 40 độ C. Nếu cơn sốt này không được hạ xuống kịp thời có thể dẫn đến co giật, tác động đến não làm nguy hiểm đến tính mạng.
>> Xem thêm: Bị vảy nến nên bôi thuốc gì?
Cách điều trị vảy nến thể mủ hiệu quả
Từ trên có thể thấy, điều trị vảy nến thể mủ hiệu quả sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm. Khi thấy có các biểu hiện của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chuyên gia khám và có hướng điều trị kịp thời. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được sử dụng:
Sử dụng thuốc điều trị
- Thuốc mỡ axit salicylic với công dụng mềm da, bong vảy nhanh chóng, từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương, làm lành da.
- Thuốc retinoid với công dụng hạn chế mụn mủ phát triển, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Thuốc mỡ anthralin công dụng bong vảy nhanh chóng, đồng thời giúp tạo tế bào da mới khôi phục da trở lại bình thường.
- Thuốc steroid với công dụng giảm triệu chứng vảy nến thể mủ như sưng viêm, viêm nhiễm, đồng thời loại bỏ các tế bào da chết.
- Thuốc methotrexat với công dụng làm mềm da, ngăn ngừa viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.
Thuốc bôi giúp giảm triệu chứng vảy nến thể mủ
Thay đổi lối sống và sử dụng sản phẩm thảo dược
Để cải thiện vảy nến hiệu quả lâu dài, người mắc nên áp dụng lối sống khoa học như: Từ bỏ thuốc lá; Hạn chế sử dụng rượu, bia; Tập thể dục đều đặn; Có chế độ ăn uống lành mạnh như hạn chế các loại thịt đỏ, sữa,…; Tăng cường ăn những loại cá biển, rau xanh, hoa quả, các loại hạt,… Bên cạnh đó, nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên, tiêu biểu là kem bôi da Explaq và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang để tăng cường hiệu quả điều trị vảy nến.
Kim Miễn Khang và Explaq giúp hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả
Explaq có thành phần chính là chitosan cùng với phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi giúp dưỡng ẩm, làm mềm mịn da, cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả. Kim Miễn Khang được bào chế dạng viên uống với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp thổ phục linh, nhàu, bạch thược,… giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả.
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Bệnh vảy nến thể mủ có nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Đừng quên áp dụng lối sống lành mạnh, khoa học và sử dụng Explaq, Kim Miễn Khang đều đặn hàng ngày để cải thiện tình trạng vảy nến, bạn nhé.
>> Xem thêm: Cách chữa vảy nến bằng lá lốt
Xem thêm kinh nghiệm vượt qua bệnh vảy nến
Bà Nguyễn Thị Kim Bình (số điện thoại: 0243.855.1697 - gọi buổi sáng hoặc sau 16h hàng ngày), sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội bị vảy nến 20 năm. Suốt 20 năm, bà đã đi khám, uống thuốc khắp nơi mà không đỡ. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang và Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vảy nến hiệu quả sau 2 tháng.
Bà Bình đã cải thiện vảy nến nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq
Xem thêm chia sẻ của bà Bình trong video sau:
Anh Phạm Văn Toản (xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) bị vảy nến toàn thân 1 năm nay với tình trạng da bong tróc, đỏ rát khắp người khiến anh “ăn không ngon, ngủ không yên”. Dù đã đi khám tại Hà Nội, được kê đơn thuốc bôi và uống nhưng tình trạng của anh không mấy cải thiện. Chỉ đến khi anh sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang kết hợp Explaq, vảy da mới bong ra, da mềm mịn như chưa từng bị bệnh. Xem thêm chia sẻ của anh Toản TẠI ĐÂY.
>> Xem thêm: Chia sẻ về cách kiểm soát vảy nến hiệu quả của nhiều người khác tại đây.
Đánh giá của chuyên gia
Những khó khăn trong điều trị vảy nến thể mủ khiến cho bệnh dễ tái phát là gì? Chuyên gia giải đáp trong video sau:
>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: Bị vảy nến nên bôi thuốc gì?
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến thể mủ cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Hoàng Minh