Vảy phấn hồng gibert là một bệnh da liễu lành tính có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì tình trạng này có thể gây nên những tổn thương da nghiêm trọng. Vậy biểu hiện cụ thể của vảy phấn hồng gibert như thế nào? Cách điều trị ra sao? Mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác!
Vảy phấn hồng gibert là bệnh gì?
Vảy phấn hồng gibert nằm trong nhóm các bệnh vảy da phổ biến, được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1860. Tình trạng này có thể xảy ra sau các bệnh truyền nhiễm, sốt, rối loạn đường ruột, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên,... Theo thống kê, vảy phấn hồng xảy ra thường xuyên hơn với phụ nữ và ở những người trong độ tuổi từ 20 - 40.
Nguyên nhân sâu xa gây nên bệnh lý này được tìm hiểu là do sự suy yếu của hệ miễn dịch trong cơ thể. Do đó, câu hỏi “bệnh vảy phấn hồng gibert có lây không?” có đáp án chính xác là không! Tuy nhiên, yếu tố di truyền sẽ làm gia tăng khả năng mắc bệnh. Cùng với đó, những người đã từng gặp phải các bệnh về da như chàm, viêm da, vảy nến,… hoặc viêm mũi dị ứng, hen suyễn đều có tỷ lệ bị vảy phấn hồng rất cao.
Ngoài ra, thời tiết thay đổi đột ngột, nóng ẩm hay hanh khô có thể khiến bệnh xuất hiện và tiến triển trầm trọng hơn. Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay hóa chất độc hại sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
Triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng gibert
Sự khởi đầu của bệnh biểu hiện bằng một số đốm tròn hay oval màu hồng, đường kính lên tới 2cm, phần trung tâm có màu vàng nhạt, đóng vảy và bong tróc, một số trường hợp còn nổi sần trên da, phía dưới là mụn nước. Sau một thời gian, số lượng tổn thương da tăng lên và nhanh chóng lan rộng trên bụng, vai, cổ, nếp gấp bẹn, hông (tuy nhiên hiếm xuất hiện trên mặt, cổ). Ngoài ra, ở nhiều người còn kèm theo một số triệu chứng như: Mệt mỏi, khó chịu, sốt, ngứa dữ dội, đau nhức, nổi hạch ở cổ,...
Các triệu chứng đợt cấp thường bùng phát trong vòng 2-3 tuần, khi bị căng thẳng thường xuyên, chơi thể thao quá sức, nhiễm vi khuẩn, virus,... sau đó sẽ dần biến mất, nhưng có thể để lại sẹo. Ở phụ nữ mang thai, tình trạng này còn nguy hiểm hơn, khi không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, dị tật.
Cần phân biệt vảy phấn hồng gibert với các bệnh như nấm da, mề đay, viêm da, giang mai.
Do đó, nếu nhận thấy có các triệu chứng như trên, hãy điều trị sớm để giảm triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương mà vảy phấn hồng gibert có thể gây nên trên da.
Cách chữa bệnh vảy phấn hồng gibert hiện nay
Đây là bệnh da liễu lành tính, tuy nhiên vẫn gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người mắc. Các phương pháp điều trị hiện nay tuy chưa mang tính đặc trị nhưng có khả năng cải thiện nhanh chóng những tổn thương trên da. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể:
Sử dụng thuốc
Thuốc bôi được dùng phổ biến cho người bị vảy phấn hồng nhẹ hoặc mới xuất hiện triệu chứng. Bạn có thể sử dụng dạng kem, gel, thuốc mỡ với thành phần là kẽm oxyd hoặc corticoid hàm lượng thấp để giảm nhanh triệu chứng.
Nếu bị ngứa ngáy nhiều hay tổn thương lan rộng, thuốc uống tác dụng toàn thân như thuốc kháng histamine và corticoid thường được kết hợp. Ngoài ra, sử dụng các hoạt chất romazulan, sanguirithrin, axit salicylic giúp giảm viêm, chống ngứa hiệu quả. Trong trường hợp bệnh bùng phát dữ dội, bạn cần dùng erythromycin hay acyclovir liều cao để ngăn chặn sự tổn thương kịch phát.
Quang trị liệu
Ngoài việc dùng thuốc, bạn nên kết hợp với phương pháp quang trị liệu bằng việc sử dụng tia cực tím chiếu vào vùng da tổn thương. Nhờ đó, hiệu quả điều trị tốt hơn và phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Thay đổi lối sống
Bạn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp:
- Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt; Thay thế các loại thịt đỏ (bò, dê,...) bằng thịt trắng (ức gà, cá,...); Hạn chế thức ăn chế biến sẵn, cay nóng, nhiều gia vị muối, đường,... hoặc những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản (tôm, cua, cá), trứng, sữa, đậu phộng vì có thể khiến tình trạng ngứa ngáy nặng thêm.
- Vệ sinh da sạch sẽ, dưỡng ẩm tốt (chú ý thành phần có thể gây dị ứng hoặc hương liệu hóa học). Khi tắm, không nên dùng nhiều nước nóng, chà xát mạnh để hạn chế tổn thương da.
- Hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa và các loại hóa chất: Nên lựa chọn dầu gội, xà phòng tắm phù hợp.
- Tránh sử dụng mỹ phẩm, không dùng đồ len hay vải có nguồn gốc tổng hợp vì nguy cơ gây kích ứng.
- Hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá.
- Kiểm soát căng thẳng, lo âu, ngăn ngừa nguy cơ khiến bệnh vảy phấn hồng gibert bùng phát.
- Hãy giữ ấm cơ thể, mang theo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với khói bụi và một số tác nhân gây hại.
Giải pháp từ thảo dược thiên nhiên cải thiện hiệu quả tình trạng vảy phấn hồng gibert
Mục tiêu để hỗ trợ điều trị bệnh vảy phấn hồng gibert hiệu quả là cải thiện nhanh chóng triệu chứng, hạn chế tổn thương, đồng thời tác động vào nguyên nhân “gốc rễ” của bệnh - chính là sự suy giảm miễn dịch của cơ thể. Bởi vậy, hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy phấn hồng được giới chuyên gia và nhiều người dùng quan tâm. Tiêu biểu nhất trên thị trường chính là bộ đôi kem dược liệu Explaq và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang.
Explaq được bào chế dạng kem bôi với thành phần từ thiên nhiên như chitosan (chiết xuất vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,…) kết hợp với dịch chiết phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi, MSM,… giúp dưỡng ẩm, làm mềm mịn da, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả mà rất an toàn, không gây tác dụng phụ nhờ tác dụng:
- Giảm khô da: Các thành phần chitosan, MSM có tác dụng duy trì độ ẩm, giữ cho da mềm mại, mịn màng.
- Cải thiện bong vảy: Nhờ tác dụng làm ẩm, mềm vẩy da của dầu dừa; công dụng bạt sừng của phá cố chỉ.
- Giảm ngứa ngáy: Nhờ tác dụng giữ ẩm cho da của các thành phần chitosan và MSM, ba chạc nên sản phẩm Explaq giúp chống viêm, giảm viêm da, giảm ngứa.
- Kháng khuẩn: Từ công dụng của chitosan, ba chạc, phá cố chỉ, lá sòi.
Bên cạnh sử dụng sản phẩm Explaq, người bị vảy phấn hồng và các bệnh vảy da khác nên sử dụng kết hợp thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang với thành phần là cây sói rừng, thổ phục linh, nhàu, bạch thược,… có khả năng điều hòa năng lượng tế bào, tăng cường miễn dịch - tác động đến gốc rễ sâu xa gây bệnh, từ đó giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Phần lớn người dùng sau khi sử dụng bộ sản phẩm Explaq và Kim Miễn Khang đều cho thấy những tín hiệu khả quan:
- Sau 5 – 7 ngày: Các triệu chứng được cải thiện tốt, da sạch dần vảy, giảm ngứa ngáy, đỡ khô nứt.
- Sau 2 – 4 tuần: Giảm rõ rệt tình trạng đóng vảy trên da, các tổn thương mờ hẳn, không còn khó chịu vì ngứa ngáy.
- Sau 2 - 4 tháng: Các triệu chứng gần như khỏi hoàn toàn, vảy bong sạch hết, không còn ngứa ngáy, da mịn màng.
Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh vảy phấn hồng gibert thì hãy điều chỉnh ngay chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh và đừng quên sử dụng bộ sản phẩm thảo dược giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện triệu chứng để ngăn ngừa bệnh tái phát nhé!
Chia sẻ của người dùng
Nhiều người bị vảy da, đặc biệt là vảy phấn hồng đã cải thiện triệu chứng hiệu quả sau khi sử dụng sản phẩm Explaq và Kim Miễn Khang. Tiêu biểu là trường hợp của bà Nguyễn Thị Kim Bình SĐT: 024.385.516.97 (gọi buổi sáng hoặc sau 16h hàng ngày), sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội) từng bị vảy nến 20 năm. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang và Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vảy nến hiệu quả.
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy phấn hồng gibert cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916.757.545 / 0916.755.060 .