Vẩy nến có thể bùng phát bất cứ lúc nào, kể cả khi bạn mang thai. Vậy, đang có bầu mà bị vẩy nến tấn công, bạn phải làm sao? Hãy tham khảo bài viết sau đây.

Bị vẩy nến khi mang thai có nguy hiểm không?

Bạn đã sẵn sàng có thai và bạn đang lo lắng rằng, bệnh vẩy nến sẽ ảnh hưởng đến con yêu của mình? Hãy chú ý những điều sau để chuẩn bị tốt nhất cho bản thân và bé yêu.

Bệnh vẩy nến không ảnh hưởng đến cơ hội mang thai của bạn. Nhưng giống như bất kỳ tình trạng bệnh nào khác, bạn nên thông báo cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh nếu bạn đã từng mắc bệnh vẩy nến trong quá khứ. Đó cũng là một ý tưởng tốt để thảo luận về kế hoạch mang thai của bạn với bác sĩ điều trị bệnh vẩy nến.

Điều quan trọng nhất là bạn hãy quản lý tốt tình trạng căng thẳng của mình trong thời gian mang thai để tránh bệnh bùng phát.

Hãy hỏi bác sĩ của bạn về một số loại thuốc khi bạn đang cố gắng thụ thai. Một số phương pháp điều trị bệnh vẩy nến không an toàn trước khi mang thai, trong khi mang thai hoặc đang cho con bú.

Một số tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai và con yêu của bạn, cụ thể:

- Retinoids đường uống: Khả năng sinh con bị khuyết tật bẩm sinh sẽ tăng lên rất nhiều nếu bạn dùng các loại thuốc này bằng đường uống. Các bác sĩ thường không kê đơn thuốc này để điều trị vẩy nến cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

- Bạn không nên dùng acitretin trước hoặc trong khi mang thai. Các bác sĩ khuyên bạn nên chờ 3 năm sau khi bạn ngừng thuốc rồi mới cố gắng mang thai.

- Isotretinoin là một thuốc điều trị bệnh vẩy nến khác có thể gây dị tật bẩm sinh. Nó đào thải ra khỏi cơ thể của bạn nhanh hơn acitretin, vì vậy, bạn chỉ phải đợi 1 tháng sau khi ngừng thuốc là đã có thể thụ thai.

- Retinoids tại chỗ: Retinoids bôi trên da của bạn không nguy hiểm khi mang thai như retinoids uống nhưng bạn nên đặc biệt tránh tazarotene khi bạn đang cố gắng mang thai vì nó có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Bạn nên ngừng dùng thuốc ít nhất 2 tuần để thuốc được đào thải ra khỏi cơ thể trước khi cố gắng mang thai.

- Methotrexate: Cách điều trị này có thể khiến các bộ phận cơ thể bé phát triển không chính xác. Nó cũng có thể gây sảy thai và khiến nam giới có số lượng tinh trùng thấp. Vợ chồng bạn nên dừng sử dụng thuốc ít nhất 12 tuần trước khi mang thai.

- Psoralen kết hợp với tia UVA (PUVA): Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phương pháp điều trị vẩy nến này có thể gây ra sự tăng trưởng bất thường cho thai nhi. Vì vậy, bác sĩ sẽ không áp dụng phương pháp này nếu bạn có thai.

- Calcipotriene: Tương tự như PUVA, các bác sĩ không có dữ liệu rõ ràng về cách mà loại kem này ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Nhưng họ khuyên bạn nên tránh sử dụng nó để điều trị vẩy nến trong khi mang thai.

Một số phương pháp điều trị có thể được chấp nhận khi bạn đang mang thai, nhưng hãy kiểm tra với bác sĩ trước nếu bạn dùng:

- Cyclosporine

- Chế phẩm từ nhựa than

- Các liều steroid mạnh trên da

Những phương pháp điều trị dưới đây thường được coi là an toàn để sử dụng trong thai kỳ:

- Sử dụng các chất dưỡng ẩm và các sản phẩm cho da như dầu khoáng

- Thoa steroid nhẹ trên da (tránh các khu vực vú nếu bạn đang cho con bú )

- Quang hóa trị liệu với ánh sáng UVB

Các triệu chứng của bạn có thay đổi trong thai kỳ không?

Thật không may, không có cách nào để dự đoán về bệnh vẩy nến của bạn sẽ ra sao trong qua trình mang thai. Nghiên cứu cho thấy rằng, khoảng 50% phụ nữ bị bệnh vẩy nến mảng bám mạn tính thấy tình trạng bệnh của họ cải thiện trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Nhưng 10% - 20% phụ nữ thấy rằng nó trở nên tồi tệ hơn sau khi họ có thai.

Bệnh vẩy nến cũng có thể biến mất sau tạm thời khi em bé của bạn được sinh ra. Tuy nhiên, thông thường, khoảng 6 - 12 tuần sau khi sinh, bệnh vẩy nến của bạn sẽ bùng phát trở lại.

Bạn cũng có thể bị vẩy nến do hiện tượng Koebner, khiến vẩy nến phát triển trên các tổn thương da. Một số phụ nữ báo cáo rằng, họ bị bệnh vẩy nến lần đầu tiên sau khi mang thai. Nếu bạn đã bị vẩy nến và đang mang thai, bạn có nguy cơ cao bị viêm khớp vẩy nến sau khi sinh con. Vì vậy, hãy báo cho bác sĩ bất kỳ tình trạng bất thường của cơ thể bạn.

Bí quyết cải thiện vẩy nến đơn giản từ thiên nhiên, giúp bạn tự tin khoe bụng bầu

Nếu bạn sử dụng thuốc điều trị vẩy nến trước khi mang thai, hãy thật cẩn trọng bởi chúng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, gây dị tật cũng như tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non... Chính vì thế, người mắc, đặc biệt là phụ nữ hãy tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị bệnh đã được các chuyên gia hướng dẫn. Bên cạnh đó, bạn nên áp dụng cho mình phương pháp an toàn, hiệu quả, không tác dụng phụ từ các sản phẩm thảo dược thiên nhiên, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq. Đây là phương pháp vừa giúp điều trị triệu chứng vừa chặn đứng nguy cơ tái phát bệnh và được các chuyên gia y tế khuyến khích áp dụng.

Kim Miễn Khang là thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên uống tiện dụng có sự kết hợp của các thành phần thiên nhiên từ thảo dược như: Cây sói rừng, thổ phục linh, hoàng bá, nhàu, nhũ hương, bạch thược. Sản phẩm có tác dụng tái tạo năng lượng tế bào, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, giúp cải thiện các triệu chứng vẩy nến và ngăn chặn bệnh tái phát.

Kem bôi da dược liệu Explaq có thành phần chính là chitosan kết hợp với phá cố chỉ, ba chạc và lá sòi, có tác dụng bong sừng bạt vẩy, cung cấp độ ẩm cho da, dưỡng da mịn màng, mềm mại và ngăn ngặn bệnh vẩy nến tái phát.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang thai để được tư vấn tốt nhất, đặc biệt nếu bạn bị vẩy nến. Đồng thời, đừng quên sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq ngay từ hôm nay để bệnh không có cơ hội bùng phát.