Tự nhiên xuất hiện các mảng vảy bong tróc, ngứa ngáy khiến bạn không biết liệu có phải đang bị bệnh vảy nến không? Các dấu hiệu bệnh vảy nến cũng có nhiều nét tương đồng so với một số bệnh ngoài da khác khiến nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Để nhận biết chính xác và điều trị căn bệnh này, mời bạn tham khảo nội dung có trong bài viết sau.

Dấu hiệu giúp người bệnh xác định có mắc bệnh vảy nến hay không

Hiện nay, bệnh vảy nến ảnh hưởng khoảng 2 - 3% dân số với khoảng 125 triệu người mắc trên toàn thế giới. Dấu hiệu bệnh vảy nến khác nhau ở các thể bệnh nhưng có một số triệu chứng đặc trưng của bệnh như: 

  • Da xuất hiện những mảng tổn thương màu đỏ, phủ lớp vảy dày màu bạc.
  • Da khô ráp, nứt nẻ, thậm chí có thể chảy máu.
  • Cảm thấy ngứa ngáy, rát hoặc đau nhức.
  • Móng tay dày, rỗ, biến đổi màu.
  • Các khớp có thể bị sưng đau và cứng.

Vảy nến khiến da bị đỏ và xuất hiện các mảng vảy

Vảy nến khiến da bị đỏ và xuất hiện các mảng vảy

Bệnh vảy nến thông thường có thể dễ bị nhầm lẫn với bệnh chàm (gây ngứa ngáy, đỏ da nhưng không có mảng bám); lichen phẳng mạn tính (dày và sạm da do người bệnh gãi quá mức). 

Ngoài ra, người bệnh có thể nhận biết cụ thể về thể bệnh vảy nến mà mình gặp phải qua các dấu hiệu của mỗi thể như sau: 

  • Vảy nến thể mảng: Da khô, đỏ, phủ vảy bạc và tạo thành từng mảng. Những mảng bám có thể gây ngứa, nứt nẻ và chảy máu.
  • Vảy nến da đầu: Trên da đầu xuất hiện những mảng đỏ với kích thước khác nhau nhưng cố định và không lan rộng. Ở những vị trí tổn thương thì da hay bị cộm cứng, gồ cao và có thể viêm nhiễm. Da đầu thường khô, xuất hiện lớp vảy trắng như gàu, xếp thành nhiều lớp và dễ bong tróc. Các triệu chứng thường hiện rõ ở phần chân tóc. 
  • Vảy nến thể giọt: Chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, gây các tổn thương hình giọt nước, có lớp vảy ở một số vị trí như thân mình, cánh tay, chân và da đầu.
  • Vảy nến đảo ngược: Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến vùng da ở nách, háng, dưới vú và xung quanh bộ phận sinh dục. Vùng da bị vảy nến có màu đỏ tươi và cảm giác đau rát.
  • Bệnh vảy nến mủ: Dạng ít phổ biến, bệnh gây những tổn thương chứa đầy mủ, thường lan rộng khắp cơ thể hoặc khu trú ở các diện tích nhỏ hơn như bàn tay, bàn chân hoặc đầu ngón tay. 
  • Vảy nến đỏ da toàn thân: Đây là loại vảy nến ít phổ biến, bao phủ 90% diện tích da của cơ thể. Người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng như phù, nổi mụn nước, tổn thương niêm mạc, tóc, móng.
  • Vảy nến móng: Thường có 2 dạng là vảy nến móng tay và vảy nến móng chân. Dấu hiệu bệnh vảy nến móng gồm: Bề mặt móng bị rỗ, xuất hiện các đốm trắng đục, làm biến dạng hoặc thay đổi kích thước của móng. Móng đổi màu thành trắng đục, vàng hoặc nâu sẫm. Các móng cũng có thể bị bong ra khỏi lớp nền, dày lên, vỡ vụn.

Vảy nến móng tay có thể làm thay đổi màu sắc và biến dạng móng

Vảy nến móng tay có thể làm thay đổi màu sắc và biến dạng móng

Vảy nến có phải bệnh nguy hiểm không?

Vảy nến là một bệnh da liễu lành tính, hiếm khi gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nhưng nếu không được điều trị thì các triệu chứng của bệnh có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người mắc. Ngoài ra, khi bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến những biến chứng như: 

  • Viêm khớp vảy nến: Có tới 25% người bệnh vảy nến bị ảnh hưởng tới khớp. Trong một số trường hợp, viêm khớp có thể xuất hiện trước khi có những tổn thương da. Viêm khớp vảy nến có thể tấn công các khớp ngón tay, một hoặc hai khớp lớn hơn trên cơ thể hoặc cột sống. 
  • Rối loạn tâm lý xã hội: Sự khó chịu về thể chất và tâm lý lo ngại về vẻ ngoài “xấu xí” ảnh hưởng đến tâm lý người mắc, đồng thời cũng khiến bệnh vảy nến càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bệnh tim mạch: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên kết giữa vảy nến và các bệnh lý tim mạch. Biến chứng thường gặp là tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên và đột quỵ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, viêm là yếu tố liên quan đến bệnh vảy nến và xơ vữa động mạch.
  • Các bệnh lý khác: Bệnh vảy nến làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh Crohn và hội chứng chuyển hóa - hội chứng nguy hiểm liên quan đến tăng huyết áp, kháng insulin, béo phì và rối loạn mỡ máu.

Bệnh vảy nến không quản lý tốt có thể gây các biến chứng trên khớp, tim mạch

Bệnh vảy nến không quản lý tốt có thể gây các biến chứng trên khớp, tim mạch

Các phương pháp điều trị vảy nến hiện nay

Các phương pháp điều trị vảy nến đang được áp dụng là sử dụng thuốc điều trị, quang trị liệu, thay đổi chế độ ăn uống, dùng thảo dược thiên nhiên

Dùng thuốc giúp kiểm soát triệu chứng bệnh vảy nến

Một số loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh vảy nến như sau:

  • Thuốc bôi trị vảy nến: Hiệu quả với vảy nến mức độ nhẹ hoặc vừa giúp giảm ngứa, bong tróc. Một số loại thuốc thường được chỉ định gồm acid salicylic, corticoid, dẫn xuất vitamin D3, retinoid,... Những thuốc này giúp bong sừng, bạt vảy, chống viêm hiệu quả.
  • Thuốc điều trị toàn thân: Corticoid, thuốc tiêm sinh học, ức chế miễn dịch, retinoid là những thuốc dùng để điều trị khi người bệnh kém đáp ứng với thuốc bôi và vảy nến ở mức độ nặng.

>>> XEM THÊM: Làm sao để điều trị vảy nến hiệu quả và tránh tái phát? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn!

Áp dụng liệu pháp ánh sáng chữa vảy nến

Liệu pháp ánh sáng hay còn gọi là quang trị liệu. Đây là phương pháp sử dụng tia laser, UVA, UVB để điều trị tại chỗ vùng da bị vảy nến. Người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như đục thủy tinh thể, lão hóa da, ung thư da nếu điều trị trong thời gian dài.

Chế độ ăn giúp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến

Những người mắc bệnh vảy nến cần tránh thực phẩm có thể kích hoạt phản ứng viêm để kiểm soát bệnh hiệu quả. Bạn nên tránh những thực phẩm sau để không làm tái phát và trở nặng bệnh vảy nến:

  • Hải sản: Những loại tôm, cua, ghẹ, cá biển chứa rất nhiều histamin tự nhiên. Đây là thành phần làm khởi phát các phản ứng dị ứng trong cơ thể. Nó không chỉ là nguyên nhân khiến bệnh bùng phát mà còn làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thịt đỏ, trứng, sữa: Người bệnh nên hạn chế những thực phẩm này vì có chứa thành phần arachidonic. Đây là hoạt chất có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh vảy nến.
  • Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn: Những loại thực phẩm này chứa hàm lượng chất béo và chất phụ gia không tốt cho sức khỏe người bị vảy nến.
  • Gia vị cay nóng, đồ ngọt: Những gia vị này có thể làm tăng phản ứng viêm và phản ứng dị ứng. Vì thế, người mắc bệnh vảy nến nên hạn chế đồ ngọt và gia vị cay nóng.

Hạn chế thịt đỏ giúp kiểm soát tốt bệnh vảy nến

Hạn chế thịt đỏ giúp kiểm soát tốt bệnh vảy nến

Giảm triệu chứng vảy nến tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên

Người bệnh có thể sử dụng một số thảo dược để đẩy lùi bệnh hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn những thảo dược đã được chứng minh hiệu quả để tránh gặp các tác dụng không mong muốn cho sức khỏe. Dưới đây là một số thảo dược đã được chứng minh an toàn, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

  • Dầu dừa: Từ lâu, dầu dừa đã được sử dụng như một loại mỹ phẩm giúp làm đẹp da. Nhờ những tác dụng như dưỡng ẩm, loại bỏ vảy bong tróc, cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết mà dầu dừa giúp cải thiện tình trạng vảy nến.
  • Lá sòi: Có tác dụng lành sẹo, giúp da nhanh tái tạo và hồi phục nên rất hiệu quả trong điều trị bệnh vảy nến.
  • Phá cố chỉ: Giúp làm đều màu da, tạo sắc tố cho da, cải thiện làn da bị bệnh. Ngoài ra, thành phần trong phá cố chỉ còn được sử dụng trong phương pháp quang trị liệu để điều trị vảy nến.
  • Ba chạc: Có tính kháng khuẩn, chống viêm giúp điều trị hiệu quả mụn nhọt, chốc lở, khử trùng vết thương, chàm,... nên có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến.

Dầu dừa, phá cố chỉ, ba chạc có tác dụng tốt đối với bệnh vảy nến

Dầu dừa, phá cố chỉ, ba chạc có tác dụng tốt đối với bệnh vảy nến

>>> XEM THÊM: Bị vảy nến nên ăn gì, kiêng gì?

Kem bôi dược liệu Explaq giúp giảm các triệu chứng vảy nến

Để tiện lợi và tối đa hóa hiệu quả của thảo dược thiên nhiên, người bị vảy nến nên sử dụng sản phẩm kem bôi Explaq có chứa thành phần chính chitosan kết hợp với các thảo dược lá sòi, ba chạc, phá cố chỉ, dầu dừa bởi các tiêu chí: 

  • Thành phần chính chitosan đã được nghiên cứu tại trường Đại học Y Harvard năm 2011 với tác dụng chống khuẩn, cân bằng pH cho da, tăng tính thấm của da giúp các kem bôi trị vảy nến tăng cường tác dụng. 
  • Chứa các thành phần từ thiên nhiên như ba chạc, phá cố chỉ, lá sòi,... giúp bình ổn chu trình chết của da, giảm triệu chứng bong tróc, dày sừng hình thành. 
  • Cải thiện được các triệu chứng của bệnh vảy nến như chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy, sạch vảy da, hồi phục tổn thương da nhanh chóng, ngăn ngừa sẹo,...
  • Có nguồn gốc thảo dược, an toàn không gây hại cho da, không gây teo da.
  • Đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chứng minh tác dụng cải thiện bệnh vảy nến: Thang điểm đánh giá mức độ vảy nến giảm 64,51%, tác dụng bong sừng, bạt vảy của sản phẩm tốt hơn acid salicylic.

Kem bôi Explaq có lợi cho người bị vảy nến

Kem bôi Explaq có lợi cho người bị vảy nến

Trên đây là những thông tin về triệu chứng bệnh vảy nến và cách đẩy lùi bệnh. Bạn nên nhận biết sớm bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời và kết hợp dùng kem bôi Explaq giúp “Bạt sừng, sạch da - Vảy nến dùng ngay” để cải thiện triệu chứng vảy nến hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc bất kỳ vấn đề gì liên đến tình trạng vảy nến hay kem bôi Explaq, hãy liên hệ ngay đến số hotline 0916755060 - 0916757545 để được tư vấn và giải đáp chính xác nhất.

 

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.