Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho biết, người bệnh vẩy nến có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư. Bao gồm ung thư da, u lymphoma, ung thư hệ miễn dịch. Bởi thế, bạn chớ nên chủ quan, lơ là việc điều trị vẩy nến trước khi quá muộn.
Bị vẩy nến có thể khiến bạn mắc những loại ung thư gì?
Bác sĩ da liễu Stephanie Fabbro, bệnh viện Buckeye Dermatology, Giáo sư tại Đại học Ohio, Mỹ cho biết: “Bệnh vẩy nến là một tình trạng làm thay đổi hệ thống miễn dịch theo cách mà bạn không hề mong muốn, gây ra tình trạng viêm da ở quy mô toàn cơ thể, điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư”.
Dựa trên kết quả của những nghiên cứu khoa học, các chuyên gia đã nhìn nhận rằng, bệnh vẩy nến góp phần làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư nhất định, bao gồm ung thư da nonmelanoma, ung thư lymphoma (hay còn gọi là ung thư hạch bạch huyết, đây là một loại ung thư có liên quan đến tế bào của hệ miễn dịch - tế bào lympho), ung thư hệ miễn dịch. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm 2006 trên tạp chí Journal of Dermatology cho thấy, những người bị bệnh vẩy nến nặng có nguy cơ cao hơn về loại u lymphoma, đặc biệt là bệnh bạch cầu tế bào T (CTCL). Tế bào T là những tế bào giúp hệ miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Nguy cơ mắc ung thư lymphoma cao hơn ở người bị vẩy nến nặng
Có sự liên kết giữa ung thư và bệnh vẩy nến
Các nhà nghiên cứu vẫn còn đang tiếp tục tìm hiểu thêm về mối liên kết này. Tiến sĩ Junko Takeshita, làm việc tại khoa Da liễu Bệnh viện Penn Medicine, Philadelphia, Mỹ cho biết, sự liên kết này có thể nhận thấy dựa trên những yếu tố sau:
Tuổi: Nếu bạn trên 65 tuổi và mắc bệnh vẩy nến, bạn có nguy cơ mắc ung thư cao hơn những người trẻ tuổi bị tình trạng này. Hầu hết mọi người đều từ 50-60 tuổi khi phát hiện ra CTCL.
Mức độ nghiêm trọng: Bệnh vẩy nến càng nặng, nguy cơ ung thư phát triển theo lý thuyết sẽ càng cao hơn. Những người bị bệnh vẩy nến nhẹ có thể sẽ không phải e ngại về những nguy cơ này.
Các loại thuốc điều trị: Cho đến năm 2013, chất ức chế TNF-alpha, như enbrel (etanercept) và humira (adalimumab) là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh vẩy nến từ vừa đến nặng. Tuy nhiên, hầu hết bác sĩ da liễu sử dụng các loại thuốc này một cách khá thận trọng, bởi vì ngoài việc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, khiến bệnh nghiêm trọng hơn, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết, những loại thuốc này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu và lymphoma. Mặc dù những loại thuốc này vẫn được sử dụng, thường đem lại kết quả thành công cho bệnh nhân, nhưng các nhà nghiên cứu dược phẩm vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thêm các loại thuốc mới hơn để thay thế chúng.
Chẩn đoán CTCL và bệnh vẩy nến
CTCL (Bệnh bạch cầu tế bào T) là một dạng hiếm gặp của ung thư, thường bắt đầu thầm lặng, các đốm đỏ xuất hiện trên da ở giai đoạn đầu. CTCL và bệnh vẩy nến có thể trông giống nhau, làm cho khó phân biệt ai là người bị ung thư lymphoma và ai là người bị vẩy nến.
Đừng chủ quan vì vẩy nến có thể tiến triển thành CTCL, ung thư lymphoma
Không những thế, triệu chứng này còn có thể khiến bạn nhầm lẫn sang 1 số bệnh về viêm da khác như chàm, khô da, thậm chí là nấm ngoài da. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới việc phát hiện và điều trị bệnh, vì ngay cả các bác sĩ chuyên khoa cũng vẫn nhầm lẫn.
Cả hai tình trạng bệnh này đều khiến người bị rất ngứa, tuy nhiên, người bị vẩy nến thường có lớp da màu trắng bạc, dễ bong ra, trong khi ở người bị CTCL không mắc hiện tượng này. Ngoài ra, vẩy nến có nhiều khả năng được tìm thấy ở khuỷu tay, đầu gối và da đầu, trong khi CTCL thường gặp ở toàn thân, đặc biệt là vùng mông, hông và đùi.
Với các chuyên gia, sự khác biệt dù nhỏ vẫn có thể phân biệt bằng cách nhìn vào da của bệnh nhân, nhưng vẫn nên làm sinh thiết da nếu cần. Bất cứ khi nào tình trạng bong vẩy kéo dài của bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp điều trị, việc sinh thiết da lúc đó là rất cần thiết, để xem bệnh nhân có bị phát triển thành một dạng ung thư nào khác hay không. Sinh thiết da là một thủ thuật đơn giản, dễ dàng có thể tiết lộ rất nhiều thông tin về những gì đang xảy ra bên dưới bề mặt da của bạn.
Giảm nguy cơ lymphoma và bệnh vẩy nến
Bạn nên làm gì nếu bị bệnh vẩy nến và muốn giảm nguy cơ phát triển thành ung thư? Các chuyên gia khuyến cáo về việc làm giảm nguy cơ ung thư ở bệnh nhân vẩy nến cũng tương tự như đối với người khỏe mạnh nói chung. Bạn cần bỏ thuốc lá, tránh bị cháy nắng và kiểm tra sức khỏe, thực hiện các xét nghiệm để phát hiện ung thư phù hợp với lứa tuổi, giới tính.
Thêm vào đó, bệnh nhân vẩy nến có xu hướng dễ bị ung thư cao hơn dân số khỏe mạnh nói chung và điều này cũng đúng khi so với nhóm người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu. Vì thế, điều đặc biệt quan trọng là nên tư vấn cho bệnh nhân vẩy nến về lợi ích của việc duy trì cân nặng phù hợp (cân nặng gia tăng cũng khiến tình trạng bệnh nặng thêm), uống rượu có kiểm soát, và hãy kiềm chế không hút thuốc.
Đặc biệt là những bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, nhóm đối tượng này cần được đảm bảo rằng họ được kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Điều trị vẩy nến an toàn bằng sản phẩm thảo dược
Kem bôi thảo dược Explaq
Người bệnh vẩy nến cần chủ động trong việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên và điều trị, cải thiện tình trạng da bị bong tróc của mình bằng các sản phẩm thảo dược, an toàn với cơ thể. Một trong những sản phẩm được giới chuyên gia khuyên dùng đó là kem bôi thảo dược Explaq.
Explaq có thành phần chính từ chitosan (từ vỏ tôm, cua) cùng một số thảo dược khác như: ba chạc, phá cố chỉ, lá sòi giúp dưỡng ẩm da, giảm viêm ngứa, loại bỏ vẩy nến, viêm da cơ địa, á sừng, chàm… mà không gây kích ứng da, đem đến cho bạn một làn da mịn màng, khỏe mạnh.
Rất nhiều bệnh nhân băn khoăn về hiệu quả của sản phẩm, thuốc chữa vẩy nến, viêm da cơ địa, eczema… trên thị trường hiện nay. Thắc mắc này sẽ được chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh giải đáp trong video sau đây:
Để không bị nguy cơ ung thư da rình rập, bạn hãy nhanh chóng điều trị vẩy nến bằng những sản phẩm an toàn như kem thảo dược Explaq.
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vẩy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Nguyễn Hà
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh