Theo thống kê của bệnh viện Da liễu Trung ương, trong tổng số người đến khám, tỷ lệ người bị chàm là khoảng 20%. Chàm da không chỉ gây ngứa khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ. Bởi vậy, người mắc bệnh chàm cần trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để cải thiện bệnh tốt, ngăn ngừa biến chứng. Bài viết dưới đây là sẽ cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh chàm.

Chàm là bệnh gì? Cách phân loại

Bệnh chàm từ lâu đã được nhiều người biết đến với những biểu hiện bất thường ở da gây cảm giác khó chịu và khiến cuộc sống người bệnh bị ảnh hưởng.  

Chàm là bệnh gì?

Chàm hay eczema - là tình trạng các mảng da bị viêm, ngứa, nứt nẻ và khô ráp. Một số trường hợp chàm da có mụn nước và dễ bị vỡ khi va chạm. Đối tượng chủ yếu mắc căn bệnh “khó chịu” này là trẻ em dưới 2 tuổi.

Cham-da-lam-anh-huong-den-chat-luong-cuoc-song-va-tham-my-cua-nguoi-benh.webp

Chàm da làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ của người bệnh

Phân loại bệnh chàm

Bệnh chàm thường được chia làm 5 loại: Viêm da cơ địa, chàm bội nhiễm, viêm da thần kinh, tổ đỉa và viêm da ứ nước. Tùy từng loại chàm mà các biểu hiện có thể khác nhau. 

  • Viêm da cơ địa: Đây là dạng phổ biến nhất của bệnh chàm. Đặc trưng bởi các dát đỏ, mụn nước,... gây ngứa, có khi loét trợt hoại tử.
  • Bệnh chàm bội nhiễm: Đây là loại chàm có xuất hiện mụn nước, khi chúng vỡ ra tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm. Bệnh này phổ biến ở nữ hơn so với nam giới.
  • Viêm da thần kinh: Dấu hiệu nhận biết là các mảng da có vảy trên đầu, cẳng tay/chân, sau cổ,.... Biểu hiện chính là gây ngứa cục bộ, tương tự như côn trùng cắn.
  • Bệnh chàm tổ đỉa: Đây là tình trạng da bị kích ứng ở lòng bàn tay/chân, đặc trưng bởi các vết phồng rộp.
  • Viêm da ứ nước: Vấn đề này xảy ra do nước rò rỉ từ tĩnh mạch suy yếu vào da. Chất dịch này gây sưng, đỏ, đau trên da.

Doi-tuong-bi-cham-da-chu-yeu-la-tre-nho.webp

Đối tượng bị chàm da chủ yếu là trẻ nhỏ

>>> XEM THÊM: Tất tần tật thông tin về bệnh vảy nến da đầu mà bạn nên biết

Nguyên nhân nào gây chàm?

Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân thực sự gây ra chàm da. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Trên thực tế, trẻ em dễ bị chàm hơn nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh này hay một bệnh dị ứng khác. Dưới đây các yếu tố môi trường “thúc đẩy” sự hình thành và phát triển của bệnh chàm:

  • Chất kích ứng da: Bao gồm xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội đầu, chất khử trùng,...
  • Chất gây dị ứng: Bao gồm bụi đường, bụi trong môi trường sống, vật nuôi, phấn hoa và nấm mốc.
  • Vi khuẩn: Staphylococcus aureus, virus và một số loại nấm.
  • Nhiệt độ nóng và lạnh: Khi thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ môi quá nóng với độ ẩm cao hoặc quá lạnh với độ ẩm thấp sẽ khiến cơ thể tiết ra mồ hôi. Đây là một nguyên nhân gây bệnh chàm mà chúng ta không ngờ tới. 
  • Một số thực phẩm: Chúng có nguồn gốc từ sữa, trứng, các loại hạt, đặc biệt là đậu nành và lúa mạch có thể gây “trầm trọng” bệnh chàm.
  • Căng thẳng và stress: Đây được xem là nguyên nhân làm bệnh chàm tiến triển nặng hơn.
  • Nội tiết tố: Nguyên nhân này chủ yếu bắt gặp ở nữ giới. Phụ nữ có nguy cơ gia tăng triệu chứng của chàm da khi nồng độ hormon trong cơ thể thay đổi. Lúc mang thai là thời điểm dễ bị bệnh chàm.

Staphylococcus-aureus-la-loai-vi-khuan-co-nguy-co-gay-cham-da-o-nguoi.webp

Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn có nguy cơ gây chàm da ở người 

Triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm 

Triệu chứng chàm da sẽ khác nhau tùy vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ở hầu hết người bệnh, triệu chứng ban đầu khá nặng, sau đó sẽ cải thiện dần và khỏi hoàn toàn. 

Những triệu chứng chung của bệnh chàm gồm: Da khô, có vảy, da đỏ bừng lên. Khi đó, người bệnh có cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Ngoài ra, những vị trí da bị chàm còn có thể lở loét, đóng vảy hoặc “chảy nước”. Để dễ dàng nhận biết hơn, chúng ta cần nắm rõ các biểu hiện bệnh chàm trên từng đối tượng, cụ thể như sau: 

  • Đối với trẻ sơ sinh: Viêm da gây nổi ban ở da đầu và má. Các nốt ban sẽ bong tróc trước khi chất lỏng bị chảy ra. Trẻ cảm thấy ngứa dữ dội và cản trở giấc ngủ.
  • Đối với trẻ trên 2 tuổi: Nốt ban sẽ xuất hiện ở nếp gấp của khuỷu tay và đầu gối. Ngoài ra, nốt ban còn “mọc” ở cổ, cổ tay, mắt cá chân và nếp gấp ở mông, chân. Những vùng phát ban sẽ gồ ghề bất thường. Tùy thể trạng của trẻ mà tình trạng phát ban sẽ nhẹ hoặc sẫm màu hơn. Tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn khi da dày lên và có thể trở thành “ngứa mạn tính”.
  • Đối với người lớn: Các nốt ban sẽ “đóng vảy” trầm trọng hơn. Ban nổi lên nhiều tại các vị trí như nếp gấp khuỷu tay, đầu gối, gáy và sau đó nổi khắp cơ thể. Tại các vùng ban nổi, da khô ráp và ngứa. Tình trạng ngứa có thể phát triển thành mạn tính. Đặc biệt, bệnh có thể tiến triển nặng gây nhiễm trùng da.

Cham-da-thuong-xuat-hien-o-nep-gap-khuyu-tay-.webp

Chàm da thường xuất hiện ở nếp gấp khuỷu tay 

>>> XEM THÊM: Bệnh vảy nến ở môi cải thiện bằng cách nào? TÌM HIỂU NGAY!

Phương pháp điều trị chàm hiệu quả và an toàn

Có nhiều phương pháp điều trị chàm, nguyên tắc chung là giúp giảm ngứa, làm mềm các vùng da bị tổn thương.

Điều trị chàm bằng thuốc bôi tác dụng tại chỗ

Những loại thuốc bôi có tác dụng tại chỗ giúp giảm cảm giác khó chịu ngay lập tức. Phương pháp chữa trị này phù hợp cho trường hợp bệnh chàm nhẹ. Các thuốc bôi trị chàm bao gồm: Corticosteroid và chất ức chế calcineurin.

Corticosteroid có công dụng chống viêm và giảm đau. Là hoạt chất giúp kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh chàm da như ngứa, viêm. Các tác dụng phụ tiềm ẩn bao gồm teo da, viêm da quanh miệng, trứng cá đỏ và ức chế tuyến thượng thận.

Nhóm thuốc ức chế calcineurin giúp điều hòa miễn dịch tại chỗ. Chúng có khả năng đem lại hiệu quả thấp hơn corticosteroid. Những thuốc này giúp giảm viêm da và ngừa tái phát. Nhóm này được chỉ định cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Cảm giác ngứa hoặc rát thoáng qua là tác dụng phụ của nhóm thuốc này.

Thuoc-mo-boi-uc-che-calcineurin-giup-tri-cham-da-tai-cho-hieu-qua.webp

Thuốc mỡ bôi ức chế calcineurin giúp trị chàm da tại chỗ hiệu quả

Điều trị chàm bằng thuốc uống tác dụng toàn thân

Khi phương pháp bôi thuốc tại chỗ không cho hiệu quả như mong đợi, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống cho người bệnh. Trong trường hợp này, bạn cần tuân thủ hoàn toàn theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý căn chỉnh liều. 

  • Thuốc corticoid toàn thân dạng uống thường được nhiều bác sĩ kê vì công dụng “ưu việt” của nó. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn vì tác dụng phụ khá nặng nề. Ngoài ra, nếu ngừng sử dụng nhóm thuốc này đột ngột, các triệu chứng của chàm da có thể tái phát và tiến triển nặng hơn.
  • Kháng sinh là giải pháp thường được sử dụng nếu người bệnh bị nhiễm trùng da. Ở những người bị nhiễm vi khuẩn phổ rộng thì  có thể dùng các thuốc như cephalosporin, penicillin kháng penicillinase (cloxacillin, oxacillin, hoặc dicloxacillin). Các bác sĩ nên cẩn thận trong việc sử dụng kháng sinh có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc.
  • Kháng histamin là thuốc chống dị ứng. Làm giảm triệu chứng ngứa, loại bỏ tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra, thuốc còn gây buồn ngủ nên cũng sẽ giúp giảm “gãi ngứa” vào ban đêm. 

Liệu pháp ánh sáng 

Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng liệu pháp ánh sáng bằng cách cho da tiếp xúc với sóng UVA/UVB. Phương pháp này có thể điều trị viêm da ở mức độ trung bình. Bác sĩ sẽ phải theo dõi tình trạng da chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị.

Sử dụng kem bôi thảo dược lành tính hỗ trợ điều trị chàm

Nhiều chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp với các chế phẩm từ thảo dược để nâng cao hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh chàm. Bởi những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược vừa an toàn, vừa đem lại hiệu quả lâu dài. Trên thị trường hiện nay ngập tràn sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng và chất lượng không đảm bảo. Để tránh “tiền mất tật mang”, người bệnh hãy lựa chọn các sản phẩm được sản xuất bởi những công ty có uy tín, sản phẩm đã được nghiên cứu chứng minh trên lâm sàng. 

Kem bôi thảo dược Explaq là sản phẩm giúp “xóa tan chàm da” được nhiều người tin dùng. Explaq có thành phần chính là chitosan chiết xuất từ vỏ tôm, cua hay các loại giáp xác. Những thành phần này giúp kháng khuẩn, kháng viêm và ngăn ngừa oxy hóa trên da. Ngoài ra, sản phẩm còn phối hợp với các thảo dược quý như: Phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,... Từ đó càng giúp tăng cường khả năng làm sạch da, dưỡng ẩm, giúp làn da mịn màng hơn. Nhờ vậy mà cải thiện nhanh các triệu chứng, làm lành tổn thương và ngăn ngừa tái phát chàm.

Kem-boi-thao-duoc-Explaq-la-giai-phap-hieu-qua-cho-nguoi-benh-cham-.webp

Kem bôi thảo dược Explaq là giải pháp hiệu quả cho người bệnh chàm 

Nút đặt mua.webp

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh chàm

Người mắc bệnh chàm thường có những thắc mắc như: Cách chăm sóc da tại nhà khi bị chàm thế nào? Bệnh có lây không? Làm thế nào để ngăn ngừa chàm tái phát? Dưới đây là câu trả lời cho những thắc mắc đó.

Chế độ chăm sóc da khi bị chàm

Một số phương pháp đơn giản mà người bị chàm có thể thực hiện để tăng cường sức khỏe làn da và giảm bớt các triệu chứng như:

  • Tắm nước ấm.
  • Thoa kem dưỡng ẩm trong vòng 3 đến 5 phút sau khi tắm để "khóa" ẩm cho da. Giúp da luôn ẩm mịn.
  • Chất liệu quần áo mềm, tránh các sợi thô ráp, dễ xước. Không mặc quần áo bó sát.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong thời tiết khô hoặc lạnh.
  • Sử dụng xà phòng nhẹ hoặc chất tẩy rửa không chứa xà phòng.
  • Làm khô da trong không khí hoặc dùng khăn vỗ lau nhẹ. Không chà xát da sau khi tắm hoặc đang tắm.
  • Giữ móng tay ngắn để tránh gãi làm tổn thương da.

Bệnh chàm có lây hay không?

Đây là băn khoăn của nhiều người bệnh chàm. Họ thường sợ những vết lở loét, dịch lỏng chảy ra khiến chàm lây lan. Nhưng bạn yên tâm, bệnh chàm da không lây truyền qua không khí hay các tiếp xúc thông thường. Nốt ban cũng không “nhảy” từ vùng này sang vùng khác. 

Khi-bi-cham-da-nguoi-benh-nen-han-che-gai-de-tranh-lay-lan-sang-vung-da-khac.webp

Khi bị chàm da người bệnh nên hạn chế gãi để tránh lây lan sang vùng da khác

Cách ngừa chàm tái phát hiệu quả

Chàm da làm người bệnh tự ti, cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn. Để ngăn ngừa chàm da tái phát, hãy tham khảo những cách phòng ngừa dưới đây: 

  • Hạn chế tiếp xúc với một số đồ gia dụng như: Len và polyester, xà phòng có nước hoa, chất tẩy rửa, kem dưỡng da sau khi cạo râu, nhựa thông, một số chất tẩy rửa gia dụng.
  • Đeo găng tay: Mang găng tay trong thời tiết lạnh giá không chỉ giúp bạn giữ ấm mà còn giúp da không bị khô. Bạn cũng nên đeo găng tay khi rửa bát đĩa và các công việc mà tay phải tiếp xúc với hóa chất hoặc chất kích ứng. 
  • Lưu ý khi tắm: Nên tắm nước ấm vừa phải. Tắm nước nóng lâu có thể làm khô da, khiến chàm dễ bị bùng phát hơn. Sử dụng các sản phẩm sữa tắm với lượng vừa phải. Sau khi tắm xong, hãy dùng khăn mềm thấm khô và đừng chà xát. Thoa kem dưỡng ẩm lên da ngay sau khi tắm để giúp da hấp thu tốt nhất và khóa ẩm.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng làm cho bệnh trầm trọng hơn. Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như hít thở sâu và thiền định có thể giúp ngăn ngừa bệnh chàm bùng phát.
  • Kết hợp sử dụng thêm kem bôi da thảo dược Explaq giúp cải thiện tình trạng chàm da một cách dịu nhẹ và an toàn. Ngăn ngừa nguy cơ tái phát và bảo vệ làn da của bạn. 

Giu-cho-da-luon-am-de-phong-ngua-benh-cham-tai-phat.webp

Giữ cho da luôn ẩm để phòng ngừa bệnh chàm tái phát

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và quan trọng về bệnh chàm da. Để điều trị bệnh chàm hiệu quả, bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, chế độ ăn uống và lối sống khoa học. Hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại bên dưới nếu bạn còn thắc mắc gì thêm để được chuyên gia của chúng tôi giải đáp.

Tài liệu tham khảo:
https://emedicine.medscape.com/article/1049085-overview 
https://www.healthline.com/health/types-of-eczema
https://www.medicalnewstoday.com/articles/14417