Vảy nến trên da đầu là tình trạng thường gặp. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây tự ti, mặc cảm, thậm chí người mắc có nguy cơ bị trầm cảm. Vậy, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh ra sao cho hiệu quả? Đọc ngay bài viết sau!
Dấu hiệu bệnh vảy nến trên da đầu
Da đầu là một trong những vị trí được vảy nến thường “ghé thăm”. Thông thường, các dấu hiệu bệnh tại da đầu là triệu chứng bệnh vảy nến thể giọt hoặc thể mảng.
Dấu hiệu vảy nến ở đầu có thể bị nhầm lẫn bởi gàu, nấm da đầu. Do đó, việc nhận biết chính xác triệu chứng sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh vảy nến da đầu:
- Da đầu xuất hiện nhiều tổn thương màu đỏ, sưng, viêm.
- Trên tổn thương da có lớp vảy trắng.
- Da đầu khô.
- Ngứa ngáy, khó chịu.
Dấu hiệu vảy nến da đầu
- Da có thể nứt nẻ và chảy máu.
- Rụng tóc có thể xảy ra. Tuy nhiên, tình trạng này có nguyên nhân do gãi ngứa, cọ xát chứ không phải là một dấu hiệu ban đầu của bệnh.
Vảy nến da đầu có thể chỉ xuất hiện một vài tổn thương nhỏ nhưng đôi khi, chúng trầm trọng và tạo thành các mảng tổn thương lan rộng và bao phủ ra trán,
>> Xem thêm: Vảy nến móng tay là gì?
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến nói chung và vảy nến da đầu nói riêng chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận định, nó có liên quan đến sự rối loạn của hệ miễn dịch kết hợp với các yếu tố nguy cơ từ môi trường.
- Rối loạn miễn dịch: Thông thường, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virus thông qua cơ chế phát hiện và tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu, chúng sẽ nhầm lẫn và tấn công nhầm các tế bào biểu bì da, gây tăng sinh mạnh mẽ và khiến tế bào da chết đi nhanh chóng sau 3 – 4 ngày so với 28 – 30 ngày như bình thường. Các tế bào da chết được đẩy lên bề mặt da và tích tụ nhưng không thể rơi ra ngoài cơ thể, tạo thành những tổn thương sưng viêm, bong vảy.
- Ngoài nguyên nhân trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị vảy nến, bao gồm:
+ Yếu tố di truyền, lịch sử gia đình: Nếu trong gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột bị vảy nến thì nguy cơ bị bệnh này của các thành viên khác sẽ cao hơn những người không có thành viên trong gia đình mắc bệnh.
Stress kéo dài làm tăng nguy cơ bị vảy nến
+ Stress kéo dài: Tình trạng này gây nên nhiều bệnh, trong đó làm tăng nguy cơ bị vảy nến.
+ Uống rượu, bia quá nhiều: Loại đồ uống này không chỉ làm tăng nguy cơ, khiến trầm trọng thêm triệu chứng mà còn làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc chữa bệnh vảy nến.
+ Hút thuốc lá: Trong thuốc lá chứa tới 7000 chất độc, mà nguy hiểm nhất là nicotine. Nghiện thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc vảy nến.
+ Chấn thương da: Tổn thương vảy nến có thể hình thành trực tiếp trên các vết trầy xước da, vết tiêm chủng,….
+ Sử dụng một số loại thuốc điều trị: Các loại thuốc chống rối loạn lưỡng cực, thuốc hạ huyết áp,… làm tăng nguy cơ bị vảy nến.
+ Da bị cháy nắng: Tổn thương da do ánh nắng làm trầm trọng triệu chứng cũng như tăng nguy cơ bị vảy nến.
+ Đã từng bị nhiễm khuẩn: Những người bị viêm họng liên cầu khuẩn, HIV có nguy cơ cao bị vảy nến.
Người bị viêm họng liên cầu khuẩn dễ bị vảy nến
>> Xem thêm: Cải thiện triệu chứng vảy nến bằng biện pháp tự nhiên
Vảy nến da đầu có chữa khỏi được không?
Tương tự như bệnh vảy nến tại các vị trí khác trên cơ thể, hiện nay, vảy nến da đầu chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Nếu không được điều trị, kiểm soát tốt, các triệu chứng vảy nến có thể tái phát nhiều lần, gây sự tự ti, mệt mỏi cho người mắc. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, bởi hiện nay, có nhiều phương pháp hiện đại giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Xem các phương pháp này ở phần dưới đây.
>> Xem thêm: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến dạng tiêm cần lưu ý gì?
Cách điều trị vảy nến da đầu
Để quản lý tốt triệu chứng vảy nến da đầu, người mắc cần kết hợp nhiều phương pháp và thực hiện tốt các điều sau:
Có lối sống khoa học, lành mạnh:
Người bị vảy nến cần:
- Quản lý tốt stress, căng thẳng
- Hạn chế sử dụng rượu bia, tránh hút thuốc lá.
- Bảo vệ da khỏi chấn thương, trầy xước
- Thực hiện chế độ ăn nhiều thực phẩm chứa omega-3 như các loại cá biển, vừng đen,…; Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
- Dưỡng ẩm da bằng các loại kem, thảo dược như lô hội, dầu dừa,…
- Tắm nước ấm hoặc mát, tránh nước nóng.
Người bị vảy nến cần hạn chế uống rượu, bia
Điều trị vảy nến tại chỗ
Điều trị vảy nến tại chỗ là sử dụng các loại thuốc dạng bôi, gel, kem trực tiếp lên tổn thương da. Những thuốc này thường có tác dụng chống viêm, dưỡng da, giúp bong sừng bạt vảy, làm mềm mịn da nhưng hãy thận trọng, không được tự ý sử dụng lên da để tránh tác dụng phụ và nguy cơ tương tác thuốc.
Điều trị vảy nến bằng thuốc toàn thân
Thuốc hệ thống hoặc thuốc toàn thân được sử dụng trong trường hợp vảy nến nặng hoặc có tổn thương tại nhiều vị trí trên cơ thể. Đây là các loại thuốc uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Tuy rất hiệu quả trong việc giảm triệu chứng bệnh nhưng tác dụng phụ của chúng khá trầm trọng như: Gây loãng xương, ảnh hưởng đến thận, dạ dày,…
Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu
Quang hóa trị liệu điều trị vảy nến là phương pháp sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc tia UV chiếu trực tiếp lên tổn thương vảy nến da đầu để cải thiện các triệu chứng bệnh.
Bởi vảy nến là bệnh mạn tính, tái phát nhiều lần trong đời nên bên cạnh các phương pháp trên, nhiều chuyên gia cũng khuyến khích người mắc vảy nến sử dụng kết hợp các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa vảy nến tái phát, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.
Kim Miễn Khang được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính là cây sói rừng kết hợp với bạch thược, nhàu, nhũ hương, thổ phục linh, hoàng bá,… có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống tự miễn rất hiệu quả. Chính vì thế, Kim Miễn Khang có tác dụng tăng cường năng lượng tế bào, điều hòa hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả vảy nến nói riêng và các bệnh tự miễn khác nói chung.
Kim Miễn Khang giúp hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả
Bên cạnh ngăn ngừa vảy nến từ bên trong, người mắc nên sử dụng thêm kem bôi ngoài da Explaq để cải thiện các triệu chứng ngoài da của vảy nến. Explaq chứa thành phần chính là chitosan, kết hợp với dịch chiết phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi có tác dụng bong sừng bạt vẩy, dưỡng da, làm mềm mịn làn da, từ đó, giúp cải thiện các triệu chứng vảy nến ngoài da hiệu quả, an toàn.
Explaq giúp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến
Bài viết đã cung cấp thông tin về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị vảy nến trên da đầu. Bạn đừng quên áp dụng lối sống lành mạnh, khoa học và sử dụng Kim Miễn Khang, Explaq đều đặn hàng ngày để ngăn ngừa hiệu quả vảy nến nhé.
>> Xem thêm: Điều trị vảy nến bằng nhóm thuốc sinh học
Kinh nghiệm cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến da đầu
Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm. Nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến, các triệu chứng của bác đã được khống chế, vảy da sạch hẳn, không còn tái phát và không xuất hiện biến chứng.
Cùng lắng nghe chia sẻ của bác trong video dưới đây:
Ý kiến của chuyên gia
Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải khuyên: “Người bị vảy nến có thể dùng xen kẽ các loại kem bôi thảo dược với sản phẩm đường uống như Kim Miễn Khang sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, ngăn ngừa và cải thiện bệnh vảy nến”. Xem thêm tư vấn của chuyên gia Nguyễn Hồng Hải trong video dưới đây:
>> Xem thêm: Chuyên gia Phạm Văn Hiển tư vấn: Bị vảy nến da đầu điều trị ra sao?
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến trên da đầu cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, quý độc giả vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Long Minh