Vảy nến (vẩy nến) là bệnh tự miễn ngoài da gây khó chịu với các dấu hiệu da bong tróc, có vảy trắng. Nhiều người thắc mắc: Vảy nến có ngứa không và làm cách nào để ngăn ngừa và điều trị ngứa do vẩy nến? Bài viết sau sẽ giải đáp chính xác, chi tiết nhất về câu hỏi này cho bạn.

Vảy nến là bệnh gì và có dấu hiệu nào?

Không phải người bị bệnh vảy nến nào cũng đã hiểu vảy nến là bệnh gì. Do vậy, nhiều người đã lựa chọn các phương pháp điều trị chưa đúng, khiến vảy nến ngày càng trầm trọng hơn.

Vảy nến là bệnh tự miễn mạn tính ảnh hưởng đến 2 – 3% dân số thế giới với khoảng 125 triệu người mắc. Bệnh thường có dấu hiệu đầu tiên ở da, nếu không được điều trị, vảy nến có thể ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như xương, gây bệnh tiểu đường,…

Nhận biết các dấu hiệu bệnh vảy nến không quá khó, hãy xem bản thân mình có các dấu hiệu dưới đây không nhé:

- Da có các tổn thương màu đỏ, sưng lên và có thể đau rát

- Trên bề mặt tổn thương có các lớp vảy trắng hoặc bạc

- Vùng da tổn thương đôi khi bị khô, nứt và chảy máu

- Một số trường hợp xuất hiện tình trạng ngứa ngáy

Các dấu hiệu trên là vảy nến thể mảng – thể vảy nến phổ biến nhất với 80% người mắc. Ngoài ra, vảy nến còn có nhiều thể khác với các dấu hiệu khác như: Vảy nến thể mủ gây mụn có mủ trắng ở bàn tay, bàn chân hoặc toàn bộ cơ thể; Vảy nến thể móng gây đổi màu, biến dạng móng; Vảy nến đảo ngược gây ra các tổn thương màu đỏ, mịn màng và đau rát tại các nếp gấp da như háng, nách, sau gối,… Vảy nến đỏ da toàn thân khiến da toàn thân đỏ như tôm luộc và có vảy trắng; Viêm khớp vảy nến khiến khớp sưng, đau và tấy đỏ.

Vảy nến có ngứa không?

Vảy nến có ngứa không là lo lắng của rất nhiều người. Theo một thống kê, có đến 70 – 90% người bị vảy nến xuất hiện tình trạng ngứa ngáy tại các tổn thương da. Mức độ ngứa từ nhẹ đến trầm trọng có thể khác nhau ở mỗi người.

Tại sao vảy nến gây ngứa? Bệnh vảy nến có lây không?

Bệnh vảy nến phát triển khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, khiến cơ thể tạo ra các tế bào da mới nhanh hơn bình thường. Kết quả là da bị tổn thương, kèm theo tình trạng viêm và ngứa.

Viêm gây cảm giác ngứa là quá trình cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Ở những người bị bệnh hoặc nhiễm trùng da, quá trình viêm này là một điều lành mạnh. Tuy nhiên, ở những người bị bệnh vảy nến, quá trình này không làm lành tổn thương da mà nó gây ngứa dữ dội. Vết trầy xước, vết cào rách do gãi đôi khi làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Thường xuyên gãi có thể gây kích ứng da, tạo ra vết thương và làm chậm thời gian phục hồi bệnh. Cơ thể sau đó sẽ tăng viêm để chữa lành những vết thương này khiến tình trạng ngứa tồi tệ hơn.

Những người bị vảy nến đảo ngược có thể phát triển nhiễm trùng nấm men trên hoặc gần vị trí tổn thương da. Nấm men sẽ gây ngứa dữ dội, làm tăng đau ở tổn thương vảy nến.

Tuy vảy nến gây các tổn thương ngoài da bong tróc nhưng đây là bệnh không lây nhiễm. Do vậy, bạn có thể tiếp xúc, ôm, cầm tay, dùng chung đồ dùng với người bị vảy nến mà không phải lo lắng bị lây lan.

Cách giảm ngứa khi bị vẩy nến là gì?

Để ngăn ngừa và giảm bớt sự ngứa ngáy do vảy nến, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

- Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống: Bệnh vảy nến là do những thay đổi trong hệ thống miễn dịch, vì vậy, một số người thấy rằng, thay đổi lối sống, đặc biệt là chế độ ăn uống sẽ giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát bệnh vảy nến.

- Thiền và phân tâm: Phân tâm và thiền định giúp giảm cảm giác ngứa dữ dội. Những sở thích hấp dẫn như vẽ tranh hoặc làm vườn có thể giúp giữ tâm trí tránh khỏi suy nghĩ về tình trạng ngứa.

- Chườm lạnh hoặc nóng: Chườm lạnh có thể tạm thời giúp giảm ngứa. Một số người cũng thấy rằng, chườm nóng làm giảm cơn đau, do đó, xen kẽ chườm nóng và lạnh sẽ giúp giảm đau và ngứa.

- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Da khô có thể làm cho bệnh vảy nến tồi tệ hơn, đặc biệt, là trong mùa đông thời tiết lạnh, khô. Bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm vài lần mỗi ngày có thể giúp giảm ngứa hiệu quả.

- Tránh gãi: Gãi thường xuyên hoặc gãi mạnh có thể khiến tổn thương bệnh vảy nến lan rộng, kéo dài thời gian điều trị bệnh. Những người bị ngứa ngáy không thể chịu được thì có thể gãi vùng da xung quanh hoặc chà xát da nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương nặng hơn.

- Sử dụng các loại kem, thuốc điều trị ngứa như thuốc kháng histamin, kem dưỡng ẩm, kem điều trị vảy da, kháng viêm,… Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng thuốc mà phải có sự tư vấn, hướng dẫn của các chuyên gia.

Bệnh vảy nến có chữa được không?

Nhiều người rất lo lắng khi bị vảy nến và thắc mắc: Bệnh vảy nến có chữa được không.

Vảy nến hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn đừng quá lo lắng vì có rất nhiều cách giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn biến chứng bệnh vảy nến an toàn, hiệu quả.

Hiện nay, các phương pháp điều trị vảy nến bao gồm:

- Sử dụng thuốc điều trị tại chỗ

- Thuốc điều trị toàn thân (thuốc hệ thống)

- Áp dụng quang hóa trị liệu

- Liệu pháp sinh học

Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm nên khi điều trị, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến chuyên gia để lựa chọn đúng, phù hợp, tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.

Điều trị vảy nến bằng sản phẩm thảo dược an toàn, hiệu quả

Đây là xu hướng mới được các chuyên gia y tế đánh giá cao và người dùng áp dụng nhiều trong những năm gần đây. Phương pháp này sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên nên điều trị vảy nến rất an toàn, không tác dụng phụ, không tương tác với các loại thuốc dùng kèm. Đi đầu dòng sản phẩm cho người bị vảy nến là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.

Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, giúp ngăn ngừa bệnh tự miễn nói chung và bệnh vảy nến nói riêng. Sử dụng Kim Miễn Khang kiên trì 3 – 6 tháng, bạn sẽ không phải lo lắng bệnh sẽ tái phát.

Để kiểm soát hiệu quả vảy nến, các chuyên gia y tế khuyên người dùng sử dụng kết hợp Kim Miễn Khang với kem bôi da dược liệu Explaq. Sản phẩm được bào chế với 100% thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi. Do vậy, Explaq giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy và hạn chế tình trạng sẹo thâm sau khi điều trị vảy nến. Explaq cũng giúp giảm ngứa cho người bị vảy nến.

Kinh nghiệm điều trị vảy nến hiệu quả, thành công

Ông Ngô Tấn Xuân (trú tại số 110 đường Thống Nhất, TT Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) bị vảy nến 20 năm, khiến cuộc sống của ông gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng chỉ sau 3 tháng sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq, các vảy da giảm rõ rệt, không còn ngứa ngáy nữa.

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060.