Bị vảy nến là tình trạng tổn thương trên da khá phổ biến hiện nay, có thể gặp ở cả hai giới. Đặc biệt, chị em còn dành mối quan tâm nhiều hơn do lo lắng không biết khi mắc bệnh này có thể ảnh hưởng đến việc mang thai hay không? Để có câu trả lời cụ thể cho vấn đề này, mời bạn theo dõi ngay những nội dung sau đây!

Vảy nến là bệnh gì?

Vảy nến là bệnh da liễu mạn tính, có cơ chế miễn dịch, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai và ở độ tuổi nào.

Bình thường, hệ miễn dịch làm nhiệm vụ xử lý các tác nhân lạ có khả năng gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, chúng lại nhận diện nhầm và tấn công các tế bào biểu bì khỏe mạnh, khiến chúng tăng sinh và chết đi nhanh chóng chỉ trong vòng 3 – 4 ngày thay vì 28 – 30 ngày như bình thường, đồng thời không kịp bong ra, rồi xếp chồng lên nhau và tạo nên mảng da tổn thương đóng vảy, sưng đỏ.

Cùng với đó, một số tác nhân khác có thể khiến bệnh vảy nến bùng phát đột ngột, chẳng hạn như:

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp (do liên cầu).

- Chấn thương.

- Thời tiết thay đổi thất thường.

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Lithium, thuốc hạ huyết áp như thuốc chẹn beta, thuốc chống sốt rét,...

- Stress, căng thẳng kéo dài.

- Hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia.

Biểu hiện của bệnh vảy nến như thế nào? Chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt tư vấn trong video sau đây:

Vảy nến và việc mang thai có mối liên quan nào không?

Riêng ở phụ nữ, với thiên chức làm mẹ khiến họ càng lo lắng khi mắc phải tình trạng này. Nhưng điều quan tâm nhất chính là bệnh vảy nến có ảnh hưởng đến khả năng mang thai hay gây nguy hại đến thai nhi hay không? Giải đáp được những điều này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi sinh con.

Theo nghiên cứu, bệnh vảy nến không ảnh hưởng đến cơ hội mang thai của bạn. Nhưng cũng giống như bất kỳ bệnh lý nào khác, bạn cần theo dõi thường xuyên và cập nhật thông tin với chuyên gia để sớm đưa ra giải pháp khắc phục triệu chứng trước và trong khi mang thai.

Tuy nhiên, liệu mang thai có thể khiến bệnh vảy nến trở nên tồi tệ hơn không?

Trên thực tế, chưa có kết luận cụ thể nào về sự tiến triển của bệnh vảy nến trong thai kỳ. Một số nghiên cứu cho biết, khoảng một nửa phụ nữ mắc bệnh vảy nến thể mảng mạn tính thì tình trạng của họ trở nên tốt hơn trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Bên cạnh đó, khoảng 20% phụ nữ phản hồi rằng, tình trạng bệnh tiến triển tồi tệ hơn sau khi họ mang bầu. Hơn nữa, nhiều trường hợp thực tế cho thấy, dù nhận thấy sự cải thiện trong thai kỳ thì chỉ khoảng 6-12 tuần sau khi em bé được sinh ra, các biểu hiện cũng có nguy cơ cao quay trở lại như trước.

Ngoài ra, nhiều chị em có thể gặp phải hội chứng Koebner - gây bùng phát bệnh vảy nến liên quan đến một vết thương trên cơ thể. Tình trạng viêm khớp vảy nến cũng có khả năng lớn xảy ra nếu bạn đã mắc bệnh trước khi mang thai. Do đó, bạn hãy theo dõi những bất thường trong cơ thể và báo ngay với chuyên gia để có biện pháp xử lý kịp thời.

 Bị vảy nến và việc mang thai có mối liên quan nào không?

Bị vảy nến và việc mang thai có mối liên quan nào không?

tuvan

>> Xem thêm: Bị vảy nến khi mang thai - phải làm sao?

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến với phụ nữ có thai

Do đây là bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể nên việc sử dụng các loại thuốc cần xem xét kỹ, đặc biệt khi bạn mong muốn có thai hoặc đang trong giai đoạn này.

Hãy lựa chọn những phương pháp điều trị được coi là khá an toàn sau đây để không ảnh hưởng tới thai nhi và sức khỏe của bạn:

- Kem dưỡng ẩm và các sản phẩm tương tự từ dầu khoáng.

- Steroid nhẹ dùng ngoài da (tránh vùng vú nếu bạn cho con bú).

- Quang trị liệu với tia UVB.

- Anthralin.

Một số cách sau đây cũng có thể áp dụng khi bạn trong thai kỳ, tuy nhiên cần thực hiện dưới sự kiểm soát của chuyên gia, đó là:

- Cyclosporine.

- Nhựa than.

- Steroid dùng ngoài nhưng nồng độ cao.

Với thuốc sinh học như: Adalimumab, etanercept, infliximab,... bạn nên ngừng sử dụng trong khi mang thai. Tuy nhiên, đây là phương pháp hiệu quả tốt nên có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia để xác định xem nên tiếp tục thực hiện hay dừng lại và tìm các lựa chọn thay thế.

Thuốc sinh học điều trị vảy nến (ảnh minh họa) 

Thuốc sinh học điều trị vảy nến (ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, một số phương pháp không đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé cần loại bỏ ngay:

- Retinoids đường uống: Đây là một trong những hoạt chất có thể gây dị tật bẩm sinh cao. Do đó, từ lâu, các chuyên gia đã “xóa sổ” nhóm thuốc này trong phác đồ điều trị vảy nến ở phụ nữ mang thai.

- Retinoids tại chỗ: Tuy không gây tác dụng mạnh như đường uống nhưng bạn nên tránh hoạt chất tazarotene bởi chúng có khả năng gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Tốt nhất, bạn nên ngừng thuốc ít nhất 2 tuần rồi mới chuẩn bị cho việc mang bầu.

- Acitretin cũng là hoạt chất không được khuyến cáo sử dụng trước hoặc trong giai đoạn có bầu do thời gian thải trừ rất lâu. Nếu sử dụng, bạn cần đợi 3 năm sau khi ngừng thuốc mới nên có thai.

- Isotretinoin là một phương pháp khác có thể gây dị tật bẩm sinh. Loại thuốc này thải trừ nhanh hơn acitretin nên bạn có thể thụ thai sau 1 tháng dừng sử dụng.

- Methotrexate: Đây là cách điều trị khá hiệu quả cho người bị vảy nến bình thường, tuy nhiên, với đối tượng phụ nữ có thai, chúng có thể khiến các bộ phận trên cơ thể bé phát triển không chính xác, hoặc gây sảy thai hay giảm số lượng tinh trùng ở nam. Do đó, hãy cân nhắc kỹ lợi ích và nguy cơ đối với bản thân và cả chồng của bạn.

- Quang trị liệu kết hợp psoralen với tia cực tím A (PUVA) có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, dẫn đến sự tăng trưởng bất thường. Do đó, nếu có thai, phương pháp này tuyệt đối không được áp dụng.

- Dẫn chất của vitamin D (Calcipotriene): Tương tự như PUVA, hoạt chất này có khả năng gây hại đến em bé trước khi sinh, do đó cũng không được thực hiện.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là căng thẳng để ngăn ngừa vảy nến bùng phát và tiến triển trầm trọng hơn.

 Mẹ bầu bị vảy nến cần hạn chế căng thẳng để ngăn ngừa tái phát

Mẹ bầu bị vảy nến cần hạn chế căng thẳng để ngăn ngừa tái phát

>> Xem thêm: Bị vảy nến nhẹ - Làm sao để điều trị dứt điểm?

Giải pháp khắc phục bệnh vảy nến khi mang thai an toàn, hiệu quả từ thảo dược

Tuy hiệu quả nhanh nhưng việc dùng thuốc khi mang thai cần đặc biệt thận trọng vì có thể gây nên những biến chứng nguy hại cho thai nhi và cả sức khỏe của mẹ. Bởi vậy, xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược vừa an toàn, vừa giúp cải thiện nhanh triệu chứng và ngăn chặn bệnh tái phát nhờ tăng cường miễn dịch từ sâu trong cơ thể (mục tiêu dài hạn) được rất nhiều người quan tâm. Tiêu biểu trên thị trường hiện nay phải kể đến bộ đôi kem bôi da dược liệu Explaq và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang.

Explaq được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da, dưỡng ẩm, làm mềm mịn da và tránh để lại sẹo khi bị vảy nến mà rất an toàn cho phụ nữ có thai (mục tiêu ngắn hạn). Sản phẩm bào chế dạng kem dễ thẩm thấu vào da, không nhờn dính nên được nhiều người tiêu dùng và giới chuyên gia đánh giá cao.

 Explaq và Kim Miễn Khang giúp cải thiện triệu chứng cho người bị vảy nến hiệu quả

Explaq và Kim Miễn Khang giúp cải thiện triệu chứng cho người bị vảy nến hiệu quả

datmua

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả, tác động đến phần gốc của bệnh, trước khi có ý định mang thai hoặc sau khi đã cai sữa cho bé xong, bạn nên kết hợp sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang, có thành phần chính chiết xuất từ cây sói rừng, kết hợp với các thảo dược khác như thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa tình trạng vảy nến tái phát hiệu quả (mục tiêu dài hạn).

Nhờ đó, bộ sản phẩm “trong uống - ngoài bôi” Explaq và Kim Miễn Khang đã tạo nên một giải pháp toàn diện, vừa an toàn, vừa hiệu quả, giúp bạn cải thiện nhanh chóng mà lâu dài chỉ sau thời gian ngắn:

- Sau 5 – 7 ngày: Các triệu chứng có sự cải thiện, vảy da bong ra, ngứa ngáy giảm, da đỡ khô.

- Sau 2 – 4 tuần: Giảm rõ rệt tình trạng đóng vảy trên da, các tổn thương mờ hẳn, không còn khó chịu vì ngứa.

- Sau 2 - 4 tháng: Các triệu chứng gần như khỏi hoàn toàn, vảy bong sạch hết, không còn ngứa ngáy, da mịn màng.

- Từ 5 - 6 tháng: Các biểu hiện ngứa ngáy, bong tróc da hết hẳn, không thấy dấu hiệu tái phát.

Sau khi các triệu chứng được khắc phục hoàn toàn, bạn vẫn nên duy trì đều đặn hàng ngày để tăng cường miễn dịch cho cơ thể cũng như hạn chế tối đa bệnh vảy nến quay trở lại. Sản phẩm có tác dụng nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể trạng cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người.

>> Xem thêm: Người bị vảy nến có nên lập gia đình? Lời khuyên cho bạn TẠI ĐÂY!

Chia sẻ của người dùng

Rất nhiều người bị vảy nến sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq đã cho thấy hiệu quả tích cực. Tiêu biểu là trường hợp của bà Nguyễn Thị Kim Bình - SĐT: 0243.855.1697 (gọi buổi sáng hoặc sau 16h hàng ngày)sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội bị vảy nến 20 năm. Lúc đầu, bà bị vảy nến trên đầu và hơi ngứa, tuy nhiên, bà chủ quan không điều trị khiến vảy nến lan rộng khắp cơ thể. Suốt 20 năm, bà đã đi khám, uống nhiều thuốc mà không đỡ. May mắn, nhờ biết đến Kim Miễn Khang, Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vảy nến hiệu quả sau 2 tháng. Xem thêm chia sẻ của bà Bình trong video sau:

>> Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện vảy nến hiệu quả của nhiều người khác tại đây

Lời khuyên của chuyên gia

Không chỉ người dùng tin tưởng, Kim Miễn Khang và Explaq còn được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao. Mời bạn cùng lắng nghe TS. Nguyễn Thị Vân Anh phân tích về tác dụng của Kim Miễn Khang - Explaq giúp hỗ trợ điều trị vảy nến lâu năm trong video sau:

>> Xem thêm: Tư vấn của chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt về cách điều trị vảy nến hiệu quả

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng liên hệ hotline 0916.757.545 / 0916.755.060 (Zalo/Viber) hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 1800.6107.

Hà Thu