Nhiều người bị vảy nến vẫn loay hoay không biết nên làm gì để kiểm soát tốt triệu chứng bệnh. Hiện nay, bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị, trong dân gian còn lưu truyền một số loại lá tắm giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Vì vậy, bài viết xin mách bạn 3 loại lá tắm mà người bị vảy nến không nên bỏ qua! Mời bạn cùng theo dõi!

Dấu hiệu bị vảy nến

Vảy nến là bệnh viêm da mạn tính do tự miễn, ảnh hưởng đến 2 – 3% dân số thế giới. Bệnh có nhiều loại nhưng đặc trưng và phổ biến nhất là vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám). Loại vảy nến này có triệu chứng như sau:

- Da có các tổn thương sưng đỏ, phủ vảy trắng.

- Đường kính tổn thương từ 2 – 20 cm.

- Da bị khô, có thể nứt nẻ.

- Ngứa ngáy có thể xuất hiện trên các tổn thương da.

- Vị trí thường bị ảnh hưởng bởi bệnh vảy nến này là vùng tì đè như khuỷu tay, đầu gối, da đầu.

 Dấu hiệu bị vảy nến thể mảng

Dấu hiệu bị vảy nến thể mảng

Ngoài vảy nến thể mảng, bệnh còn có một số loại sau:

- Vảy nến thể giọt gây ra những đốm tổn thương sưng đỏ, có vảy trắng nhỏ như giọt nước. Bệnh thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ, thanh thiếu niên.

- Vảy nến đảo ngược gây những tổn thương đỏ, mịn và bóng, không có vảy tại các vị trí như: Nách, háng, nếp gấp da,... Bệnh có xu hướng trầm trọng hơn khi tổn thương cọ xát với quần áo hoặc bị thấm mồ hôi.

- Vảy nến toàn thân khiến da toàn thân đỏ rộp như tôm luộc, kèm theo vảy trắng bao phủ khắp người. Bệnh có thể gây sốt, ớn lạnh, mất nước trong cơ thể và ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị sớm. Do đó, người mắc cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

- Vảy nến thể mủ (vảy nến mụn mủ): Da có các đám mụn đầu mủ trắng ở tay, chân, thậm chí là toàn thân. Mụn có thể vỡ và gây bội nhiễm.

- Vảy nến khớp gây sưng, đỏ khớp và thường xuất hiện ở khớp ngón tay. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây biến dạng khớp, thậm chí là tàn tật.

- Vảy nến móng khiến móng chân, tay bị biến dạng, đổi màu.

>> Xem thêm: 7 vị trí YÊU THÍCH của vẩy nến trên cơ thể bạn

Nguyên nhân bị vảy nến

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây vảy nến chính xác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nó có liên quan đến sự suy yếu của hệ miễn dịch và các yếu tố nguy cơ từ môi trường.

- Rối loạn hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng cách ngăn chặn, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Nhưng đối với trường hợp bị vảy nến, hệ miễn dịch rối loạn sẽ tấn công nhầm tế bào da, khiến các tế bào da chết sau 3 – 4 ngày, thay vì 28 – 30 ngày như bình thường. Những tế bào này liên tục di chuyển lên bề mặt và không thể rơi ra khỏi cơ thể nên chúng tích tụ lại, gây viêm và tạo thành các tổn thương đỏ có vảy trắng.

 Rối loạn miễn dịch nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến

Rối loạn miễn dịch nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị vảy nến, bao gồm:

- Yếu tố lịch sử gia đình, di truyền.

- Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc vảy nến.

- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực, thuốc chẹn beta,… cũng làm tăng nguy cơ bị vảy nến.

- Tổn thương da do trầy xước, vết tiêm chủng, xăm hình,…

- Uống quá nhiều rượu bia.

- Nghiện hút thuốc lá.

- Stress kéo dài.

>> Xem thêm: 6 biến chứng của VẢY NẾN. Biến chứng thứ 6 khiến bạn hốt hoảng!

3 loại lá tắm tốt cho người bị vảy nến

Hiện nay, vảy nến chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp để kiểm soát và ngăn ngừa các triệu chứng vảy nến tái phát, một trong số đó là tắm các bài thuốc lá dân gian. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

1. Sử dụng lá muồng trâu

Muồng trâu có tác dụng kháng viêm, giải nhiệt, chống khuẩn, thường được dùng để chữa nhiều bệnh ngoài da, trong đó có vảy nến. Do đó, tắm bằng nước của lá cây này thường xuyên sẽ giúp giảm các triệu chứng khi bị vảy nến. Bạn có thể áp dụng cách này theo các bước sau đây:

+ Chuẩn bị: Khoảng 10 ngọn lá muồng trâu, 20 ngọn rau răm.

+ Cách thực hiện: Bạn đem các nguyên liệu đi rửa sạch, nấu sôi lên với khoảng 2 lít nước. Khi thấy nước đã sôi, bạn cho thêm vài hạt muối vào và khuấy đều. Dùng nước này pha với nước lạnh rồi tắm. Mỗi tuần, bạn tắm khoảng 2 – 3 lần sẽ thấy lớp sần sùi trên da được giảm bớt, trở nên mịn màng và chắc khỏe hơn.

 Người bị vảy nến nên tắm bằng lá muồng trâu

Người bị vảy nến nên tắm bằng lá muồng trâu

2. Tắm từ lá trầu không

Trầu không là một loại cây rất quen thuộc với chúng ta và được dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt, tắm bằng nước lá trầu không cũng có thể khắc phục được các triệu chứng bệnh vảy nến. Bởi theo đông y, trầu không có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc, có khả năng tiêu viêm, trừ phong, sát trùng, chống khuẩn. Để mang lại tác dụng tốt hơn, bạn nên dùng trầu không kết hợp với các nguyên liệu khác. Cụ thể như sau:

+ Chuẩn bị: 7 - 20 lá trầu không, rau răm từ 2 – 4 nắm, 10 – 20 lá bèo hoa dâu và muối hạt.

+ Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch lá trầu, rau răm và bèo hoa dâu bằng nước muối loãng, sau đó vớt ra để ráo nước.

Bước 2: Đun các loại lá trên với 2 – 3 lít nước cho chín nhừ. Khoảng 15 – 20 phút là được.

Bước 3: Mở vung nồi để nước ấm (khoảng 30 độ C) thì lấy một nửa chén nước để uống. Số còn lại đem tắm và gội đầu.

Bước 4: Giã vắt lấy nước số lá còn lại trong nồi. Sau đó, thấm nước này vào vùng da bị vảy nến và chà nhẹ đến khi vảy trắng bong ra.

3. Chữa vảy nến bằng lá trà xanh

Trong trà xanh chứa nhiều chất có tác dụng kháng khuẩn, tẩy tế bào chết cho da, giúp da mịn màng. Chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp ngăn chặn vảy nến phát triển. Để thực hiện bài thuốc tắm với lá trà xanh, bạn hãy làm  theo các bước sau:

+ Chuẩn bị: Chọn lá trà xanh sạch, thường là lá bánh tẻ.

 Tắm bằng lá trà xanh giúp hỗ trợ cải thiện vảy nến

Tắm bằng lá trà xanh giúp hỗ trợ cải thiện vảy nến

+ Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch lá trà xanh với nước muối loãng, sau đó đun cùng 2 - 3 lít nước. Khi nước sôi, nhấc nồi nước ra để ấm và hòa thêm chút muối.

Bước 2: Tắm với nước trà xanh. Bạn cũng nên kết hợp dùng bã lá trà xanh để chà sát lên vùng da bị bệnh nhằm làm sạch da.

Bước 3: Tắm xong thì bạn dùng khăn mềm thấm khô người. Bạn nên kiên trì tắm bằng lá trà xanh hàng ngày để đạt hiệu quả tốt.

Khi bị vảy nến nên bôi thuốc gì? Mời bạn cũng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn trong video sau:

Cách cải thiện bệnh vảy nến nhờ sản phẩm thảo dược

Dùng các loại lá tắm khi bị vảy nến là phương pháp đơn giản, an toàn, phù hợp để hỗ trợ điều trị cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, để mang đến hiệu quả tốt, bạn cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài. Đồng thời, phương pháp này chỉ cải thiện được triệu chứng bên ngoài của bệnh. Nếu muốn ngăn ngừa tái phát và giải quyết bệnh vảy nến một cách hiệu quả, bạn cần có giải pháp toàn diện hơn.

Nhằm giải quyết đúng mục tiêu điều trị bệnh vảy nến nói riêng và các bệnh tự miễn nói chung, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và cho ra đời bộ đôi sản phẩm “trong uống - ngoài bôi” Kim Miễn Khang và Explaq có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên.

Trong đó, Explaq là kem bôi ngoài da với các thành phần thảo dược:

- Chitosan : Được tinh chế từ vỏ tôm và một số loài giáp xác khác. Thành phần này có thể làm tăng khả năng tái tạo da, giảm tế bào chết, chống viêm, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.

- Dịch chiết phá cố chỉ: Có tác dụng rút ngắn chu kỳ tế bào, ngăn chặn sự phát triển của các lớp sừng.

- Dịch chiết lá sòi, MSM: Giúp giữ ẩm cho da, làm vết thương nhanh liền.

- Dịch chiết ba chạc: Chống viêm, chống dị ứng.

Sự hiệp lực của các thành phần này giúp Explaq phát huy tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị và đẩy lùi các triệu chứng vảy nến. Cụ thể: Explaq sẽ làm mềm, dịu da, đồng thời duy trì độ ẩm và tẩy các tế bào chết, từ đó hạn chế bớt tình trạng vảy sừng cũng như làm chậm quá trình bong tróc. Như vậy, Explaq tác động đến phần ngọn của bệnh vảy nến (giúp cải thiện các triệu chứng).

 Kim Miễn Khang và Explaq - Giải pháp dành cho người bị vảy nến

Kim Miễn Khang và Explaq - Giải pháp dành cho người bị vảy nến

mua-ngay

Bên cạnh việc sử dụng kem bôi Explaq, các chuyên gia khuyến khích người bị vảy nến sử dụng thêm viên uống Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp điều tiết, điều hòa, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, tác động đến nguyên nhân gây bệnh vảy nến (phần gốc của bệnh). Ngoài ra, các thành phần này cũng giúp chống lại quá trình oxy hóa tế bào của cơ thể, từ đó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả, an toàn. Việc kết hợp “trong uống - ngoài bôi” sẽ đem lại hiệu quả nhanh và bền vững, vừa cải thiện triệu chứng, vừa ngăn ngừa vẩy nến tái phát.

Như vậy, người bị vảy nến có thể tắm bằng một số loại lá dân gian cũng có tác dụng trong việc cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả toàn diện, giúp ngăn ngừa tái phát, hãy duy trì lối sống khoa học kết hợp sử dụng bộ đôi “trong uống - ngoài bôi” Kim Miễn Khang và Explaq mỗi ngày, bạn nhé!

Kinh nghiệm vượt qua bệnh vảy nến

Rất nhiều người bị vảy nến đã sử dụng Kim Miễn Khang - Explaq và cho thấy hiệu quả tích cực. Tiêu biểu là bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm. Nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến, các triệu chứng của bác đã được khống chế, vảy da sạch hẳn, không còn tái phát và không xuất hiện biến chứng.

Cùng lắng nghe chia sẻ của bác trong video dưới đây:

>> Xem thêm: Chia sẻ của bà Nguyễn Thị Kim Bình (Thanh Xuân, Hà Nội, SĐT: 0243.855.1697) về quá trình vượt qua vảy nến tại đây.

Ý kiến của chuyên gia

Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải nhận định: “Explaq có thành phần chitosan, ba chạc, lá sòi,… giúp chống viêm, kháng khuẩn, bong sừng bạt vảy giúp hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả mà không có tác dụng phụ”. Xem thêm phân tích của chuyên gia Nguyễn Hồng Hải trong video sau:

>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn nguyên tắc điều trị vảy nến hiệu quả

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi điện tới hotline 0916.757.545 0916.755.060  (Zalo/Viber) hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 1800.6107.

Mạnh Thắng