Vẩy nến (vảy nến) là tình trạng da mạn tính khá phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 125 triệu người trên thế giới. Bệnh vẩy nến là gì? Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến như thế nào và điều trị ra sao là thắc mắc của rất nhiều người, không chỉ riêng đối tượng đang mắc phải căn bệnh này. Hãy đọc bài viết sau đây để giải đáp tất cả những thắc mắc này.
Triệu chứng bệnh vẩy nến
Nhận biết chính xác triệu chứng bệnh vẩy nến và các tình trạng da khác sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây là hướng dẫn giúp bạn nhận diện các loại vẩy nến và dấu hiệu đặc trưng của bệnh:
- Vẩy nến thể mảng (vẩy nến mảng bám): Đây là loại vẩy nến phổ biến nhất với khoảng 80% người mắc. Bệnh gây ra các mảng tổn thương da đỏ, sưng viêm, có vẩy trắng đường kính từ 2 – 20 cm. Loại vẩy nến này thường xuất hiện ở vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối, da đầu,… và thường tập trung ở những người từ 15 – 35 tuổi.
Dấu hiệu vẩy nến thể mảng
- Vẩy nến thể giọt: Da xuất hiện các chấm tổn thương như giọt nước, sưng viêm, có vẩy trắng và thường tập trung ở cánh tay, chân hoặc lan ra toàn thân. Loại này thường gặp ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên.
- Vẩy nến thể mủ (vẩy nến mụn mủ): Da có các mụn đầu mủ trắng, tập trung ở bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân.
- Vẩy nến đảo ngược: Vùng da ở nách, háng, nếp gấp da bụng xuất hiện các tổn thương đỏ tươi, mịn và không có vẩy. Tình trạng trở nên trầm trọng nếu bị thấm mồ hôi hoặc bị quần áo cọ xát.
- Vẩy nến đỏ da toàn thân: Đây là loại vẩy nến hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Nó khiến da toàn thân đỏ rộp. Người mắc có thể sốt, ớn lạnh, rối loạn nhịp tim và cần được cấp cứu ngay lập tức.
Ngoài ra, vẩy nến còn ảnh hưởng đến xương khớp, móng tay của người mắc bệnh.
Triệu chứng vẩy nến móng tay
>> Xem thêm: Vảy nến móng tay là gì?
Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến như thế nào?
Vẩy nến là bệnh ngoài da nhưng nguyên nhân không phải do virus, vi khuẩn. Dưới đây là nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ kích hoạt vẩy nến bùng phát:
- Hệ miễn dịch suy yếu: Đây là “hệ thống phòng thủ” bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Nhưng khi bạn bị vẩy nến, chúng lại tấn công các tế bào da khỏe mạnh, làm cho các tế bào này tăng 10 lần sản sinh (thay vì chết đi sau 28 – 30 ngày, chúng lại chết đi sau 3 – 4 ngày). Sau đó, các tế bào chết tiến lên bề mặt da nhưng không thể rơi ra ngoài cơ thể, tích tụ, gây viêm và hình thành những tổn thương như phân tích ở trên.
- Một số yếu tố nguy cơ gây vẩy nến bao gồm:
+ Gen di truyền: Gen là “hướng dẫn viên” cho các tế bào của bạn. Chúng kiểm soát những thứ như mắt và màu tóc. Khi bạn bị bệnh vẩy nến, các gen kiểm soát tín hiệu hệ thống miễn dịch bị lẫn lộn. Thay vì bảo vệ cơ thể bạn khỏi những kẻ xâm lược, nó thúc đẩy quá trình viêm và biến các tế bào da trở nên quá tải. Các nhà khoa học đã tìm thấy khoảng 25 gen khác nhau ở những người bị bệnh vẩy nến. Cứ 100 người thì có khoảng 10 người mang gen gây vẩy nến, nhưng chỉ 2 - 3 người trong số họ thực sự bùng phát bệnh.
+ Thay đổi nội tiết tố: Bệnh thường xuất hiện hoặc bùng phát ở tuổi dậy thì. Mãn kinh cũng có thể kích hoạt nó. Khi mang thai, các triệu chứng vẩy nến có thể trở nên tốt hơn hoặc thậm chí biến mất, nhưng sau khi em bé chào đời, vẩy nến có thể bùng phát trở lại.
Sau khi sinh con, nhiều phụ nữ bị bùng phát vẩy nến
+ Uống quá nhiều rượu: Những người nghiện rượu nặng có nguy cơ bị vẩy nến cao hơn, đặc biệt là nam giới trẻ tuổi. Rượu có thể làm cho phương pháp điều trị giảm hiệu quả.
+ Hút thuốc: Hút thuốc có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh vẩy nến. Nếu bạn có người thân bị bệnh, bạn có nguy cơ mắc vẩy nến cao gấp 9 lần. Hút thuốc làm cho việc loại bỏ các triệu chứng khó khăn hơn.
+ Căng thẳng kéo dài: Các nhà khoa học nghĩ rằng, hệ thống miễn dịch của bạn có thể phản ứng với áp lực cảm xúc và tinh thần giống như cách nó phản ứng với các vấn đề về thể chất như chấn thương, nhiễm trùng. Do đó, căng thẳng làm trầm trọng thêm bệnh vẩy nến.
+ Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tồi tệ thêm triệu chứng vẩy nến như: Lithium – Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực và các bệnh tâm thần khác, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống sốt rét, thuốc điều trị viêm,…
+ Nhiễm HIV: Người bị nhiễm HIV thường có các triệu chứng vẩy nến nặng hơn bởi hệ miễn dịch của họ bị suy yếu.
+ Mắc các bệnh nhiễm trùng khác: Trẻ em thường bị viêm họng liên cầu khuẩn trước khi bùng phát bệnh vẩy nến. Đau tai, viêm phế quản, viêm amidan hoặc nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cúm có thể kích hoạt bùng phát vẩy nến.
Cảm lạnh có thể làm trầm trọng thêm bệnh vẩy nến
+ Ánh sáng mặt trời: Một chút ánh sáng mặt trời tự nhiên tốt cho người bị vẩy nến. Nhưng đối với một số ít, mặt trời làm cho tình trạng vẩy nến tồi tệ hơn. Do đó, hãy bảo vệ da mỗi khi ra ngoài nắng nhé.
+ Chấn thương da: Một vết cắt, cắn, nhiễm trùng hoặc gãi quá nhiều có thể gây ra bệnh vẩy nến. Đây là hiện tượng Koebner gây vẩy nến.
+ Béo phì, thừa cân: Những người béo phì có xu hướng bị vẩy nến mảng bám trên da và nếp gấp da như bụng, ngực.
+ Thời tiết: Bệnh vẩy nến có thể tồi tệ hơn vào mùa đông. Không khí khô, ít ánh sáng mặt trời tự nhiên và nhiệt độ lạnh có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến và các bệnh vẩy da là gì? Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải tư vấn trong video sau:
Cải thiện bệnh vẩy nến nhờ thảo dược
Để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị vẩy nến hiệu quả, bạn hãy tránh các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ như trên. Bên cạnh đó, khi thấy da có các dấu hiệu bất thường, hãy đến chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và hướng dẫn phác đồ điều trị hiệu quả, đúng cách.
Ngoài ra, hiện nay nhiều người có xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị vẩy nến an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu là bộ đôi thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.
Kim Miễn Khang được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính là cây sói rừng kết hợp với bạch thược, nhàu, nhũ hương, thổ phục linh, hoàng bá,… có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống tự miễn rất hiệu quả. Chính vì thế, Kim Miễn Khang có tác dụng tăng cường năng lượng tế bào, điều hòa hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị hiệu quả vẩy nến nói riêng và các bệnh tự miễn khác nói chung.
Kim Miễn Khang giúp hỗ trợ điều trị vẩy nến hiệu quả
Bên cạnh ngăn ngừa vảy nến từ bên trong, người mắc nên sử dụng thêm kem bôi ngoài da Explaq để cải thiện các triệu chứng ngoài da của vẩy nến. Explaq chứa thành phần chính là chitosan, kết hợp với dịch chiết phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi có tác dụng bong sừng bạt vẩy, dưỡng da, làm mềm mịn làn da, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng vẩy nến ngoài da hiệu quả, an toàn.
Explaq giúp cải thiện triệu chứng bệnh vẩy nến
Bài viết đã giải đáp cho bạn thắc mắc về nguyên nhân bệnh vẩy nến như thế nào? Bạn đừng quên áp dụng lối sống lành mạnh, khoa học và sử dụng Kim Miễn Khang, Explaq đều đặn hàng ngày để ngăn ngừa hiệu quả vẩy nến nhé.
>> Xem thêm: Cải thiện triệu chứng vảy nến bằng biện pháp tự nhiên
Kinh nghiệm vượt qua bệnh vẩy nến
Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm. Nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vẩy nến, các triệu chứng của bác đã được khống chế, vẩy da sạch hẳn, không còn tái phát và không xuất hiện biến chứng.
Cùng lắng nghe chia sẻ của bác trong video dưới đây:
>> Xem thêm chia sẻ của bà Nguyễn Thị Kim Bình (Thanh Xuân, Hà Nội, SĐT: 0243.855.1697) về quá trình vượt qua vẩy nến tại đây.
Ý kiến của chuyên gia
Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải khuyên: “Người bị vẩy nến có thể dùng xen kẽ các loại kem bôi thảo dược với sản phẩm đường uống như Kim Miễn Khang sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, ngăn ngừa và cải thiện bệnh vẩy nến”. Xem thêm tư vấn của chuyên gia Nguyễn Hồng Hải trong video dưới đây:
>> Xem thêm: Chuyên gia Phạm Văn Hiển tư vấn: Bị vảy nến da đầu điều trị ra sao?
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến như thế nào cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, quý độc giả vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Hồng Linh