Bệnh vẩy nến (tên khoa học: Psoriasis) được biết đến từ thời xa xưa và là một trong những bệnh về da rất hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới.
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh vẩy nến là khác nhau ở từng vùng, từng châu lục, chiếm khoảng từ 1-3% dân số. Căn bệnh này đã được nghiên cứu từ rất lâu, song cho đến nay nguyên nhân và sinh bệnh học của bệnh vẩy nến vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ.
Bệnh vẩy nến (Ảnh minh họa)
Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền. Ngoài ra một số yếu tố có ảnh hưởng, kích thích và làm bệnh tiến triển nặng thêm cũng được đề cập: Stress, bia, rượu, thuốc lá, tình trạng nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, khí hậu, môi trường… Một điều được các nhà khoa học khẳng định chắc chắn là bệnh vẩy nến không phải là bệnh lây nhiễm như bao người nhầm tưởng.
Biểu hiện của bệnh vẩy nến là gì?
- Thương tổn da: Hay gặp và điển hình nhất là các dát đỏ có vẩy trắng phủ trên bề mặt, vẩy dày, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong và giống như giọt nến (Vì vậy có tên gọi là “Vẩy nến”). Kích thước thương tổn to nhỏ khác nhau với đường kính từ 1- 20cm hoặc lớn hơn. Vị trí điển hình nhất của các dát đỏ có vẩy là vùng tì đè, hay cọ xát như: khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển các thương tổn có thể lan ra toàn thân.
- Thương tổn móng: Có khoảng 30% - 40% bệnh nhân vẩy nến bị tổn thương móng tay, móng chân. Các móng ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Có thể móng dày, dễ mủn hoặc mất cả móng.
- Thương tổn khớp: Tỷ lệ khớp bị thương tổn trong vẩy nến tùy từng thể. Thể nhẹ, thương tổn da khu trú, chỉ có khoảng 2% bệnh nhân có biểu hiện khớp. Trong khi đó ở thể nặng, dai dẳng có đến 20% bệnh nhân có thương tổn khớp. Biểu hiện hay gặp nhất là viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn… Một số bệnh nhân thương tổn da rất ít nhưng biểu hiện ở khớp rất nặng, đặc biệt là khớp gối và cột sống.
Vẩy nến có bao nhiêu thể?
Tùy theo tính chất, đặc điểm lâm sàng, người ta chia vẩy nến làm 2 thể chính: Thể thông thường và thể đặc biệt.
- Trong thể thông thường, dựa vào kích thước, vị trí của thương tổn da, người ta phân làm các thể như: Thể giọt, thể đồng tiền, thể mảng, vẩy nến ở đầu, vẩy nến đảo ngược, …
- Thể đặc biệt ít gặp hơn nhưng nặng và khó điều trị hơn. Đó là các thể: Vẩy nến thể mủ, vẩy nến thể móng khớp, vẩy nến thể đỏ da toàn thân.
Bệnh tiến triển trong bao lâu?
Bệnh vẩy nến tiến triển lâu dài, nhiều đợt. Có khi sau một thời gian điều trị vẩy nến, bệnh ổn định, nhưng nếu không duy trì chế độ điều trị, sinh hoạt, làm việc hợp lý thì các thương tổn lại tái phát.
Có thể hỗ trợ điều trị vẩy nến bằng phương pháp an toàn nào?
Một cách hay mà nhiều người bị vẩy nến áp dụng thành công đó là sử dụng kem bôi dược liệu an toàn với cơ thể như kem Explaq. Explaq có thành phần chính là chitosan (có nhiều trong vỏ tôm, cua…) kết hợp với những thảo dược như lá sòi, ba chạc, phá cố chỉ… là giải pháp hỗ trợ điều trị vẩy nến, tẩy sạch vẩy trên da, giúp tái tạo da hoàn hảo, khỏe mạnh. Explaq giúp tác động trực tiếp đến vùng da bị bong vẩy, giảm biểu hiện ngứa, sưng đỏ, giúp bạn không còn lo lắng bị vẩy nến đeo bám.
*Tùy vào cơ địa mỗi người mà sản phẩm có tác dụng khác nhau
Explaq nhận giải thưởng
Năm 2015, Explaq đã đạt giải thưởng "Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng" do Hội Khoa học và Công nghệ Lương thực – Thực phẩm Việt Nam trao tặng.
Trên thực tế cho thấy, đã có rất nhiều người cải thiện được bệnh vẩy nến sau khi sử dụng Explaq. Mời quý độc giả cùng theo dõi chia sẻ về kinh nghiệm hỗ trợ điều trị của bác Nguyễn Văn Việt (Bắc Giang) bằng kem thảo dược Explaq trong video dưới đây:
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vẩy nến cũng như sản phẩm Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Trí Đức
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh