Không chỉ gây bệnh ngoài da, vẩy nến không được kiểm soát tốt có thể có những biến chứng nguy hiểm cho toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Tìm hiểu ngay sau đây!

Đừng chủ quan với những biến chứng của vẩy nến không lại “hối chẳng kịp”

Da của bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, cung cấp hydrat hóa và bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Khi các chứng rối loạn da như bệnh vẩy nến ảnh hưởng đến cơ thể, một số thay đổi nhất định diễn ra có thể dẫn đến các vấn đề khác. Không chỉ là tình trạng về da, bệnh còn khiến người bệnh có nguy cơ phát triển các biến chứng nguy hiểm:

Viêm khớp vẩy nến

Theo NPF, khoảng 10-30% người bị bệnh vẩy nến sẽ phát triển viêm khớp vẩy nến (một dạng bệnh vẩy nến ảnh hưởng đến khớp). Những người bị viêm khớp vẩy nến bị đau, sưng tấy khớp và các triệu chứng khác. Bạn có thể phát triển viêm khớp vẩy nến bất cứ lúc nào, nhưng nó thường xuất hiện ở độ tuổi từ 30 đến 50.

 

Vẩy nến gây nên những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe

Ung thư 

Những người bị bệnh vẩy nến và viêm khớp vẩy nến có nguy cơ phát triển ung thư. Trong một nghiên cứu được xuất bản vào 3/2016 trên tạp chí JAMA Dermatology, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng mặc dù nguy cơ ung thư là thấp, nhưng người bị bệnh vẩy nến có khả năng tăng 34% nguy cơ mắc u lymphoma, tăng 15% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và tăng 12% cơ hội phát triển ung thư da nonmelanoma.

Bệnh tim mạch 

Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tim mạch nếu bạn bị các dạng bệnh vẩy nến nặng hoặc viêm khớp vẩy nến. Trên thực tế, các cá nhân bị bệnh vẩy nến nặng có 58% nguy cơ bị bệnh tim mạch nghiêm trọng và 43% bị đột quỵ. Một số nghiên cứu cho thấy điều trị tích cực bệnh vẩy nến có thể giúp giảm nguy cơ bị đau tim và đột quỵ.

Bệnh Celiac (Bệnh không dung nạp gluten)

Sự rối loạn tự miễn dịch khi bị vẩy nến gây tổn thương ruột non khi ăn gluten. Một nghiên cứu được công bố năm 2010 trên tạp chí Clinical and Experimental Dermatology cho thấy hơn 1/3 số người mắc bệnh vẩy nến có kháng thể gliadine trong máu (gliadine là protein trong lúa mì. Protein này không thể dung nạp bởi những người có bệnh celiac và gluten nhạy cảm.)

Bệnh Crohn (Bệnh viêm mạn tính của ruột)

Tình trạng viêm mạn tính của đường tiêu hóa đã liên quan đến bệnh vẩy nến và  viêm khớp vẩy nến. Theo một nghiên cứu được xuất bản vào tháng 7 năm 2013 trên tạp chí Annals of the Rheumatic Disease, 10% phụ nữ bị bệnh vẩy nến phát triển một loại bệnh viêm ruột, ví dụ như viêm ruột kết Crohn hoặc viêm loét đại tràng. Những người có cả bệnh vẩy nến và viêm khớp vẩy nến có nguy cơ cao mắc bệnh Crohn.

Trầm cảm 

Bệnh vẩy nến có thể dẫn đến các vấn đề cảm xúc, chẳng hạn như lòng tự trọng và trầm cảm. Một nghiên cứu được công bố vào 5/2014 trên tạp chí Rheumatology đã phát hiện ra rằng viêm khớp vẩy nến gây sưng võng mạc có thể làm bạn có nguy cơ trầm cảm cao hơn. Tin tốt lành là điều trị bệnh vẩy nến tích cực sẽ giúp cải thiện tình trạng trầm cảm.

Bệnh tiểu đường 

Theo một nghiên cứu công bố vào 1/2015 trên tạp chí Clinical Diabetes, những người bị bệnh vẩy nến nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 khoảng 30%. Hãy thông báo với bác sĩ của bạn nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tiểu đường type 2, có thể là đói, khát nước, thị lực mờ hoặc mệt mỏi.

Bệnh về mắt

Một số tình trạng bệnh về mắt thường gặp ở người bị bệnh vẩy nến và viêm khớp vẩy nến. Chúng có thể bao gồm viêm kết mạc, viêm loét mắt và viêm màng bồ đào. Ước tính 7% những người bị viêm khớp vẩy nến sẽ phát triển viêm niêm mạc miệng.

Vấn đề về thính giác

Những người bị bệnh vẩy nến có thể có nguy cơ cao về việc phát triển những khó khăn về thính giác. Một nghiên cứu được xuất bản vào 10/2014 trên tạp chí Rheumatology cho thấy hơn 31% những người bị viêm khớp vẩy nến gặp phải vấn đề thính giác.

Cao huyết áp

Bệnh vẩy nến và viêm khớp vẩy nến có thể làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao. Nếu huyết áp không kiểm soát, nó có thể dẫn đến bệnh động mạch vành, suy tim, đột quỵ hoặc suy thận.

Bệnh thận 

Người bị bệnh vẩy nến có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 trên tạp chí BMJ cho thấy những người có bệnh vẩy nến nặng có nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính cao gấp hai lần so với những người có bệnh vẩy nến nhẹ hoặc không có vẩy nến.

Vấn đề về gan

Những người bị bệnh vẩy nến và viêm khớp vẩy nến có thể có nguy cơ phát triển bệnh gan nhiễm mỡ không chứa chất cồn, một tình trạng mà quá nhiều chất béo được lưu trữ trong tế bào gan.

Bệnh béo phì 

Các chuyên gia không chắc chắn chính xác tại sao, nhưng béo phì có liên quan chặt chẽ với bệnh vẩy nến và viêm khớp vẩy nến. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh vẩy nến có thể dẫn đến béo phì, trong khi các nghiên cứu khác đã cho thấy những người béo phì có nhiều khả năng phát triển vẩy nến. Giảm cân có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh vẩy nến.

Bí kíp cải thiện vẩy nến hiệu quả, an toàn

Biến chứng của bệnh vẩy nến là điều không thể tránh khỏi nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Hiện nay, phương pháp sử dụng thảo dược được nhiều chuyên gia đánh giá cao và khuyến khích người mắc bệnh áp dụng. Đi đầu trong dòng sản phẩm đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.

Explaq là kem bôi da với thành phần chính là chitosan kết hợp phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi. Sản phẩm có tác dụng bong sừng bạt vẩy, cung cấp độ ẩm cho da, dưỡng da mềm mại, mịn màng, tái tạo làn da, tránh để lại sẹo rất hiệu quả. Người bệnh nên thoa kem Explaq 2 lần/ngày sau khi làm sạch da bằng nước sạch.

Kim Miễn Khang được bào chế dạng viên với thành phần chính là cây sói rừng kết hợp thổ phục linh, hoàng bá, nhũ hương, bạch thược, nhàu. Sản phẩm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể, ngăn chặn vẩy nến tái phát. Người bệnh được chỉ định uống Kim Miễn Khang 2 lần/ngày, mỗi lần 4-5 viên, uống sau bữa ăn 1 tiếng hoặc trước bữa ăn 30 phút.

 

Kem bôi da Explaq và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang

Cùng lắng nghe phân tích của TS Nguyễn Thị Vân Anh về phương pháp hỗ trợ điều trị vẩy nến “Trong uống – Ngoài bôi” từ Kim Miễn Khang và Explaq trong video dưới đây:

Bà Nguyễn Thị Kim Bình (sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội) bị vẩy nến từ năm 1995. Cùng nghe chia sẻ của bà sau 20 năm chữa bệnh trong đoạn băng dưới đây:

Sau đây là chia sẻ của bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) về quá trình thoát khỏi bệnh vẩy nến sau 15 năm:

Vẩy nến gây nên những biến chứng khôn lường cho sức khỏe người mắc. Đừng chần chừ, chủ quan với các triệu chứng bệnh để rồi lại hối hận.

Quý độc giả có thắc mắc về bệnh, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.

Nguyễn Hà

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh