Sử dụng thuốc tây là một trong các phương pháp điều trị vẩy nến hiện nay. Tuy nhiên, ngoài tác dụng thì chúng có những biến chứng không mong muốn cho người bệnh.
Thuốc tây chữa vẩy nến – Nguy hiểm khó lường
Vẩy nến không thể chữa khỏi hoàn toàn, do đó, việc lựa chọn kế hoạch điều trị phải xem xét triển vọng dài hạn. Các lựa chọn điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như phản ứng của bệnh nhân với phương pháp này. Chúng bao gồm các thuốc bôi tại chỗ (thuốc bôi lên da), trị liệu bằng ánh sáng (kiểm soát tổn thương da với ánh sáng tử ngoại) và các loại thuốc hệ thống (bằng đường uống, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da). Tất cả các phương pháp điều trị này có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với nhau. Trong các cách này, thì phương pháp sử dụng thuốc được áp dụng nhiều hơn cả. Bên cạnh những hiệu quả nhất định, các loại thuốc tây uống hoặc tiêm tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Dưới đây là một số loại thuốc thường được kê cho bệnh nhân vẩy nến cùng tác dụng phụ của nó:
1. Các loại thuốc uống hoặc tiêm
#1. Retinoids
Retinoids được sử dụng để kiểm soát bệnh vẩy nến và làm giảm đỏ da. Chúng có thể được sử dụng kết hợp với liệu pháp điều trị bằng tia cực tím để giảm thiểu liều lượng của mỗi loại. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ phải sử dụng các biện pháp kiểm soát sinh đẻ hiệu quả trong ít nhất ba năm sau khi ngừng dùng thuốc bởi chúng có thể gây tổn thương cho thai nhi. Cần thận trọng nếu người bệnh có vấn đề về thận hoặc gan. Liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu người bệnh có phát ban da hoặc thị lực thay đổi.
#2. Psoralens
Psoralens là một loại thuốc làm cho da nhạy cảm hơn với ánh sáng và ánh nắng mặt trời, được sử dụng với liệu pháp ánh sáng cực tím. Liệu pháp này sử dụng một psoralen với tia cực tím A (UV-A) để điều trị bệnh vẩy nến khi bệnh có tổn thương ở một khu vực rộng lớn của da hoặc tình trạng bệnh đã nghiêm trọng. Hơn 85% bệnh nhân báo cáo các triệu chứng bệnh giảm sau 20 – 30 lần điều trị. Những loại thuốc này gây nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và làm tăng nguy cơ cháy nắng, ung thư da và đục thủy tinh thể. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu da bạn bị đỏ, phồng rộp, sốt hoặc bong tróc nghiêm trọng.
#3. Các loại thuốc sinh học
Thuốc sinh học có bản chất là protein và được sản xuất bởi vi sinh vật. Chúng hoạt động trên hệ thống miễn dịch bằng cách ngăn chặn một số chất có thể gây viêm, như yếu tố hoại tử khối u (TNF). Thuốc có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra bao gồm: Đau, tấy đỏ và sưng ở chỗ tiêm. Bạn cũng có thể bị các triệu chứng giống như lupus, u lympho, bệnh lao tái phát và suy tim.
#4. Methotrexate (Rheumatrex)
Thuốc này được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến mảng bám và viêm khớp vẩy nến. Methotrexate có thể gây ra các tác dụng độc hại lên máu, thận, gan, đường tiêu hóa, phổi và hệ thần kinh.
#5. Cyclosporine (Sandimmune, Neoral)
Cyclosporine có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc ung thư hạch, tổn thương thận, tăng huyết áp.
#6. Apremilast (Otezla)
Thuốc này hoạt động bằng cách ức chế một loại enzyme đóng một vai trò trong quá trình viêm. Các tác dụng phụ chủ yếu là rối loạn tiêu hóa và giảm cân.
Thuốc tây chữa vẩy nến có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho người bệnh
2. Các loại thuốc bôi da
Ngoài các loại thuốc uống hoặc tiêm ở trên, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da, bao gồm:
#1. Corticosteroid
Corticosteroids làm giảm tình trạng viêm da và ngứa. Những người bị dị ứng với corticosteroid hoặc nhiễm trùng da không nên sử dụng thuốc này. Corticosteroid có thể làm mỏng cục bộ và gây teo da. Vì thế, không sử dụng thuốc này trong thời gian dài.
#2. Các loại kem và thuốc mỡ liên quan đến Vitamin D
Calcipotriene là một họ hàng của vitamin D3 được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến vừa phải. Không sử dụng thuốc này trên mặt, quanh mắt hoặc bên trong mũi hoặc miệng. Sử dụng nhiều hơn 100 gram mỗi tuần thể gây kích ứng da.
#3. Các chế phẩm chứa Tar
Các chế phẩm chứa Tar là một hỗn hợp phức tạp của hàng ngàn chất khác nhau được chiết xuất từ than đá trong quá trình carbon hóa. Thuốc bôi tại chỗ và hoặc có chứa trong các loại dầu gội đầu, sữa tắm, thuốc mỡ, kem, gel, kem dưỡng da. Chúng giúp giảm ngứa và làm chậm sản xuất các tế bào da dư thừa. Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt, bên trong mũi, miệng hoặc vết thương hở. Thuốc này có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hơn bình thường. Thuốc cũng có thể gây viêm nang lông.
#4. Anthralin
Anthralin là một hình thức tổng hợp của một chiết xuất vỏ cây. Đây là một trong những thuốc chống dị ứng bôi tại chỗ hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nó có thể gây kích ứng da.
#5. Retinoids tại chỗ
Tazarotene là một retinoid tại chỗ có dạng gel hoặc kem. Thuốc này đôi khi được kết hợp với corticosteroid để giảm kích ứng da khi sử dụng một mình và tăng hiệu quả. Tazarotene đặc biệt hữu ích cho bệnh vẩy nến của da đầu. Thuốc giúp làm giảm kích thước của các tổn thương bệnh vẩy nến và đỏ da. Không sử dụng thuốc này trên mặt, quanh mắt, bên trong mũi hoặc miệng. Không sử dụng trên vết thương hở hoặc da bị cháy nắng. Thuốc này thường gây khó chịu và có thể gây đau như châm chích dưới da.
Mách bạn cách cải thiện vẩy nến hiệu quả
Như đã phân tích ở trên, thuốc tây có thể khiến người mắc gặp phải nhiều tác dụng phụ cũng như biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, các loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng trong một thời gian ngắn. Bên cạnh uống thuốc tây, các chuyên gia y tế khuyến khích người dùng nên kết hợp với phương pháp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vẩy nến từ các sản phẩm thảo dược, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên uống Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng và kem bôi da Explaq có thành phần chitosan. Chỉ cần mất khoảng 3 phút để uống và thoa kem mỗi ngày, vẩy nến hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả, đồng thời, triệu chứng bệnh không còn bùng phát. Không những vậy, bộ đôi sản phẩm này an toàn, không tác dụng phụ như các loại thuốc tây. Bạn có thể sử dụng kết hợp 2 sản phẩm này với các phương pháp khác hoặc chỉ dùng một mình cách này.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi dược liệu Explaq
Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng kết hợp thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa vẩy nến tái phát.
Explaq là kem bôi dược liệu với thành phần chính là chitosan kết hợp cùng phá cố chỉ, ba chạc và lá sòi giúp dưỡng ẩm da, bong sừng bạt vẩy, làm mịn da, tái tạo làn da, tránh sẹo.
Cùng lắng nghe tác dụng của bộ đôi sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq qua phân tích của TS Nguyễn Thị Vân Anh trong video dưới đây:
Nhiều người sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq đã cải thiện đáng kể các triệu chứng, mang lại cuộc sống đầy niềm vui và hạnh phúc.
Ông Ngô Tấn Xuân (trú tại số 110 đường Thống Nhất, TT Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Cùng xem thêm chia sẻ của ông Xuân TẠI ĐÂY.
Bà Nguyễn Thị Kim Bình (sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội) kể về hành trình điều trị vẩy nến của mình trong video dưới đây:
Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang). Cùng lắng nghe chia sẻ của bác trong video dưới đây:
Dưới đây là phản hồi qua zalo của sản phẩm:
Thuốc tây có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho người dùng. Do đó, bạn cần phải cân nhắc khi quyết định sử dụng phương pháp điều trị vẩy nến này. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, bạn nên áp dụng một cách hiệu quả, an toàn hơn để trị vẩy nến, đó là sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hàng ngày.
Quý độc giả có thắc mắc về bệnh, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Nguyễn Hà
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh