Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, ở trên các đồi cây bụi, ở rìa rừng và trong rừng thưa, vùng đất núi và đồng bằng.
Bộ phận dùng là thuốc là lá, cành, thân, rễ. Rễ và lá thu hái quanh năm đem về rửa sạch rễ thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng. Lá sấy khô hay phơi trong râm.
Nghiên cứu cho thấy, rễ ba chạc chứa alcaloid, lá có tinh dầu thơm nhẹ. Theo y học cổ truyền, ba chạc có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau… Lá và cành tươi nấu với nước để rửa các vết thương, vết loét, chốc đầu, chữa mẩn ngứa, ghẻ lở,… Thân và rễ thái lát phơi khô, dùng làm thuốc bổ đắng, ăn ngon, dễ tiêu, điều kinh, mỗi ngày dùng 4 - 12g, dạng thuốc sắc. Ba chạc có tác dụng chống viêm thông qua cơ chế giảm sản xuất NO và PGE2 từ LPS.
Đơn thuốc chữa mẩn ngứa, ghẻ:
Hái một nắm lá to cả cành non cây ba chạc, khoảng 50 - 100g, để tươi, rửa sạch, đun sôi với 4 - 5 lít nước trong 30 phút đến 1 giờ. Đợi khi nước ấm, dùng để tắm, lấy bã xát mạnh vào các nốt ngứa ghẻ. Ngày tắm nước này một lần. Tắm đến khi khỏi.
Dùng cho phụ nữ sau sinh: Rễ ba chạc 10g, sắc uống thay trà hàng ngày dùng tốt cho phụ nữ sau sinh có tác dụng giúp ăn ngon, dễ tiêu, bồi bổ sức khỏe.
Chữa tê thấp, xương đau nhức: Lá ba chạc tươi, lá tầm gửi cây sau sau, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát băng đắp vào chỗ đau nhức. Ngày làm 1 lần, trong 7 - 10 ngày. Để tăng hiệu quả, có thể kết hợp thuốc uống trong: Thiên niên kiện 12g, rễ bưởi bung 10g, quả dành dành 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô ngâm với 1 lít rượu 30 - 40 độ, để càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần.