Ở người mắc hội chứng chuyển hóa, nếu bị thêm bệnh vẩy nến, sẽ có dấu hiệu tăng nhạy cảm của insulin (metformin và pioglitazone). Insulin là một hormon quan trọng trong cơ thể, có nhiệm vụ kiểm soát lượng đường trong máu. Tăng độ nhạy cảm của insulin có thể sẽ tốt đối với bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa.
Nghiên cứu này nói gì về insulin và bệnh vẩy nến?
Bài nghiên cứu có tiêu đề “Nghiên cứu về khả năng tăng nhạy cảm insulin (Metformin và Pioglitazone) ở bệnh nhân vẩy nến bị hội chứng chuyển hóa”.
Bị vẩy nến và hội chứng chuyển hóa có thể nhạy cảm hơn với insulin
Các bệnh đi kèm thường gặp nhất liên kết với bệnh vẩy nến bao gồm: béo phì, hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường và tăng tỷ lệ tử vong do tim mạch. Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các yếu tố nguy cơ: béo phì, tăng huyết áp và cơ thể không tổng hợp được glucose. Mắc hội chứng chuyển hóa có thể sẽ dẫn tới bị tim mạch, đái tháo đường, bệnh gút hoặc đột quỵ bất cứ lúc nào. Một số cytokine gây viêm liên quan đến sự phát triển của bệnh vẩy nến cũng đóng góp vào sự phát triển của hội chứng chuyển hóa.
Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, tác dụng dược lý của metformin và pioglitazone như: cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch, chống viêm… có thể được sử dụng cho bệnh nhân vẩy nến bị hội chứng chuyển hóa.
Họ đã theo dõi 60 bệnh nhân vẩy nến mắc hội chứng chuyển hóa. Các đối tượng được chọn ngẫu nhiên vào nhóm đối chứng, nhóm pioglitazone và nhóm điều trị với metformin. Đánh giá tính hiệu quả được thực hiện sau 12 tuần, bằng cách dựa vào các chỉ số về tổn thương do vẩy nến trên da.
So với nhóm đối chứng, nhóm dùng pioglitazone và metformin có sự cải thiện đáng kể về mặt thống kê, dựa vào tổn thương trên da và các thang điểm đánh giá của bác sĩ. Sau 12 tuần điều trị, nhóm metformin có sự cải thiện đáng kể trọng lượng, chỉ số BMI, vòng bụng, hàm lượng triglycerid và cholesterol. Nhóm pioglitazone có cải tiến đáng kể trong FPG, triglycerid, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, tổng số cholesterol và nồng độ cholesterol LDL. Ngoài ra, không ghi nhận tác dụng phụ gây hại nào của thuốc ở cả ba nhóm nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu kết luận: “Tăng nhạy cảm insulin đã cho thấy sự cải thiện trong các tham số của hội chứng chuyển hóa, cũng như bệnh vẩy nến, từ đó bệnh nhân có khả năng được cải thiện sức khỏe hơn. Các nghiên cứu lâm sàng sẽ được thực hiện thêm để khẳng định tăng nhạy cảm insulin có thể được sử dụng cho điều trị ở người bệnh vẩy nến có hội chứng chuyển hóa hay không”.
Nên cải thiện bệnh vẩy nến bằng phương pháp nào cho an toàn?
Trong khi chờ đợi các nhà khoa học chứng minh hiệu quả thực sự của việc tăng nhạy cảm insulin ở người bị vẩy nến có hội chứng chuyển hóa, thì những người bị bệnh này vẫn nên tìm kiếm các phương pháp giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.
Và giải pháp an toàn, giúp người mắc cải thiện tình trạng vẩy, cũng như giảm nhẹ triệu chứng do vẩy nến gây ra, đang được nhiều người Việt Nam tin tưởng lựa chọn là dùng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên, điển hình như kem Explaq.
Kem bôi ngoài da Explaq có chứa thành phần chính từ chitosan (có trong vỏ tôm, cua) cùng một số thảo dược khác như: ba chạc, phá cố chỉ, lá sòi… giúp dưỡng ẩm da, giảm viêm ngứa, loại bỏ vẩy nến mà không gây kích ứng da, đem đến một làn da mịn màng, sạch vẩy.
Ưu điểm của kem dược liệu Explaq ra sao trong việc hỗ trợ điều trị vẩy nến sẽ được chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh chia sẻ trong video dưới đây:
Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tuỳ cơ địa người dùng.
Trong tương lai, có thể các nhà khoa học sẽ phát minh ra nhiều phương pháp chữa vẩy nến. Nhưng chúng ta không thể chờ đợi đến khi đó mới điều trị bệnh. Ngay từ bây giờ, người bị vẩy nến hãy tạo cho mình một cuộc sống ý nghĩa hơn, trọn vẹn, tự tin hơn mỗi ngày. Và sử dụng Explaq thường xuyên là cách giúp bạn làm được những điều đó dễ dàng hơn.
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vẩy nến cũng như sản phẩm Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Hoàng Lan
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh